Powered by Techcity

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường


Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Lời tòa soạn: Mo là một trong những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, giữ vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, bao hàm giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường. Năm 2020, Mo Mường được chọn là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Phú Thọ là một trong 7 tỉnh tham gia xây dựng hồ sơ. Giữ lửa và truyền lửa cho di sản Mo – điều tưởng chừng không khó lại đang là vấn đề cần được khơi nguồn trong cộng đồng người Mường ở Phú Thọ hiện nay.

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

“Nếu không có Mo thì không phải người Mường” – Đó là lời khẳng định chắc nịch của đồng bào dân tộc Mường mà chúng tôi được gặp trong quá trình đến với những vùng đất Mường trên địa bàn tỉnh. Trải qua “rêu phong” của thời gian, quá trình “gạn đục khơi trong” để tồn tại, cùng những nét độc đáo của Mo Mường và câu chuyện về những thầy Mo quá nửa cuộc đời gắn bó với vai trò “người kế nghiệp” ước mong mãi lưu giữ, lan tỏa để Mo Mường trường tồn bất biến với thời gian khiến chúng tôi hiểu hơn giá trị của Mo Mường.

Ông Mo “danh chính ngôn thuận”

Những ngày cuối năm, thầy Mo Hà Văn Rạch, khu Chiềng, xã Thú Cúc, huyện Tân Sơn lúc nào cũng bận rộn “tay nải” đi làm lễ. Vừa xong lễ mo nhà này đã có nhà khác đón đi. Cuối năm, người về nhà mới, người dựng vợ gả chồng, người đến tuổi cầu thọ… mọi việc đều không thể thiếu ông Mo. Nối nghiệp cha từ năm 18 tuổi, ban đầu chỉ là phụ “điếu đóm”, học từ những thao tác nhỏ nhất, những lễ mo đơn giản nhất. Ngoài 20 tuổi, sau khi thuần thục các áng mo, ông Rạch mới chính thức được cấp lễ làm thầy.

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Thầy Mo Hà Văn Rạch (ở giữa), xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn chia sẻ về túi Khót của thầy cúng

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Theo chân Mo Rạch tại một lễ Mo cầu thọ, chúng tôi mới thấy được sự “uy nghi”, vai trò quan trọng của thầy Mo trong đời sống của bà con đồng bào Mường. Mọi thứ được gia chủ chuẩn bị sẵn sàng nhưng chưa thể bắt đầu làm gì khi chưa có sự xuất hiện của thầy Mo.

Đến trước ban lễ, mở chiếc túi Khót đựng những vật thiêng để hộ thân và tăng thêm sức mạnh cho ông Mo. Ông Rạch bắt đầu nghi lễ cúng với các đồ vật gồm: Quạt, rìu, đá hình dấu chân, cảo (thanh tre nứa). Theo ông Rạch đó là những vật dụng không thể thiếu của ông Mo khi làm lễ. Quạt để ông Mo vừa cầm vừa nói, phụ trợ trong các hoạt động xuyên suốt buổi cúng; rìu tượng trưng cho trời; đá hình dấu chân tượng trưng cho bàn chân con người để đi theo sự dẫn dắt không bị lầm đường lạc lối; cảo để giúp ông Mo kết nối âm – dương. Xuyên suốt lễ cúng, tất cả những thành viên có mặt đều làm theo hướng dẫn của Mo Rạch, không ồn ào cũng không vội vã, bởi theo Mo Rạch mọi thứ trong Mo đều có lớp lang, tuần tự.

Nếu như Mo Mường là giá trị văn hóa tâm linh, tinh thần trong đời sống của đồng bào Mường thì ông Mo chính là chủ thể, là trung tâm, giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong thực hành các nghi lễ này. Ông Mo gắn bó với cuộc đời mỗi người dân Mường từ khi sinh ra, khôn lớn, trưởng thành cho đến khi nhắm mắt xuôi tay về Mường ma và vẫn thường được ví như người cha thứ 2 nhưng người cha này có “thế lực”, “uy lực” khác với người bình thường.

Theo số liệu kiểm kê di sản Mo Mường của Sở VH, TT&DL, toàn tỉnh có 31 nghệ nhân thực hành di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn huyện Tân Sơn và Yên Lập và không có nữ làm thầy Mo. Họ là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, phong tục, là người có uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đình Thưởng (ngoài cùng bên phải) là nghệ nhân Mo duy nhất được phong tặng danh hiệu đến thời điểm hiện tại

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Nghệ nhân Thưởng là đời thứ 3 kế tục và đã có 37 năm nối gót cha trở thành nghệ nhân Mo có tiếng trong và ngoài huyện; việc lớn, việc bé trong xóm, trong vùng cũng đều nhờ cậy vào ông thế nên ông Thưởng lúc nào cũng bận rộn. Ngoài các lễ Mo trong khuôn khổ gia đình, ông còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa cộng đồng của đồng bào Mường như: Lễ rước vía lúa, lễ đóng cửa rừng dịp cuối năm, mở cửa rừng dịp đầu năm… và tham gia các lớp truyền dạy văn hóa Mường với vai trò người hướng dẫn.

Theo nghệ nhân Thưởng: Ông Mo là người chủ trì hoạt động của lễ thức Mo. Mỗi lễ thức của mo có sự tham gia của nhiều người, nhiều nghi thức. Ông Mo tổ chức lễ thức, điều hành việc chuẩn bị lễ vật, hướng dẫn các thành phần tham dự lễ, phục lễ và quan trọng nhất là diễn xướng mo. Ông Mo là người có khả năng kết nối với thần linh là người có đủ “quyền năng” để giải quyết thỏa đáng mọi nhu cầu tín ngưỡng trong nghi lễ mo.

Ông Thưởng chia sẻ: Với vai trò là thầy Mo và được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, tôi thấy mình càng phải có trách nhiệm phát huy giá trị của di sản bằng cách gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau. Khi mình còn có đủ sức khỏe thì mình phải cố gắng làm hết sức có thể để Mo Mường không bị thất truyền.

Người Mường luôn trân trọng và coi trong sự hiện diện của ông Mo, bởi thế ông Mo không phải là một nghề. Bởi đã là nghề thì phải có thu nhập còn ông Mo hiện diện trong đời sống của người Mường có trách nhiệm kết nối “âm – dương”, truyền tải ước vọng, mong cầu của con người cũng như nhắc nhở mỗi người phải sống tốt đẹp hơn mỗi ngày. Không phải ai cũng làm được thầy Mo và làm thầy Mo cũng không phải để giàu.

Những ông Mo “dân phong”

Xưa nay, trong nhiều vấn đề mang tính cộng đồng, chúng ta vẫn hiểu rằng “Danh có chính thì ngôn mới thuận” thế nhưng thực tế tại các bản làng người Mường, những người dù chưa được công nhận nghệ nhân ưu tú, thậm chí không nằm trong danh sách thầy Mo dù có tới 40-50 năm thực hành Mo Mường nhưng họ vẫn được người dân coi trọng, tin tưởng và xuất hiện trong các việc trọng đại của gia đình người Mường. Họ chính là những thầy Mo dân phong, có “danh xưng” nhưng lại không “chính danh”.

Theo số liệu năm 2021, huyện Thanh Sơn có 140.000 dân với 32 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Mường chiếm 60% với khoảng 84.000 người. Ấy vậy, trong đợt kiểm kê di sản được Sở VHTT&DL thực hiện năm 2023, huyện Thanh Sơn lại không có Mo Mường. Tại sao lại có nghịch lý đó? Dù thầy Mo có vai trò cực kỳ quan trong trong đời sống người Mường.

Điển hình như ông Đinh Văn Thành sinh năm 1955 và hiện đang cư trú tại khu 11 Đồng Chỏm, xã Tất Thắng. Ông là một trong những “cây đa cây đề” thực hành được nhiều loại hình văn hóa người Mường, trong đó có Mo Mường. Tiếng tăm vang xa khỏi đất Tất Thắng và khu vực lân cận. Ông có mặt trong hầu như mọi nghi lễ của Nhân dân địa phương cũng như các lớp truyền dạy, bảo tồn văn hóa Mường từ huyện đến tỉnh.

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Dù đã dành 43 năm theo đuổi sự nghiệp bảo tồn văn hóa Mường trên mảnh đất quê hương, trong đó có Mo Mường, được Nhân dân tín nhiệm giữ cả hai chức vụ Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu dân cư, quản cả việc “âm” lẫn việc “trần” mà dường như nghệ nhân Thành vẫn bị “bỏ quên” trong công cuộc kiểm kê di sản Mo Mường.

Hay như xã Tu Vũ là thủ phủ của dân tộc Mường ở huyện Thanh Thủy với dân số gần 7.000 người. Đồng chí Khuất Đình Quân – Cán bộ văn hóa xã Tu Vũ xác nhận: “Xã không có thầy Mo mà chỉ có 3 thầy cúng chuyên đảm nhiệm các phần việc “âm”, chăm sóc tâm linh và cúng bái cho bà con Nhân dân địa phương”.

Ông Đinh Văn Chiến sinh năm 1967, hiện nay trú tại khu 18 là thầy cúng nổi tiếng hơn cả của xã Tu Vũ. Ông là đời thứ 6 được truyền dạy những nghi thức cúng bái của người Mường. Từ năm 2007, ông Chiến “một mình một ngựa” rong ruổi xe máy khắp các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình để học những bậc thầy về văn hóa Mường, trong đó có Mo Mường. Đó thật sự là một cuộc hành hương tìm lại những mảnh ghép văn hóa quê hương đã mất. Trải qua 17 năm, ông Chiến đã lĩnh hội được một vốn kiến thức văn hóa Mường nhất định thế nhưng đến nay ông Chiến vẫn chỉ là thầy cúng.

Điều đó để thấy rằng con số 31 nghệ nhân được thống kê chỉ mang tính chất tương đối. Trong cộng đồng người Mường, vẫn luôn tồn tại nhiều thầy Mo được “dân phong”. Họ là những người “rút ruột nhả tơ”, tuy vô danh nhưng cần mẫn bảo vệ di sản đáng tự hào của người Mường.

Việc được công nhận là thầy Mo hay được Nhà nước vinh danh chính là niềm tự hào cho cá nhân thầy Mo và cộng đồng Mường, khẳng định những cống hiến và khuyến khích họ tiếp tục đóng góp cho công cuộc bảo tồn di sản. Tuy nhiên, vinh danh không phải yếu tố duy nhất quyết định sự sống của di sản này. Quá trình phát triển của đời sống, xã hội cùng sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong cùng khu vực địa bàn cư trú đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa của người Mường. Thực tế, tại tỉnh Phú Thọ, số lượng thầy Mo đang giảm dần và già hóa, khiến cho Mo Mường – một di sản đang sống gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc lưu giữ, bảo tồn, vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập đến trong kỳ tiếp theo.

Thanh Trà – Thu Hương – Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/khoi-nguon-dong-chay-mo-muong-225166.htm

Cùng chủ đề

Yên Sơn nỗ lực thoát nghèo

Yên Sơn là xã miền núi thuộc huyện Thanh Sơn, hiện có 1.780 hộ với 7.800 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, được phân bố tại 12 khu hành chính. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã đã tập trung nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình 135 - giảm nghèo bền...

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có...

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham...

Người uy tín nêu gương sáng

Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Cao Lan, những năm qua, ông Âu Đức Hợi, làng Ngọc Tân (khu 13), xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng luôn tích cực nêu gương, trở thành “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.Ông Âu Đức Hợi...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng.Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Cùng tác giả

Giúp người nghèo tiếp cận thế giới số

Kiệt Sơn là xã miền núi của huyện Tân Sơn với hơn 86% dân số là người Mường, kinh tế của người dân còn khó khăn, việc tiếp cận công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, kể từ khi chương trình viễn thông công ích được triển khai, cuộc sống người dân nơi đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Ông Hoàng Đại Nguyên, khu Chiềng Lớn, xã Kiệt Sơn, là một trong những hộ nghèo được...

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã tạo động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 16 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ 10-15 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần...

Cùng chuyên mục

Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 16 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ 10-15 km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần...

Trao quà Tết cho hộ nghèo

Ngày 24/12, Ủy ban MTTQ huyện Hạ Hòa phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực VII và UBND xã Tứ Hiệp tổ chức chương trình trao quà Tết “Tương thân, tương ái” tại xã Tứ Hiệp, huyện Hạ Hòa.Lãnh đạo UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện và đại diện cơ quan Kiểm toán Nhà nước khu vực VII trao quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế tại xã...

Ký ức xanh ngời…

Ngày hội trường, cậu bạn từ miền Trung cũng ra kịp chuyến tàu chiều để sáng hôm sau từ Hà Nội về thăm trường cũ. Mọi khi ồn ào thế, mọi khi "ăn sóng, nói gió” thậm chí có cả chút bặm bụi công trường. Thế mà lần này... Cứ nhìn bạn đứng nép bên cô giáo chủ nhiệm đã gần 80 tuổi để chụp ảnh thì biết, như một cậu học trò nhỏ ngày nào, mới vào học...

Lao xao tiếng phố về đêm

Hai giờ sáng, phố say giấc. Bóng tối trùm riết lấy mấy ngôi nhà, chỉ còn thừa những ngọn đèn ngoài cửa. Trong thinh lặng, tôi nghe tiếng bánh xe kéo.Loại âm thanh phát ra từ bánh xe, thỉnh thoảng cộm đá làm thùng xe kêu lên lộc cộc. Nó vang dài từ đầu hẻm tới trước cổng nhà rồi dừng lại phút chốc.Từ mái hiên ngó sang, một bóng lưng khuỵu cong xuống để nhấc lên bao rác....

Ngày hội sách và tuổi trẻ Phú Thọ

Từ ngày 21/12/2024 đến 5/1/2025, tại sân Trung tâm thương mại Vincom Plaza Việt Trì (đường Hùng Vương, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) diễn ra hội sách Xuân với chủ đề “Ngày hội sách và tuổi trẻ Phú Thọ”.Bạn đọc trẻ xem và mua sách.Hội sách mang đến hàng loạt các ấn phẩm đa dạng, phong phú ở các thể loại như: Truyện tranh thiếu nhi, văn học tuổi trẻ, tiểu thuyết, trinh thám, các sách tham...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em là những nội dung trọng tâm của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Triển khai dự án, Hội LHPN huyện Tân Sơn đã tập trung tổ chức thành lập và duy trì hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng với các thành viên...

Rực rỡ mùa Giáng sinh

Lễ Giáng sinh 2024 đã cận kề. Trên khắp phố phường và tại các xứ đạo, những cây thông lớn, các mô hình hang đá đã được trang trí xong, cùng ánh đèn lung linh... làm cho không gian thêm rực rỡ sắc màu, mang đến những hình ảnh vui tươi, ấm áp.Những quầy hàng bày bán đồ trang trí với những sắc màu rực rỡ, lấp lánh của cây thông Noel, người tuyết, chuông bạc, bóng đèn trang...

Đắm say câu hát ả đào

Ấn tượng, lôi cuốn, đậm tính nghệ thuật... là cảm nhận của đông đảo du khách khi lần đầu thưởng thức bài Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” được trình diễn trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ thuật tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Ca nương Thúy Quỳnh biểu diễn tiết mục Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ...

Huy động gần 270 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục

Thời gian qua, huyện Phù Ninh đã dành mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục nhằm phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia.Nhờ được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, Trường MN Trung Giáp, xã Trung Giáp có điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.Tính từ đầu năm 2021 đến...

Những người thêu mùa Xuân lên áo

Người thắp lửaNgười Dao đỏ ở Tân Quang vốn là dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang từ xã Trùng Khánh (Na Hang) di dân về.Khi mới về quê mới, có những người phụ nữ mới chỉ qua tuổi đôi mươi, cũng có những người đã lên chức bà, chức mẹ. Ngày mới về, trong những chiều cuối năm mưa bay lất phất như hôm nay, nhiều người giấu tiếng thở dài và nỗi nhớ thương quê cũ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất