Powered by Techcity

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai


Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Vợ chồng gia chủ tổ chức Lễ Tạ ơn chọn chỗ đất trống, đẹp để dựng cây nêu

Theo quan niệm của người Gia Rai, con người sinh ra chưa biết gì về thế giới của mình, chính các Yàng (thần linh) đã chỉ bảo cho dân làng biết làm rẫy trồng cây lúa, tỉa hạt bắp để có lương thực ăn, biết dệt vải để mặc, đan những chiếc gùi đẹp để dùng. Yàng phù hộ cho sức khỏe, phù hộ cho mùa màng được tốt tươi,…

Vì vậy, để đền đáp công ơn của Yàng, các gia đình người Gia Rai tổ chức Lễ Tạ ơn để cúng trâu đen và dê cho Yàng, với mong muốn Yàng sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình mình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày, nhưng đồng bào phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất, tinh thần trước đó cả tháng. Chủ nhà xem ngày và thông báo cho con cháu trong gia đình về việc chuẩn bị làm lễ. Khi ngày giờ đã được ấn định, tất cả thành viên trong gia đình bắt tay vào chuẩn bị rượu, gạo, trâu, dê, heo, gà…

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Thanh niên trai tráng vào rừng tìm gỗ thẳng ngọn, cây le giữa bụi để giúp gia đình dựng và trang trí dựng cây nêu

Thanh niên trai tráng vào rừng tìm gỗ thẳng ngọn, cây le giữa bụi để làm cây nêu. Những người khác xuống sông, suối bắt cá, lên rừng lấy đọt mây, rau rừng để chuẩn bị cho ngày hội được tổ chức chu đáo, đầm ấm.

Sau khi chặt đủ cây để làm cây nêu, chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, tối hôm đó chủ nhà chuẩn bị một con gà và một ghè rượu nhỏ để làm lễ cúng báo cho các Yàng. Cúng báo xong, chủ nhà tổ chức ăn uống, mừng cho việc chặt cây về làm cây nêu đã hoàn tất. Lễ Tạ ơn của gia đình chính thức bắt đầu.

Ngày thứ nhất: Những người khéo tay nhất trong làng sẽ đến phụ giúp gia đình làm cây nêu, dây cột trâu, cột dê cho lễ hội. Những người còn lại được phân công theo khả năng của mình, người thì chặt cây, người chẻ nan, người làm chuỗi dây, làm tua, đan hoa văn trang trí,…

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Chủ nhà dắt con trâu ra cây cột để làm lễ hiến sinh

Khi các công đoạn đã hoàn tất, chủ nhà chọn vị trí dựng cây nêu để các thanh niên tiến hành đào hố. Cây nêu được dựng trước sân nhà, vị trí cây nêu cột dê phải ở phía mặt trời mọc, còn cây nêu cột trâu ở phía mặt trời lặn.

Sau khi vật hiến sinh đã được đưa vào vị trí từng cây nêu, các thành viên trong gia đình tập trung tại vị trí cây nêu trong nhà tiến hành thực hiện nghi thức cúng. Chủ nhà cắt tiết gà, sau đó thực hiện nghi thức quăng gà về phía đối diện cửa chính của ngôi nhà, nếu đầu gà quay ra cửa chính thì báo hiệu điềm tốt.

Sau khi thực hiện xong các nghi thức, đội cồng chiêng tiến vào trong nhà, tiếng cồng chiêng vang lên. Lúc này, chủ nhà chọn một ghè rượu to và ngon nhất cõng ra cột tại vị trí cây nêu ngoài sân để mời bà con dân làng uống trong những ngày diễn ra lễ hội.

Kết thúc các nghi lễ trong ngày, chủ nhà đại diện cho gia đình đi mời bà con trong làng đến chứng kiến chung vui với gia đình. Suốt đêm hôm đó, dân làng cùng ăn, uống rượu, đánh cồng đánh chiêng, múa xoang không biết mỏi chân, mỏi tay để thức cùng trâu.

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Chủ lễ chuẩn bị một bát gạo có gắn nến bằng sáp ong rồi cùng các thành viên trong gia đình ra vị trí cây nêu để thực hiện nghi thức ném gạo vào các con vật hiến sinh

Ngày thứ hai, là ngày chính lễ, chủ nhà cùng con cháu có mặt đông đủ tại cây nêu để làm lễ hiến sinh trước sự chứng kiến của đông đảo bà con trong làng. Cồng chiêng tiếp tục nổi lên, vòng xoang dập dìu để tiễn biệt con vật yêu quý, thể hiện lòng chân thành sự tiếc thương, sự biết ơn đối với con vật đã làm vật hiến sinh cho Yàng.

Các thành viên trong gia đình lần lượt khấn và lấy gạo ném vào con vật hiến sinh. Nữ chủ nhà ném trước rồi đến các thành viên khác. Nghi thức này nhằm thông báo cho Yàng biết, đồng thời xin Yàng chấp nhận con dao để thực hiện nghi thức đâm trâu. Trong Lễ tạ ơn, đồng bào làm nghi thức hiến sinh trâu trước, sau đó mới đến dê.

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Những người dân đến dự Lễ Tạ ơn mang theo ghè rượu ngon nhất để góp vui

Các nghi thức đã hoàn tất, lúc này chủ nhà mời mọi người đến uống rượu nhận lộc của Yàng cùng với gia đình. Dân làng góp vui cùng với gia đình làm Lễ Tạ ơn bằng những ghè rượu thơm ngon nhất đã mang đến từ trước.

Ngày thứ ba là ngày cuối của Lễ Tạ ơn, với nhiều nghi thức quan trọng. Nếu như ngày đầu là sự hối hả chuẩn bị, ngày thứ hai là ngày hội tưng bừng, thì ngày thứ ba, con người như được cởi bỏ tất cả những băn khoăn, trăn trở của đời sống để thanh thản đón chờ ngày mới bắt đầu.

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Tiếng cồng tiếng chiêng được vang lên trong suốt 3 ngày đêm, dân làng cùng ăn, uống rượu, múa xoang vui vẻ để thức cùng trâu

Ngày thứ ba, cũng còn được gọi là ngày ăn đầu trâu, chủ nhà làm lễ hạ Yàng. Kết thúc lời khấn, chủ nhà lấy xương đầu trâu gác lên vị trí trang trọng nhất bên trong mái chồ của nhà sàn, báo hiệu nghi lễ kết thúc.

Lúc này, các thành viên trong gia đình thay nhau mời khách đến tham dự những cang rượu tình nghĩa, đồng thời gửi lời cảm ơn dân làng đã đến chung vui cùng với gia đình mình.

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Theo quan niệm của người Gia Rai, chính các Yàng (thần linh) đã chỉ bảo cho đồng bào biết làm rẫy trồng cây lúa, tỉa hạt bắp để ăn, biết dệt vải để mặc, đan những chiếc gùi đẹp để dùng

Lễ tạ ơn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Gia Rai, thể hiện khái quát nhận thức về thế giới quan cũng như tín ngưỡng của đồng bào về vạn vật hữu linh. Trong lễ hội này, có lúc Yàng là Vật tổ trong nghi lễ rước Yàng; có lúc Yàng là khách được mời xuống chung vui; cũng có lúc Yàng như một cá thể riêng lẻ, một thành viên của cộng đồng, cùng ăn, cùng uống, cùng vui chơi trong Lễ hội.

Lễ Tạ ơn cũng là dịp để con cháu đoàn tụ sau những tháng ngày vất vả với công việc nương rẫy, là dịp để dân làng thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng.

Quang Vinh (Báo Dân tộc và Phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/le-ta-on-nong-nghiep-trong-doi-song-van-hoa-nguoi-gia-rai-221744.htm

Cùng chủ đề

Khôi phục sản xuất thủy sản

Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao, hồ, đầm, lồng bè bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tiếp tục bước vào vụ nuôi...

Sáng kiến từ đồng ruộng

Không phải là những kỹ sư, song với niềm đam mê sáng tạo và khát vọng vươn lên, họ đã trở thành những nhà sáng chế thực thụ. Các sản phẩm do họ chế tạo được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Đặc biệt, mọi sáng tạo của họ đều bắt nguồn trên chính đồng ruộng và công việc “một nắng hai sương” mà họ từng trải qua hoặc gắn bó mỗi ngày....

Ông Mai làm giàu từ cây ăn quả

Từ hai bàn tay trắng, ông Đinh Văn Mai ở khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã xây dựng thành công mô hình trồng các loại cây ăn quả. Qua hơn 6 năm phát triển, hiện trang trại của gia đình đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.Các loại quả trong trang trại của gia đình ông Mai được bảo vệ bằng bọc nilon để...

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Những năm qua, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống vật chất, tinh thần của bà con. Với phương châm “trao cần câu, chứ không trao con cá”, các chương trình, dự án hỗ trợ đã và đang tạo nguồn sinh kế bền vững giúp người dân vươn lên thoát...

Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào...

Cùng tác giả

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.Dù trải qua bao thăng trầm, người dân làng Lời thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao vẫn luôn âm thầm...

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê hương đậm đà

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Bánh sắn Phú Thọ, hương vị quê được săn đón

Lớp vỏ mềm dẻo của bột sắn kết hợp với vị bùi của đỗ, vị thơm của hành, vị béo của thịt đã khiến bánh sắn Phú Thọ trở thành món ăn được nhiều người săn đón.Theo nhiều tư liệu, bánh sắn Phú Thọ có từ lâu đời và xuất phát từ Thú Thọ. Với những thế hệ trước, đây là loại bánh chống đói của người nghèo bởi được làm từ nguyên liệu rất rẻ tiền là sắn....

Dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

UBND tỉnh Phú Thọ thông báo kết thúc tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu sau gần 2 tháng nỗ lực của đặc công người nhái và lực lượng chức năng.Cầu phao Phong Châu bắc qua sông Hồng nối liền 2 huyện Tam Nông và Lâm ThaoCông tác tìm kiếm cứu nạn được tổ chức ngay sau sự cố sập cầu Phong Châu trưa ngày 9/9. 3 người đã được cứu sống, 4 thi thể...

Khôi phục sản xuất thủy sản

Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao, hồ, đầm, lồng bè bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tiếp tục bước vào vụ nuôi...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có mưa to, nguy cơ sạt lở đất

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to; phía Bắc đêm và sáng sớm trời lạnh.Nhiều nhà dân dọc bờ biển Thuận An đã bị ngập nước.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 1giờ ngày 29/10 đến 1giờ ngày 30/10), khu vực các tỉnh từ Hà Tĩnh...

Nữ doanh nhân nặng tình với quê hương

Gần 20 năm khởi nghiệp kinh doanh, nữ doanh nhân Trần Thị Thùy - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại VTH (trụ sở tại phố Chàng Đông, phường Thanh Miếu, TP Việt Trì) đã gặt hái được nhiều thành công trên các lĩnh vực khác nhau. Đằng sau sự kiên định, cứng rắn trong điều hành kinh doanh là một trái tim yêu nghệ thuật và nặng tình với quê hương.Chân dung nữ doanh...

Tập huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác nữ công công đoàn

Ngày 29/10, Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, trao đổi nghiệp vụ công tác nữ công công đoàn năm 2024.Các đại biểu dự tập huấnHiện nay, số lượng nữ công nhân viên chức lao động trong tỉnh là trên 104 nghìn người, chiếm trên 69% tổng số cán bộ công nhân viên chức lao động. 100% liên đoàn lao động các huyện, thành, thị, công đoàn ngành đã thành lập ban nữ công; toàn...

Người thắp màu bản sắc

Bên con đường bê tông, ngôi nhà sàn của chị Lục Thị Huế (thôn Bình Minh, xã Minh Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) bình yên như bao ngôi nhà sàn khác. Phía sau vẻ bình dị, là tiếng lách cách nhịp nhàng của những chiếc máy khâu hoạt động hết công suất. Chị Huế đang giữ một nghề đặc biệt: Nghề may trang phục truyền thống các dân tộc.Như ong mê mảiRực rỡ sắc màu thổ cẩm,...

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương... - đây là những việc làm thường xuyên của người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Tân Sơn. Qua đó, góp phần triển khai hiệu quả Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10, Chương...

Thụy Liễu truyền thông hiệu quả về công tác giảm nghèo

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó truyền thông được xem là nhiệm vụ quan trọng giúp người nghèo nắm vững, hiểu đúng và đầy đủ về các chính sách hỗ trợ, từ đó tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo.Tuyên truyền các nội dung về chương trình giảm nghèo,...

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to, có nơi trên 400mm

Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.Nhiều con đường ở Thuận An, thành phố Huế vẫn còn ngập sau cơn bão số 6.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 29/10 đến hết đêm 30/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến...

Xã Yên Lương bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình CLB văn hóa dân tộc Mường

Yên Lương là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, theo Quốc lộ 70B, cách trung tâm huyện hơn 30km; phía Bắc giáp xã Hương Cần, Tân Lập; phía Nam giáp xã Yên Sơn phía Đông giáp xã Yên Lãng; phía Tây giáp xã Tân Minh, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình). Nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xã Yên Lương đã triển khai đồng bộ nhiều giải...

Cả nước có mưa, Bắc Bộ trời lạnh

Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa lớn ở các tỉnh từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, gió mạnh và sóng lớn ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và Bắc Biển Đông.Mưa lớn gây ngập sâu tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 6, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất