Powered by Techcity

Lễ hội truyền thống hút du khách


Phú Thọ là vùng đất cội nguồn với hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức trong mùa Xuân. Lễ hội truyền thống có sức thu hút lớn với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, đã có hơn 300 nghìn khách tới tham quan các khu, điểm di tích, tham gia các lễ hội truyền thống, góp phần không nhỏ trong thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển.

Lễ hội truyền thống hút du khách

Rước kiệu trong Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà.

Trong tháng Giêng, ở khắp các địa phương trong tỉnh đều có nhiều lễ hội được tổ chức như: Huyện Thanh Sơn có lễ hội đình Khoang (xã Hương Cần), lễ hội đình Thạch Khoán (xã Thạch Khoán), lễ hội đình Thủ Rồng (xã Yên Lãng); huyện Yên Lập có lễ hội mở cửa rừng của người Mường; huyện Hạ Hòa có lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Đền Chu Hưng; huyện Lâm Thao có lễ hội Trò Trám, lễ hội Rước chúa gái; huyện Thanh Thủy có lễ hội đền Lăng Sương; huyện Thanh Ba có lễ hội đền Du Yến; thành phố Việt Trì có lễ hội đền Vân Luông (lễ hội cướp bông, ném chài), lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ… Nhiều lễ hội đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như lễ hội vật đuổi giải đình Vĩnh Mộ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm…

Một số lễ hội văn hóa truyền thống đang từng bước trở thành sản phẩm du lịch để du khách tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm các hoạt động văn hóa như: Cờ người, đu trà, bịt mắt bắt vịt, kéo co, đẩy gậy, tung còn, tham gia rước nước, giã bánh giầy… Mỗi lễ hội mang một sắc thái và giá trị riêng, người dân địa phương và du khách cùng tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để bắt đầu một năm mới với hy vọng mùa màng tốt tươi, lao động sản xuất hiệu quả, đời sống người dân càng ấm no. Đối với các lễ hội truyền thống của đồng bào Mường còn trình diễn đâm đuống, diễn tấu cồng chiêng, múa sênh tiền, trống đất, trống đu, hát Ví Rang… Thông qua các lễ hội văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người và những món ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp dẫn của tỉnh, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương; nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội và phát huy các di sản văn hóa vùng Đất Tổ của người dân, để mùa Xuân trẩy hội thêm ý nghĩa.

Đi lễ ở Đền Mẫu Âu Cơ trong ngày chính hội, chị Nguyễn Thị Phương Nhung ở Cổ Nhuế, Hà Nội cho biết: Mỗi năm gia đỉnh tôi đều đi lễ ở Đền Mẫu và Đền Hùng với mong muốn trong năm mới, cả gia đình được mạnh khỏe, bình an. Tham gia lễ hội, chúng tôi được tìm hiểu về tín ngưỡng thờ mẫu và nghi lễ tế nữ quan trọng Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Đến đây, không chỉ được tham quan, bái lễ, tôi thấy năm nay, có rất nhiều điểm check in đẹp cho du khách, chúng tôi có thể lưu lại những hình ảnh đẹp ngày Tết.

Với các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú như: Du lịch văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng… cùng những nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ đã làm cho các sản phẩm du lịch thêm phong phú, thu hút du khách tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Khi khách du lịch đến với lễ hội sẽ kéo theo một số nhu cầu thiết yếu như đi lại, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, mua sắm đặc sản địa phương, nhất là các sản phẩm OCOP. Từ nguồn “tài nguyên” vô giá từ các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển.

Phương Thanh



Nguồn: https://baophutho.vn/le-hoi-truyen-thong-hut-du-khach-227754.htm

Cùng chủ đề

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Lễ rước “Lúa thần” xã Tứ Xã

Sáng ngày 9/2 (tức ngày 12, tháng Giêng, năm Ất Tỵ ), sau khi lễ Mật trong Lễ hội Trò Trám diễn ra lúc nửa đêm ngày 11 và 12 tháng Giêng kết thúc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ rước “Lúa thần” với ước vọng cầu mong cho mùa màng tốt tươi, người người no đủ.Lễ rước “Lúa thần” thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tứ Xã, gắn...

Cùng tác giả

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Toàn tỉnh có gần 8.000 cơ sở chăn nuôi động vật đặc sản, đặc trưng

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 7.738 cơ sở chăn nuôi động vật đặc sản, đặc trưng.Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thanh Thủy hướng dẫn kỹ thuật phòng bệnh cho đàn thỏ của HTX Chăn nuôi và chế biến thỏ Yến Mao, xã Tu Vũ, huyện Thanh ThủyTrong đó, bao gồm 6.934 cơ sở nuôi ong mật; 21 cơ sở nuôi lợn...

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa Xuân

Đến nay, bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc làm đất để gieo cấy vụ Xuân. Diện tích lúa Xuân đã gieo cấy đạt trên 30.000/35.280 ha kế hoạch (đạt khoảng 86% tổng diện tích gieo cấy toàn vụ), trong đó diện tích lúa lai đã cấy đạt trên 10.000ha; diện tích lúa chất lượng cao đã cấy đạt xấp xỉ 18.000ha, còn lại là các giống lúa khác.Nông dân xã...

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Cùng chuyên mục

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất