Powered by Techcity

Làm giàu trên quê hương


Nhiều năm qua, mô hình trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, trồng rừng, nuôi thủy sản của cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, sinh năm 1957 ở khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm sáng được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học tập và làm theo.

Làm giàu trên quê hươngMô hình trang trại tổng hợp của cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu trên quê hương

Từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tháng 8/1982, ông xuất ngũ về địa phương. Khi đó, nguồn thu của gia đình vẫn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1991, được Nhà nước cho thuê hơn 30ha đất đồi cằn cỗi ở khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, gia đình ông mạnh dạn trồng keo, chè. Năm 2007, qua phương tiện thông tin đại chúng nói về lợi nhuận của cây thanh long ruột đỏ, ông mua giống thanh long ruột đỏ Đài Loan về trồng 200 trụ, tuy nhiên, cây phát triển chậm, quả bé và rụng nhiều nên ngay năm đầu tiên đã lỗ hơn 100 triệu đồng.

Không nản chí, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, ông tìm đến Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) để xin được tư vấn, học cách chọn giống, trồng và chăm sóc thanh long phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Ông Sơn chia sẻ: “Sau khi được hỗ trợ về nghiên cứu chất đất, địa hình, khí hậu địa phương và sự tư vấn, hướng dẫn từ các cán bộ của Viện, tôi quyết định chọn giống thanh long ruột đỏ Long Định 1. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, cộng với giống tốt phù hợp với thổ nhưỡng nên cây thanh long sinh trưởng phát triển tốt, quả sai và chất lượng nên tôi nhanh chóng mở rộng mô hình với 3.000 trụ cây trên diện tích 3ha, sản phẩm thu hoạch không đủ cung cấp cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Với quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương, ông tiếp tục kiên trì khắc phục khó khăn, không ngừng tích lũy kinh nghiệm, mua thêm đất để từng bước quy hoạch, xây dựng lại mô hình sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Sau khi được huyện, xã tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi các mô hình làm kinh tế giỏi trong và ngoài nước, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, gia đình ông mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích chè cũ kém năng suất sang mở rộng trồng thanh long ruột đỏ và các loại cây ăn quả khác như hồng Hạc Trì, bưởi Diễn, mít… kết hợp trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Sau nhiều năm trồng cây ăn quả, ông Sơn rút ra kinh nghiệm quý báu để xây dựng mô hình theo hướng nông nghiệp tuần hoàn khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, tận dụng cỏ ủ với phân chuồng, kết hợp với chế phẩm hữu cơ để bón cho cây giúp đất tơi xốp, cây sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh.

BOX:

Hiện trang trại tổng hợp của gia đình ông đã được quy hoạch gọn gàng, khoa học theo từng khu về chăn nuôi, trồng cây ăn quả, rừng sản xuất, nuôi thủy sản với tổng diện tích gần 40ha, gồm hơn 20ha cây nguyên liệu giấy, gần 5ha cây ăn quả, hơn 2ha mặt nước nuôi thủy sản, thường xuyên duy trì nuôi hơn 10.000 con gà thương phẩm, 120 đàn ong mật… Đồng thời, ông trồng thêm hơn 120 cây dổi lấy hạt; dần chuyển đổi diện tích cây keo sang trồng cây mỡ… Mỗi năm, trang trại của gia đình ông xuất bán ra thị trường 35 tấn thanh long với giá bán từ 18.000 – 25.000 đồng/kg quả, 5 tấn hồng không hạt, 4.000 quả bưởi Diễn, 3 tạ cá… Trừ chi phí, mô hình cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 – 12 lao động với mức thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/người/tháng.

Chính từ những nỗ lực vươn lên trong lao động, sản xuất kinh doanh, ông Sơn đã trở trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, được rất nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học tập kinh nghiệm, làm theo thành công. Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động và xây dựng nông thôn mới, ủng hộ các quỹ vì người nghèo, khuyến học, hỗ trợ nông dân…

Ngọc Lam



Nguồn: https://baophutho.vn/lam-giau-tren-que-huong-222719.htm

Cùng chủ đề

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Phú Thọ tiếp tục duy trì nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Tính đến hết 30/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh ta đạt 2.952/5.242,5 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch, bằng 75,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục duy trì nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (cả nước đạt 52,3%).Thi công đường nối từ đường Phù Đổng qua đường Nguyễn Tất Thành đến đường Hùng Vương (thành phố Việt Trì)Với mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 12/2024...

Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh” năm 2024

Sáng 2/12, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh” năm 2024.Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia hội thi.Tham gia hội thi có 100 thí sinh là cán bộ, công chức, các ban, ngành đoàn thể, người hoạt động không chuyên trách, cộng tác viên xã hội cấp xã, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, người có uy tín trong vùng đồng...

Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới

Thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.Buổi sinh hoạt chuyên đề về bình đẳng giới của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS...

Văn Miếu phát triển mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã tập trung huy động mọi nguồn lực và quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn và đã đạt được những hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hằng năm giảm dần, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã được cải thiện, kinh tế...

Cùng tác giả

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Cùng chuyên mục

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Phù Ninh đẩy mạnh công tác an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.18 con bò...

Việt Trì xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Việt Trì đã tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh.Diện mạo đô thị Việt Trì ngày càng khang trang, hiện đại.Hạ...

Phú Thọ tiếp tục duy trì nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Tính đến hết 30/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh ta đạt 2.952/5.242,5 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch, bằng 75,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục duy trì nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (cả nước đạt 52,3%).Thi công đường nối từ đường Phù Đổng qua đường Nguyễn Tất Thành đến đường Hùng Vương (thành phố Việt Trì)Với mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 12/2024...

Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tạo bước chuyển biến mới, mang lại giá trị kinh tế cao trong thực tiễn.HTX Nông lâm Tất Thắng, xã Tất...

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Bám sát định hướng của huyện và ngành Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông Tam Nông tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Công tác khuyến nông thực sự là “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông hướng dẫn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất