Powered by Techcity

Khu Dù – Điểm đến hấp dẫn


Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn thông kết nối thuận tiện; đầy đủ hệ thống chỉ dẫn; dịch vụ ăn uống, mua sắm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch… đã khiến khu Dù, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Khu Dù - Điểm đến hấp dẫn

Du khách trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Khu Dù nằm ở trung tâm xã Xuân Sơn, trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Nơi đây là địa danh có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, giàu bản sắc, đặc trưng là di sản văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số như: Nhà ở và trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc, phong tục tập quán, ẩm thực dân gian… Khu Dù hiện có 78 hộ với gần 300 nhân khẩu với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Dao và người Mường chiếm tới 97% dân số. Qua hàng trăm năm cùng nhau sinh sống, khai khẩn đất đai, xây dựng cuộc sống, mối quan hệ gắn bó giữa người Mường với người Dao luôn được giữ vững. Đồng bào các dân tộc trong khu cùng nhau chia sẻ khó khăn, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết thi đua lao động, phát triển sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương.

Trước đây người dân trong khu Dù cũng như người dân xã Xuân Sơn sinh sống chủ yếu tự cấp, tự túc với nghề trồng lúa nước, lúa nương, trồng một số cây hoa màu như ngô nếp, sắn, khoai nương và chuối, đu đủ, bưởi, mía… nuôi trâu, bò, dê, lợn, vịt, ngan, ngỗng, đặc biệt là nuôi gà nhiều cựa (gà tiến vua). Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, củng cố cơ sở vật chất, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, hoàn thành việc chỉnh trang nhà văn hóa và cảnh quan khu Dù tạo điểm nhấn trong quần thể du lịch tại địa phương. Vì thế, trung bình mỗi năm, đã đón trên 8.000 lượt khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm tại đây.

Một ngày ở khu Dù, du khách sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của kiểu thời tiết đặc trưng 4 mùa: Buổi sáng mát mẻ như mùa Xuân, buổi trưa ấm áp của mùa Hè, buổi chiều hiu hiu như mùa Thu, buổi tối trời se lạnh như mùa Đông. Đã vài lần cùng bạn bè và gia đình đến trải nghiệm, lưu trú tại homestay, chị Nguyễn Thị Hoài Thu đến từ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ: “Mình và bạn bè thường đến Xuân Sơn vào mùa hoa dã quỳ nở để lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời. Với điều kiện khí hậu mát mẻ, trong lành, chúng tôi chọn khu Dù làm điểm dừng chân và tổ chức các hoạt động team building ngoài trời, đốt lửa trại vào buổi tối và thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây. Dường như bộn bề của cuộc sống thường nhật đã tan biến trong thiên nhiên kỳ vĩ”. Với hơn 1.200 loại thực vật, 365 loài động vật, trong đó có 46 loài động vật ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong Sách đỏ thế giới, khu Dù là điểm lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Khu Dù - Điểm đến hấp dẫn

Đến với điểm du lịch cộng đồng khu Dù, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản núi rừng.

Đến với khu Dù, du khách không chỉ được thăm quan, trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống mà còn được cùng đồng bào dân tộc tham gia các loại hình diễn xướng dân gian như: Chàm Đuống, hát Ví, hát Rang, đánh cồng chiêng, múa sạp,… Thưởng thức ẩm thực truyền thống như: Gà nhiều cựa, lợn lửng, lợn rừng, vịt suối, dê núi, rau sắng, rau bò khai, thịt chua, cơm lam, rượu ngô, chè shan tuyết,… Hệ thống giao thông được đầu tư, cơ sở hạ tầng chỉnh trang, hệ thống biển chỉ dẫn và hệ thống 6 nhà hàng phục vụ ăn uống với công suất phục vụ tối đa 3.000 lượt khách/năm.

Đồng chí Hà Thị Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn cho biết: “Căn cứ vào tình hình phát triển du lịch thực tế tại khu Dù và các tiêu chí công nhận điểm du lịch được quy định tại Luật Du lịch năm 2017, Nghị định 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch thì khu Dù đã đáp ứng các điều kiện để công nhận thành điểm du lịch cấp tỉnh. Chính quyền địa phương mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, đầu tư nhằm xây dựng hoàn thiện điểm du lịch; tăng cường công tác hỗ trợ quảng bá xúc tiến điểm đến; hướng dẫn xây dựng và khai thác sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch tại điểm; hướng dẫn công tác đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch sau khi điểm du lịch được công nhận”.

Hồng Nhung



Nguồn: https://baophutho.vn/khu-du-diem-den-hap-dan-222829.htm

Cùng chủ đề

Hướng tới phát triển du lịch cộng đồng ở Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy ở Mỹ LungVề Mỹ Lung những ngày cuối năm chuẩn bị đón Tết...

Khách quốc tế thích thú trải nghiệm du lịch làng cổ Hùng Lô

Ngày 25/1, đoàn khách quốc tế đến từ Pháp và Thụy Sỹ đã ghé thăm làng cổ Hùng Lô trong tour du lịch đường sông từ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lên thành phố Việt Trì.Những ngày này, trong tiết trời Xuân ấm áp, nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đã đến với làng cổ Hùng Lô, TP Việt Trì - điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của vùng Đất Tổ.Làng cổ Hùng Lô (thành...

Sẵn sàng đón khách du lịch

Phú Thọ - đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam hiện lưu giữ kho tàng di sản văn hoá vô giá. Trong tổng số gần 260 lễ hội được tổ chức hàng năm, có tới gần 150 lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng. Xác định đây là “cơ hội vàng” để du lịch Đất Tổ khai thác thế mạnh du lịch văn hóa tâm linh, năm nay, với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa,...

Màu xanh trở lại nơi cơn lũ đi qua

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, về thăm xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, trên các cánh đồng, ruộng lúa đã thấy màu xanh mát mắt của mạ non và những luống rau đang đến kỳ thu hoạch. Ngắm nhìn khung cảnh trước mắt, nếu ai chưa đến đây thì thật khó hình dung được chỉ mấy tháng trước, nơi này từng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 - Yagi.Ngược dòng thời...

Họa mi vương vấn

Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.Hà Nội có 12 mùa hoa nhưng cúc họa mi vẫn là loài hoa đặc biệt mang cốt cách của người Hà Nội.Tôi thích Hà Nội những ngày đầu đông như...

Cùng tác giả

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Cùng chuyên mục

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Đền Hùng ngày cuối năm

Đất Tổ Vua Hùng là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ ngày nay được ví như “bảo tàng” của văn hóa dân tộc Việt với những dấu ấn văn hóa đậm nét, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng gắn với thời đại Hùng Vương.Những ngày cuối năm, hàng nghìn người dân đất Việt lại thành...

Thơm hương bồ kết

Chiều cuối năm - những thời khắc cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều gia đình vẫn có thói quen đun nước “dược liệu” để tắm gội. Không phải từ những thứ xa xỉ đó đều là các loại lá cây đơn giản, dân dã như: Bồ kết, mùi già, vỏ bưởi, lá bưởi, lá xả... Tắm nước lá cây chiều cuối năm là một tục lệ phổ biến, cũng là nét đẹp văn hóa được nhiều...

Tết này, chơi đâu

Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp, năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Khách quốc tế thích thú trải nghiệm du lịch làng cổ Hùng Lô

Ngày 25/1, đoàn khách quốc tế đến từ Pháp và Thụy Sỹ đã ghé thăm làng cổ Hùng Lô trong tour du lịch đường sông từ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lên thành phố Việt Trì.Những ngày này, trong tiết trời Xuân ấm áp, nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đã đến với làng cổ Hùng Lô, TP Việt Trì - điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của vùng Đất Tổ.Làng cổ Hùng Lô (thành...

Gia vị trong mâm cỗ Tết

Nói đến ẩm thực Việt Nam là nói đến sự tinh tế, đa dạng trong cách chế biến của mỗi vùng miền. Để tạo nên sự tinh tế, đa dạng ấy, bên cạnh các loại nguyên liệu thì không thể thiếu các loại gia vị. Mỗi một loại thực phẩm thường đi kèm với những loại gia vị riêng gợi nên hương vị đặc trưng, phẩm vị của riêng món ăn đó. Dùng gia vị là nghệ thuật của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất