Powered by Techcity

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn


Thời gian qua, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các hoạt động từ nâng cấp hạ tầng đến tổ chức sự kiện văn hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch cả nước.

Năm nay huyện đặt ra mục tiêu đón 542.000 lượt khách. Đến nay, dù chịu ảnh hưởng từ thiên tai và đang trong giai đoạn cải tạo hạ tầng, số lượng khách đến huyện đạt khoảng 490.064 lượt người, tương đương 90,42% chỉ tiêu. Ước thực hiện cả năm đạt 318,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96,18% so với kế hoạch. Để thu hút khách du lịch, huyện đã triển khai các hoạt động quảng bá mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Các điểm du lịch như Làng văn hóa dân tộc Giấy thôn Tát Ngà, Làng văn hóa dân tộc Lô Lô thôn Sảng Pả A…, thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, trải nghiệm gắn với hình ảnh thân thiện, mến khách. Bên cạnh đó, Mèo Vạc còn tổ chức nhiều sự kiện văn hóa độc đáo như Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô và các chương trình văn nghệ dân gian tại chợ đêm thị trấn Mèo Vạc. Những hoạt động này không chỉ giúp du khách hiểu thêm về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn tạo động lực thúc đẩy du lịch địa phương.

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Làng H’Mông, xã Pả Vi. Ảnh: Minh Chuyên

Huyện chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn. Sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái tại lòng hồ thủy điện Nho Quế I đã tạo điểm nhấn với du khách. Đồng thời, các tour du lịch mạo hiểm, thể thao cũng được đẩy mạnh. Mèo Vạc còn đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, tạo ra các điểm check-in ấn tượng cho du khách tại hẻm Tu Sản – Mã Pì Lèng, cùng các làng văn hóa đặc trưng. Những nỗ lực này giúp tạo ra một hệ sinh thái du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham quan.

Dù đạt được nhiều thành tựu, công tác phát triển du lịch của huyện vẫn gặp phải không ít thách thức. Hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, thời tiết khắc nghiệt gây sạt lở và ảnh hưởng đến việc đi lại của du khách. Ngoài ra, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vẫn cần sự chung tay của cộng đồng địa phương. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững, huyện đã đề ra kế hoạch cho năm 2025 với nhiều định hướng quan trọng. Trong đó, chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến “an toàn, thân thiện, mến khách” và thúc đẩy đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

Khách du lịch check in tại cung đường chữ M huyện Mèo Vạc. Ảnh: Viên Sự

Đồng chí Ngô Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Du lịch không chỉ là ngành kinh tế quan trọng của huyện mà còn là cách để Mèo Vạc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc nơi đây. Huyện sẽ tiếp tục ưu tiên nâng cấp hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực và đáng nhớ về thiên nhiên và con người Mèo Vạc. Để đạt được kết quả như vậy, huyện đã tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc và chú trọng vào công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh Mèo Vạc đến với du khách trong và ngoài nước”.

Với sự đồng lòng từ chính quyền địa phương và sự ủng hộ của cộng đồng, Mèo Vạc đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch. Huyện không chỉ là điểm đến có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là nơi du khách có thể trải nghiệm, khám phá nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2025, Mèo Vạc sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các làng văn hóa cộng đồng và đẩy mạnh quảng bá hình ảnh. Những kỳ vọng này hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng mới trong ngành Du lịch của huyện, thu hút nhiều du khách hơn và mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho địa phương.

TK (Theo baohagiang.vn)



Nguồn: https://baophutho.vn/meo-vac-diem-den-du-lich-hap-dan-221405.htm

Cùng chủ đề

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Phú Thọ trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Phú Thọ nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển cùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Bình, Cần Thơ.Trụ cột Vốn con người và nghiên cứu phát triển là trụ cột thứ hai trong năm...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Năm mới, khí thế mới

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới, mặc dù đang là ngày nghỉ lễ, nhưng không khí lao động tại nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cánh đồng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra với khí thế sôi nổi, phấn khởi, khẩn trương. Dường như càng trải qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp, người lao động, bà con nông dân càng thêm trân quý những cơ hội có được, càng thêm nỗ lực,...

Cùng tác giả

Trao 200 suất quà Tết cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, hộ nghèo

Ngày 10/1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup tổ chức trao 200 suất quà Tết Xuân Ất Tỵ 2025 cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, hộ nghèo thuộc các huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Yên Lập và thành phố Việt Trì.Đại diện lãnh đạo Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh trao quà cho các đối tượng tại thành...

Tô thắm những đường hoa

Những ngày này, từ thành thị đến nông thôn những con đường hoa đang độ khoe sắc, đánh thức mùa Xuân trong mỗi ngõ nhỏ, phố nhỏ, ở lối vào các thôn, bản và trong tâm hồn mỗi người...Đi dọc tuyến tường đê đoạn qua xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, ai cũng cảm thấy ấn tượng bởi con đường tràn ngập một màu tím biếc của hoa chiều tím, màu đỏ của hoa mào gà và nhiều loại...

Quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm Hợp tác xã dịp Tết Nguyên đán

Ngày 10/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức “Sự kiện quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm HTX dịp Tết Nguyên đán, chào Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại HTX Green Food, địa chỉ số 184, đường Lê Quý Đôn, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh.Các đại biểu tham quan các gian hàng tại...

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tri ân liệt sĩ

Ngày 10/1, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Hữu Điền - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch danh dự Hội HTGĐLS tỉnh; đại diện lãnh đạo: Bộ CHQS tỉnh, Hội CCB tỉnh.Lãnh đạo Hội HTGĐLS tỉnh tặng Bằng khen của Trung ương Hội HTGĐLS Việt Nam cho...

Cẩm Khê dự kiến cung cấp hơn 1.200 tấn rau màu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bà con nông dân trên địa bàn huyện Cẩm Khê đang tích cực chăm sóc các loại rau màu phục vụ Tết.Vụ đông năm nay, toàn huyện gieo trồng được gần 800ha rau màu các loại. Ngoài các loại rau truyền thống như su hào, bắp cải, cà chua, đậu đỗ.... các hộ dân còn chủ động xuống giống rau thơm các loại.Để rau màu phát triển...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất