Powered by Techcity

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri


Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Những người lớn tuổi tộc họ Mành Xi hướng dẫn các cháu thiếu nữ chuẩn bị bước vào rạp trang điểm chờ làm Lễ trưởng thành.

Đến với làng Lương Tri (tiếng Chăm gọi là palei Cang,) thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn vào những ngày đầu năm mới 2025, chúng tôi được tham dự nghi lễ trưởng thành cho thiếu nữ dân tộc Chăm theo Hồi giáo Bà ni. Từ sáng sớm ngày 3/1, nhằm ngày thứ Sáu tuần đầu tiên của năm mới 2025, bà con tộc họ Mành Xi có mặt rất sớm tại gia đình chị Đạo Thị Kim Soạn ở cuối thôn. Đây là ngày có ý nghĩa trọng đại của tộc họ Mành Xi, do Người có uy tín Đạo Văn Thị làm tộc trưởng. Tộc họ tổ chức thực hiện nghi lễ trưởng thành trước tuổi dậy thì cho các cháu từ 9 tuổi đến 11 tuổi là Đạo Ngọc Ánh Dương, Đạo Quỳnh Thiên An, Đạo Thùy Minh Hân.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Các cháu mặc áo vàng, đầu đội khăn lễ chuẩn bị thực hành nghi Lễ trưởng thành.

Trên khoảng sân rộng trong nhà chị Kim Xoàn, bà con dựng rạp lễ che bằng cà tăng, mặt xoay về hướng Nam, nơi hành lễ được che phông màn sắc màu tươi đẹp. Đối diện với rạp hành lễ là rạp trang điểm, thay đổi trang phục cho các thiếu nữ, do bà Đạo Thị Nội đảm nhận hướng dẫn các cháu thực hành nghi lễ, gọi là bà Muk Ba.

Trước khi thực hành nghi lễ trưởng thành, bà Đạo Thị Nội đưa các cháu đi tắm tẩy trần, mặc trang phục truyền thống, mang nhiều vòng vàng, khoen tai, thể hiện con gái đến tuổi trưởng thành được làm đẹp và được hưởng quyền lợi cũng như thực hiện trách nhiệm của tín đồ Hồi giáo Bà ni. Nghi lễ trưởng thành trải qua các bước tẩy trần, trang điểm, thực hành nghi lễ đọc kinh, sức nước thơm, cắt tóc, cho ăn muối, cúng thần linh, lạy tạ ơn,…

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Anh Đạo Công Văn bế con trai Đạo Thế Bảo là “nhân vật” chứng kiến nghi Lễ trưởng thành cho các thiếu nữ.

Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận, trụ trì thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri, chủ lễ trưởng thành cho biết, cũng như các tôn giáo khác, tín ngưỡng vòng đời của đồng bào Chăm Hồi giáo Bà ni trải qua các nghi lễ quan trọng nhất là đầy tháng, đầy năm, trưởng thành, lễ cưới. Karơh dịch ra tiếng phổ thông là “chiếc gương”, ý nói con gái đến tuổi trưởng thành biết soi gương, biết làm đẹp. Nghi lễ trưởng thành do các vị chức sắc tôn giáo đảm nhận thực hiện trong từng tộc họ, theo số lẻ là 3, 5, 7 cháu. Nghi lễ thống nhất tổ chức vào các ngày tốt là thứ Tư, thứ Sáu và các tháng tốt là 3, 6, 8, 10 và 11 theo Chăm lịch. Tùy theo điều kiện kinh tế của tộc họ và điều kiện thực tế của mỗi thôn xóm, nghi lễ được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên theo quy định chung, trong nghi lễ trưởng thành phải bảo đảm lễ vật cúng gồm có mâm trầu cau; mâm ngọt là chuối, chè xôi, bánh trái; mâm mặn có canh dê, gà luộc, cá kho, thịt dê luộc, dưa hấu, cây chuối non xắt mỏng với lá lốt…

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Thiếu nữ ngồi trong rạp lễ thực hiện nghi thức Lễ trưởng thành.

Trong hương trầm tỏa khói và ánh đèn sáp ong, bà Muk Ba hướng dẫn các cháu từ rạp trang điểm trong trang phục truyền thống bước qua rạp lễ quỳ trước mặt các vị chức sắc. Sư cả Đạo Bùi tiến hành sức nước thơm lên trán các thiếu nữ, dùng kéo cắt mái tóc trước trán và tóc hai bên thái dương. Đồng thời dùng dao hành lễ cạo lớp tóc mai trước trán thiếu nữ. Sau đó, Sư cả cho thiếu nữ “ăn muối” rồi ngậm nước nhả vô ống nhổ. Việc cho “ăn muối” thể hiện niềm tin của tín đồ vào đấng linh thiêng, chấp hành theo các quy định của tôn giáo, vui sống tốt đời đẹp đạo.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Sư cả Đạo Bùi sức nước thơm tẩy trần cho các thiếu nữ.

Sau phần cắt tóc và cho “ăn muối” là nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ, bà Muk Ba Đạo Thị Nội hướng dẫn các thiếu nữ qua rạp trang điểm thay đổi trang phục. Sau đó, các cháu trở lại rạp lễ lạy tạ Sư cả và các Imum thực hiện nghi lễ trưởng thành. Phía ngoài rạp lễ, các bà cao tuổi trong tộc họ Mành Xi lạy chúc mừng và cầu xin đấng tối cao phù hộ các cháu học hành thành đạt, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.

Sau khi nghi lễ kết thúc, các gia đình mở tiệc khoản đãi bà con đến chúc mừng lễ trưởng thành của con cháu tộc họ Mành Xi ở thôn Lương Tri. Chị Đạo Thị Kim Soạn, mẹ của cháu Đạo Quỳnh Thiên An phấn khởi cho biết: “Nhân ngày lành tháng tốt, gia đình tôi và tộc họ vui mừng tổ chức lễ trưởng thành cho các cháu. Đây là nghi lễ rất quan trọng trong đời sống tinh thần đồng bào Chăm Hồi giáo Bà ni, các cháu trưởng thành được tham gia tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt động cộng đồng ở khu dân cư”.

Thái Sơn Ngọc (Báo Dân tộc và Phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/le-truong-thanh-cua-thieu-nu-lang-cham-luong-tri-226160.htm

Cùng chủ đề

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Cùng tác giả

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng; gió Đông đến Đông Nam cấp 2-3; trời rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 13-15 độ C, nhiệt độ cao nhất 17-19 độ C.Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt...

Cùng chuyên mục

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng; gió Đông đến Đông Nam cấp 2-3; trời rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 13-15 độ C, nhiệt độ cao nhất 17-19 độ C.Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt...

Chú trọng cải cách hành chính

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành công việc, phục vụ Nhân dân của cơ quan hành chính nhà nước, tạo động lực thúc đẩy, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phù Ninh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 31/12/2020 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước huyện Phù Ninh, giai đoạn 2021-2025” (Nghị quyết số 03). Đó là khâu đột...

Lễ rước “Lúa thần” xã Tứ Xã

Sáng ngày 9/2 (tức ngày 12, tháng Giêng, năm Ất Tỵ ), sau khi lễ Mật trong Lễ hội Trò Trám diễn ra lúc nửa đêm ngày 11 và 12 tháng Giêng kết thúc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ rước “Lúa thần” với ước vọng cầu mong cho mùa màng tốt tươi, người người no đủ.Lễ rước “Lúa thần” thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tứ Xã, gắn...

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất