Powered by Techcity

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng


Đã từng có thời gian, đời sống văn hóa không “theo kịp” đời sống kinh tế, nhất là ở những khu vực thôn quê. Nhưng hôm nay, nhiều nét văn hóa mới đang hình thành. Tại nhiều nhà văn hóa, các hoạt động diễn ra sôi nổi từ sáng đến tối. Những phố xanh, nhà sạch, đường nở hoa trải rộng cả ở khu vực nội đô lẫn vùng sâu, vùng xa của thành phố Hà Nội. Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không phải là “cuộc đua” danh hiệu, mà đang thẩm thấu vào cuộc sống…

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng

Nghi thức cung nghinh Thánh giá tại Lễ hội truyền thống “Thập tam trại” (quận Ba Đình). (Ảnh MỸ HÀ)

Mới chỉ vài năm trước, mỗi khi nói đến khó khăn trong hoạt động văn hóa, thôn Viên Đình (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa) thường xuyên bị “điểm danh”. Do thiếu kinh phí cho nên việc xây dựng nhà văn hóa “giậm chân tại chỗ” nhiều năm. Mỗi khi hội họp, hoặc có sinh hoạt cộng đồng, người dân nơi đây phải tổ chức ở đình làng.

Chuyện ở nơi đã từng “chậm tiến”

Bây giờ, “chậm tiến” đã là chuyện cũ. Đến Viên Đình, vào buổi sáng, buổi tối hay dịp cuối tuần, mọi người đều thấy nhà văn hóa thôn luôn rộn ràng lời ca tiếng hát và các cuộc thi đấu thể thao. Nhà văn hóa thôn Viên Đình có diện tích hơn 700 m2, khuôn viên rộng rãi, có phòng đọc sách với nhiều đầu sách. Nhà văn hóa hoạt động theo mô hình tự quản, cùng lúc có ba câu lạc bộ (CLB): CLB văn nghệ, CLB đọc sách, CLB thể dục thể thao. Cùng với đời sống văn hóa được nâng lên, cảnh quan môi trường không ngừng được cải thiện. Cư dân Nguyễn Văn Thọ cho biết: “Người dân chúng tôi đã chung tay gìn giữ những hàng cây cổ thụ, ao hồ, mặt nước tại địa phương… để trở thành không gian sống xanh, sạch cho làng quê. Nhân dân còn đóng góp hàng chục triệu đồng để kè bờ ao, dựng lan can sắt, đổ bê-tông lề đường, đặt ghế đá, xây bồn trồng thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan sạch, đẹp…”.

Ứng Hòa từng là địa bàn xếp trong “tốp cuối” của thành phố trong nhiều hoạt động. Nhưng bây giờ, đến Ứng Hòa, ai cũng ngỡ ngàng về sự thay đổi khi nhà cửa khang trang, các tuyến đường sạch, đẹp. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không chỉ thể hiện ở những con số thống kê, mà đã đi vào cuộc sống đời thường của người dân. 145/145 thôn của huyện đều có nhà văn hóa, có các CLB văn hóa-thể thao để tập hợp người dân.

Nhìn lại những năm trước, khi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mới tổ chức cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp”, nhiều người nghĩ các địa phương sẽ chỉ chọn một vài tuyến đường, hay thôn làng để trang hoàng phục vụ đi thi. Nhưng Sở Văn hóa và Thể thao lại mong muốn việc tổ chức cuộc thi là một “mồi lửa”, để từ đó lan tỏa phong trào. Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Nguyễn Thành Tuyên chia sẻ: “Danh hiệu văn hóa không phải cái gì xa xôi, mà là chúng ta tạo ra môi trường văn hóa. Ở nhà là mô hình Gia đình văn hóa, ra xã hội là các mô hình Làng, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan văn hóa… Muốn cải thiện môi trường văn hóa thì phải có không gian văn hóa cho nhân dân sinh hoạt. Cùng với đó, môi trường cảnh quan cũng phải giàu tính nhân văn. Việc giữ gìn môi trường cảnh quan không chỉ tạo cảnh quan sạch đẹp, mà còn góp phần “rèn” nếp sống mỗi người. Khi cảnh quan sạch đẹp, thì muốn vứt rác bậy người ta cũng phải suy nghĩ. Nếp sống văn hóa, văn minh vì thế được nâng dần lên”.

Tại Ba Vì, từ cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp”, huyện đã cụ thể hóa thành cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” triển khai liên tục qua nhiều năm. Người dân thấy lợi ích nên tích cực hưởng ứng. Chỉ từ đầu năm 2024 đến nay, huyện đã huy động xã hội hóa được hơn 22,9 tỷ đồng trang trí đường làng, ngõ xóm, trồng mới 13.461 cây xanh, lắp hơn 2.000 camera an ninh, 228 hộ dân tại các thôn hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Hàng loạt tuyến đường hoa xuất hiện. Toàn bộ 303 nhà văn hóa thôn ở Ba Vì đều được lắp đặt wifi miễn phí, với nguồn kinh phí chủ yếu do nhân dân đóng góp. Chưa phải là “điển hình tiên tiến”, nhưng từ đầu năm 2024 đến nay, xã Phú Châu đã xã hội hóa được 400 triệu đồng để thực hiện cuộc thi Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn. Với số tiền và ngày công được đóng góp, nhân dân ở Phú Châu đã tiếp tục làm cổng chào, thay thế hệ thống đèn chiếu sáng, vẽ tranh bích họa, lắp gương cầu lồi bảo đảm an toàn giao thông, trồng hoa, cây ở các tuyến đường… Bộ mặt của Phú Châu ngày càng sạch đẹp.

Những cán bộ ngành văn hóa thường bảo: Muốn tìm hiểu về đổi thay trong môi trường văn hóa thì không chỉ đến những quận “điển hình” như quận Ba Đình, quận Long Biên, hay những huyện đi đầu về nông thôn mới như: Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm… mà còn phải đến vùng xa, những địa bàn khó khăn. Quả tình, những địa bàn vùng sâu, vùng xa của Hà Nội là minh chứng sinh động cho những thành tựu trong xây dựng đời sống văn hóa của thành phố Hà Nội.

“Nâng tầm” cho các tiêu chí

Những tiêu chí của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là tiêu chí chung. Nhưng cuộc sống luôn đa sắc màu. Bởi thế, mỗi địa phương lại dựa trên đặc trưng, thế mạnh của mình để lựa chọn cách làm, hướng đi mũi nhọn, để lan tỏa sang những hoạt động khác. Và những cách làm hay, lại có sức lan tỏa không chỉ riêng địa phương mình. Chẳng hạn, khi triển khai cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, huyện Đan Phượng có nhiều sáng kiến, sáng tạo, thí dụ như tổ chức chấm thi theo tháng, động viên kịp thời những cách làm hay; Đan Phượng cũng đi đầu trong vận động nhân dân đóng góp tiền lắp thiết bị chiếu sáng. Kinh nghiệm này được các địa phương khác học tập.

Đối với nhà văn hóa, thiết chế là phần “vỏ”, hoạt động mới là phần “ruột”. Huyện Đông Anh là địa bàn nổi bật trong khai thác nhà văn hóa trên toàn địa bàn. Tuỳ thuộc vào điều kiện của các địa phương mà những CLB văn hóa-thể thao ra đời. Nơi có thế mạnh về nghệ thuật truyền thống thì thành lập CLB tuồng (như các thôn ở xã Cổ Loa, Xuân Nộn) hay CLB âm nhạc truyền thống, nơi có phong trào thơ ca phát triển thì thành lập CLB thơ, hay có nơi lại là CLB khiêu vũ… Riêng CLB thể thao thì hầu như thôn, làng nào cũng có phong trào hết sức sôi động.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh chia sẻ: “Thành ủy luôn quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng văn hoá con người Thăng Long – Hà Nội qua triển khai Chương trình số 06-CTr/TU (trước đây là Chương trình 04) về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó, xây dựng văn hóa, con người là yếu tố quan trọng và xuyên suốt. Với đặc thù là Thủ đô nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn chú trọng những nét đặc trưng riêng của mình. Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP Quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn/Tổ dân phố văn hóa/Xã/Phường/Thị trấn tiêu biểu. Nghị định nêu rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn công nhận danh hiệu; hướng dẫn cách thức đánh giá, bình xét các danh hiệu thi đua. Việc phân cấp như vậy sẽ là cơ sở để thành phố ban hành những tiêu chí mang tính đặc thù”.

Từ việc phân cấp cho thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan lấy ý kiến chuyên gia, chính quyền cơ sở và người dân để tham mưu thành phố ban hành quy định đặc thù về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu văn hóa. Là người trực tiếp tham gia công tác vận động, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Bùi Minh Hoàng cho biết: “Có rất nhiều cách làm hay của các địa phương trong xây dựng môi trường văn hóa như: Mô hình tuyến đường, ngõ phố xanh, sạch, đẹp; mô hình thôn thông minh; mô hình gìn giữ phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch… Dịp này, chúng tôi sẽ tham mưu thành phố đưa vào quy định chi tiết trong công nhận danh hiệu văn hóa; hoặc khuyến khích các địa phương thực hiện. Như vậy, khi triển khai Nghị định 86/2023/NĐ-CP trên thực tế, việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng các mô hình văn hóa sẽ được nâng tầm, mang đặc trưng của Hà Nội”.

Cùng với việc xây dựng những mô hình văn hóa, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng đang có tác dụng tích cực rõ nét vào xây dựng văn hóa – con người Hà Nội. Tuy nhiên, việc kiến tạo môi trường văn hóa trong cộng đồng còn không ít khó khăn, mà khó khăn hiện nay tập trung tại những khu đô thị lớn. Nhiều nơi, mỗi tòa chung cư có đến vài trăm hộ gia đình quy mô tương đương một tổ dân phố, nhưng lại chưa có không gian văn hóa, không gian sinh hoạt cộng đồng tương ứng. Điều này đặt ra bài toán mà thành phố Hà Nội cần có lời giải sớm.

Theo nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/kien-tao-moi-truong-van-hoa-cho-cong-dong-220000.htm

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Phú Thọ trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Phú Thọ nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển cùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Bình, Cần Thơ.Trụ cột Vốn con người và nghiên cứu phát triển là trụ cột thứ hai trong năm...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Cùng tác giả

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Cùng chuyên mục

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất