Powered by Techcity

Lời ca trên đỉnh non ngàn


Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!

Ai lên cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ngang con dốc Thẩm Mã sẽ thấy ngã ba đường với một nẻo ngược lên Phố Cáo, hướng kia xuôi về Vần Chải, đường rẽ nhỏ còn lại để đi về Lũng Thầu. Ngày tôi về Lũng Thầu, Phó Chủ tịch xã Ly Mí Lừ tâm sự, Lũng Thầu nằm khuất hẳn sau những dãy núi chót vót mây trời, đường giao thông về đây cũng là đường cụt, nên lâu lắm rồi mới lại có một khách miền xuôi tìm về thăm. Nhân chuyến công tác, anh ngỏ lời mời tôi lên với Điểm trường mầm non Cá Lủng, thuộc Trường mầm non Lũng Thầu. Sắp đến 20/11 nên cô trò trên ấy đang tập múa, tập hát, chắc sẽ vui lắm!

Trường của em be bé… Nằm ở giữa rừng cây

Điểm trường Cá Lủng nằm nép mình trên con dốc, xung quanh bát ngát mây trời, nhìn đâu cũng thấy một màu xanh thẫm của cây rừng và đá núi. Năm học 2024-2025, Điểm trường có hai lớp, với tổng số 52 em học sinh từ 3-5 tuổi. Phụ trách, hai lớp học ấy là cô giáo Hoàng Thị Linh (sinh năm 1994) và cô giáo Sùng Thị Chở (sinh năm 1996).

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Các cô giáo Điểm trường mầm non Cá Lủng đón các em học sinh tới lớp vào mỗi buổi sáng

Lớp học lắp ghép của cô trò được bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2019. Diện tích đất của Điểm trường chật hẹp nên đành chia hai lớp bằng vách ngăn tạm thời, bếp ăn của lũ trẻ nhỏ cũng vì thế mà chưa bố trí được quỹ đất để xây dựng. Mỗi buổi sáng cơm canh của các em học sinh sẽ được nấu tại trường chính rồi đưa vào đây bằng xe ba bánh. Đợi các con ăn xong phụ bếp của nhà trường lại kéo xe mang số bát đũa ấy ra ngoài.

Năm thứ 2 gắn bó với các em học sinh ở Cá Lủng, hai cô giáo trẻ tâm sự, hằng ngày thấy học sinh phải tự vạch lá leo núi tới lớp, các cô giáo vừa ngóng, vừa sốt ruột như lửa đốt trong lòng và chỉ thở phào khi lớp đã đủ sĩ số.

Mùa khô đến, nước nguồn dần cạn nên mọi sinh hoạt của cô trò đều trông vào bể trữ nước mưa đã cũ phía sau nhà. Một ngày mấy bận, hai cô giáo lại bước lên hòn đá làm chân kê, cố đu người đẩy nắp bê tông nặng trịch, xách vài xô nước để cho lũ trẻ rửa mặt và làm sạch bàn chân con con đã ken đặc bùn đất trên đường đi đến lớp. Nước trong bể chỉ dám dùng để rửa chân tay cho các con. Còn nước uống đã có máy lọc nước riêng, nhưng cũng phải dùng tiết kiệm.

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Giờ học của cô trò Điểm trường mầm non Cá Lủng

Khó khăn là vậy nhưng hai cô giáo vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày. Lũ trẻ con vùng cao hai má đỏ hây hây như quả táo chín rất chịu khó đi học, tiếng đánh vần khi thì líu ríu sân trường yên ả, lúc lại vang vọng giữa mênh mang núi rừng. Để rồi, chiều chiều hết giờ lên lớp, các cô lại ra phía cổng nhìn theo mấy cái dáng nhỏ tí xíu, dắt díu nhau khuất hẳn dưới chân đồi rồi mới tất tả vượt mấy triền núi, tụt vài con dốc để về nhà lúc trời đã tối đen như mực.

Cô giáo em tre trẻ… Dậy em hát rất hay

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Giờ ra chơi của cô trò Điểm trường

Điểm trường mầm non Cá Lủng dùng chung sân chơi với hai lớp tiểu học. Phần đa các em học sinh lứa tuổi mầm non đều có các anh chị đang học ở đó. Tới giờ tan trường, các chị, các anh một tay xách cặp lồng cơm, tay kia dắt em nhỏ theo đường mòn cũ để về nhà.

Trong lớp học có em Lù Thị Chai. Năm nay Chai 5 tuổi, đã lên lớp lá, nhưng chỉ bé bằng các em đang học lớp mầm! Nhà Chai ở sau lưng quả núi, đứng từ sân Điểm trường cũng thấy con đường mòn bé tí ti dẫn về nhà Chai. Núi thì to mà bàn chân Chai thì nhỏ, buổi sáng khi sương đêm còn ướt đẫm lá cây, Chai đã mon men theo con đường ngoằn nghoèo ấy mà tới trường, kiểu gì cũng tới được lớp khi… mặt trời đã đậu trên đỉnh núi! Bố mẹ chẳng đưa em đi được đâu vì còn phải đi làm nuôi 5 chị em Chai đi học. Chai cũng không bỏ lớp bao giờ, vì đến trường là sẽ được ăn cơm ngon, nếu ở nhà có khi cả ngày chỉ ăn mèn mén với canh cải.

Mỗi giờ ra chơi, Chai tập tễnh bước thấp bước cao ra khoảnh sân con con nhìn các bạn nô đùa rồi tự hỏi, sao đôi bàn tay của Chai, đôi bàn chân của Chai lại không giống các bạn? Từ khi sinh ra em đã khuyết tật tứ chi nên mỗi lần Chai thắc mắc, cô giáo Chở, cô giáo Linh cũng chỉ biết ôm Chai vào lòng, vuốt ve mái tóc đã vàng hoe vì cháy nắng của Chai rồi bảo: Thương Chai lắm, thương Chai lắm!

Cô Linh bảo: Hôm nay, lớp tiểu học được nghỉ. Nếu để các cháu tự về chúng em không đành lòng. Đường xa vời vợi… em lo lắm. Nên những buổi học như này chúng em thường đợi phụ huynh từng cháu tới đón con về anh ạ!

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Phần lớn các em học sinh tại Điểm trường Cá Lủng đều là con em những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Để học sinh không khóc vì nhớ nhà, cô giáo đỡ sốt ruột vì trời đang dần tối, cả lớp cùng nhau ra sân tíu tít trò chơi con trẻ. Tiếng cô giáo ấm áp, trong trẻo, tiếng trẻ con bi bô đọc theo rộn ràng khắp mấy thung sâu: Trò chơi hôm nay của chúng ta có tên là gieo mầm. Các bạn đọc theo cô nào, gieo hạt, hạt nảy mầm, một lá, hai lá, một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa…

Ngắm nhìn cô trò múa hát, tôi chợt nghĩ rằng, những ngày này, trên khắp các đỉnh non cao của Hà Giang đang hồng rực lên một màu hoa tam giác mạch, nhưng đó chắc chắn chưa phải là loài hoa đẹp nhất. Loài hoa đẹp nhất của cao nguyên đá vẫn đang được những người như cô giáo Linh, cô giáo Chở ươm mầm!

Vũ Mừng (Báo Dân tộc và Phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/loi-ca-tren-dinh-non-ngan-222761.htm

Cùng chủ đề

Chương trình Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng

Ngày 17/1, tại khu ga Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, Liên hiệp lao động khu ga Tiên Kiên (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cho cán bộ công nhân viên, người lao động ngành đường sắt khu vực ga Tiên Kiên.Đại diện Tổng Công ty và Công đoàn Đường sắt Việt Nam trao biểu trưng tiền hỗ trợ tổ chức Tết sum vầy và tặng quà...

Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thăm hỏi, tặng quà cán bộ công nhân viên Điện lực Hạ Hòa và Thanh...

Chiều 11/1, đoàn công tác của Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã tới thăm hỏi tặng quà cán bộ, công nhân viên, người lao động Điện lực Hạ Hòa và Điện lực Thanh Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đoàn công tác của Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trao quà Tết cho tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động Điện lực Thanh Sơn.Tại chương trình, đoàn...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Ký ức xanh ngời…

Ngày hội trường, cậu bạn từ miền Trung cũng ra kịp chuyến tàu chiều để sáng hôm sau từ Hà Nội về thăm trường cũ. Mọi khi ồn ào thế, mọi khi "ăn sóng, nói gió” thậm chí có cả chút bặm bụi công trường. Thế mà lần này... Cứ nhìn bạn đứng nép bên cô giáo chủ nhiệm đã gần 80 tuổi để chụp ảnh thì biết, như một cậu học trò nhỏ ngày nào, mới vào học...

Chương trình “Xuân biên giới- Tết hải đảo” năm 2025

Hưởng ướng chương trình "Xuân biên giới - Tết hải đảo” Xuân Ất Tỵ 2025 của Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh); Ban Thường vụ Tỉnh đoàn vừa tổ chức bàn giao quà tặng và trên 6.000 “Cánh thư vượt sóng” của học sinh, sinh viên trong tỉnh đến Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương để gửi tặng các cán bộ, chiến sĩ, hải...

Cùng tác giả

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Cùng chuyên mục

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Bắc Bộ tăng nhiệt nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại

Ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C.Người dân Hà Nội đi lễ đầu năm tại chùa Trấn Quốc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại.Nam Bộ sáng sớm và đêm...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nuôi lợn đất – nét đẹp đầu Xuân

Những chú lợn đất xinh xắn, đầy màu sắc không chỉ là người bạn thân thiết với tuổi thơ mà còn là niềm ao ước của trẻ em khi Tết đến, Xuân về. Không đơn thuần là món đồ để cất giữ tiền tiết kiệm, lợn đất còn mang giá trị tinh thần, trở thành món quà truyền thống mà nhiều bậc cha mẹ thường tặng cho con trẻ trong dịp đầu năm mới thể hiện sự quan tâm,...

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất