Powered by Techcity

Liên kết để phát triển du lịch


Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Phú Thọ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo sức mạnh quảng bá, xúc tiến điểm đến chung, thu hút đầu tư, thúc đẩy lan tỏa phát triển kinh tế – xã hội liên địa phương, liên vùng. Do chủ động đầu tư nâng cấp, nâng cao chất lượng, làm mới sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh của địa phương đã thu hút ngày càng đông du khách trong, ngoài nước đến với Đất Tổ và các tỉnh, thành phố trong nhóm hợp tác.

Liên kết để phát triển du lịch

Tham gia hát Xoan cùng các nghệ nhân là một trong những trải nghiệm thú vị, thu hút du khách về với Đất Tổ.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có nét độc đáo riêng, những năm qua, tỉnh Phú Thọ, các tỉnh trong nhóm hợp tác đã đầu tư, nâng cấp sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm du lịch mới dựa trên thế mạnh, sự khác biệt, khả năng cạnh tranh trên thị trường và đẩy mạnh khai thác sản phẩm tour du lịch liên kết các tỉnh trong nhóm.

Ngoài ra, còn đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu, quảng bá đến du khách, các doanh nghiệp lữ hành 3 miền Bắc – Trung – Nam về tour du lịch liên kết, từng bước đưa vào khai thác hiệu quả tour du lịch kết nối các tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh theo thỏa thuận hợp tác chung: Về miền Đất Tổ- Cội nguồn dân tộc, Bản hùng ca Tây Bắc, Hương sắc vùng cao.

Xây dựng một số tour du lịch mới thu hút du khách như: Về miền di sản UNESCO ghi danh; Hà Nội – Mộc Châu – Hủa Phăn (nước Cộng hòa DCND Lào); sản phẩm du lịch trekking như: Leo núi đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, đường đá cổ Pa Vi trên tuyến nối Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai – Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; xây dựng sản phẩm tour liên tỉnh “Một cung đường 5 điểm đến”…

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch của tỉnh ước đạt 2.697 tỷ đồng, ước tăng 13% so cùng kỳ; số lượng khách du lịch tăng cao, khách du lịch lưu trú ước đạt 482.900 lượt khách, ước tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế lưu trú ước đạt 5.470 lượt khách, ước tăng 16% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trong nhóm hợp tác đã tăng cường tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu nhằm quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch địa phương, đa dạng hoá hoạt động trải nghiệm, thu hút hấp dẫn khách du lịch trong nước, quốc tế thông qua các chương trình, chuỗi sự kiện: Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024; Lễ hội Hoa Ban và Năm du lịch Quốc gia 2024 tại Điện Biên; Lễ hội Văn hóa, Du lịch và Ẩm thực quốc tế – Hà Giang; Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ du lịch quốc tế VITM – Hà Nội và quảng bá du lịch trên các nền tảng số, đáp ứng nhu cầu của các nhóm du khách khác nhau.

Các hoạt động quảng bá du lịch của nhóm hợp tác đã góp phần mở rộng thị trường khách, từng bước khẳng định uy tín, hình ảnh, thương hiệu của du lịch nhóm hợp tác trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phùng Thị Hoa Lê cho biết: Là trưởng nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, Phú Thọ tiếp tục đầu tư nâng cấp, làm mới các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, Vườn Quốc gia Xuân Sơn; xây dựng và công nhận Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, Điểm du lịch văn hóa Đền Mẫu Âu Cơ; xây dựng Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô gắn với trải nghiệm hoạt động nông nghiệp và sản xuất sản phẩm làng nghề; công bố sản phẩm du lịch giáo dục lịch sử cho học sinh thông qua ứng dụng trò chơi tương tác Outing trip App “Truy tìm cổ vật” tại Bảo tàng Hùng Vương…

Phương Thanh



Nguồn: https://baophutho.vn/lien-ket-de-phat-trien-du-lich-216982.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng du lịch cộng đồng thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo

Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc...

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, khai thác và hưởng lợi. Xác định thế mạnh, vai trò, giá trị của du lịch cộng đồng, những năm qua, Phú Thọ đã định hướng, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên...

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các hoạt động từ nâng cấp hạ tầng đến tổ chức sự kiện văn hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch cả nước.Năm nay...

Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bạch Hạc, phường Bạch Hạc. Đây không chỉ là điểm nhấn quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch mà còn tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập, góp phần giảm...

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cùng chuyên mục

Thịt gác bếp tiến vua Đầm Sậy

Thịt gác bếp hay còn gọi là thịt hun khói hoặc thịt sấy là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Thịt gác bếp thường làm từ thịt bắp, thịt thăn của con trâu, con lợn được loại bỏ gân và ướp các loại gia vị như: Gừng, tỏi, hạt dổi, ớt, mắc khén... trước khi đem đi sấy gác bếp.Nếu bạn có dịp ghé thăm vùng đất giàu truyền thống lịch sử huyện Hạ Hoà với các di...

Lễ giỗ Thuỷ Tổ Quốc Mẫu năm Giáp Thìn-2024

Ngày 10/11, (tức 10/10) âm lịch, tại Đền Tiên- phường Tiên Cát, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ giỗ Thủy Tổ Quốc Mẫu.Thủy Tổ Quốc Mẫu hay còn được gọi là Ngọc Nữ Thần Long- hoàng hậu của Vua Kinh Dương Vương, người sinh thành và dưỡng dục Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.Các đại biểu và Nhân dân tham gia buổi lễLễ giỗ Thủy Tổ Quốc Mẫu được tổ chức hàng năm, nhằm ngày 10/10 âm lịch,...

Độc đáo cá ngạnh om cà

Phú Thọ là miền đất có nhiều món ăn độc đáo, ẩn chứa trong đó cả văn hoá, ân tình và sự tinh tế của người dân vùng đất cội nguồn. Ngoài các món ẩm thực đã nổi danh như cá thính, bánh tai TX Phú Thọ, bánh chưng, bánh giầy, cọ om, trám ỏm, rau sắn chua, thịt chua...thì với lợi thế có nhiều dòng sông lớn, các đặc sản về cá của Phú Thọ cũng cực kỳ...

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, khai thác và hưởng lợi. Xác định thế mạnh, vai trò, giá trị của du lịch cộng đồng, những năm qua, Phú Thọ đã định hướng, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên...

Sắc màu đêm Việt Trì

Tuổi thơ tôi là Việt Trì những năm 80 của thế kỷ trước. Không có nhiều những ngôi nhà cao tầng, không có đèn đường trong con ngõ nhỏ, không có những cửa hàng sáng bừng mỗi tối... Sau hơn 40 năm, tôi đang đứng đây nơi tầng cao nhất của thành phố để nhìn Việt Trì bằng con mắt hân hoan. Việt Trì về đêm giờ đây lung linh, rực rỡ sắc màu.Từ những điểm cao nhìn xuống,...

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.Dù trải qua bao thăng trầm, người dân làng Lời thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao vẫn luôn âm thầm...

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê được săn đón

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Hoa đào nở sớm nơi rẻo cao Tà Xùa

Thời điểm này, không gian vùng cao xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) đã được tô điểm sắc hồng của hoa đào nở sớm, khiến nhiều du khách ngỡ ngàng, thích thú ghi lại những bức hình kỷ niệm đẹp.Tà Xùa nằm ở độ cao 2.800 m so với mực nước biển. Tháng 10, tiết trời se lạnh, những bông hoa đào thắm sắc bung nở khiến cho nơi đây, mùa xuân như đã cần kề....

Mèo Vạc điểm đến du lịch hấp dẫn

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Các hoạt động từ nâng cấp hạ tầng đến tổ chức sự kiện văn hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch cả nước.Năm nay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất