Powered by Techcity

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế


Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tập huấn kĩ thuật chọn phôi, thiết kế nhà trồng và chăm sóc nấm bào ngư xám tại xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Nguồn ảnh: Nhóm nghiên cứu.

Xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng là địa phương được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu: “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào các DTTS và miền núi” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Uỷ ban Dân tộc là cơ quan quản lý.

Tân Hưng có vị trí gần cửa biển Trần Đề, chịu ảnh hưởng nặng bởi hạn hán và xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô. Đây cũng là xã có tỉ lệ cao dân số là đồng bào Khmer, với sinh kế chủ yếu dựa vào trồng lúa và chăn nuôi bò, heo. Trước tình trạng hạn mặn, các cấp chính quyền địa phương kêu gọi chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và áp dụng các giải pháp, kỹ thuật mới trong nông nghiệp nhằm từng bước ứng phó với BĐKH.

Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu của địa phương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng và Đại học Cần Thơ điều tra khảo sát và thiết kế mô hình Làng Nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH (gọi tắt là mô hình CSV) với trọng tâm đặt tại ấp KoKo và Tân Quy B thuộc xã Tân Hưng. Mô hình CSV kết hợp 8 giải pháp nông nghiệp nông minh thích ứng với BĐKH (CSA) vào trong 03 hoạt động chính là chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám tận dụng nguồn lực địa phương, chăn nuôi bò thích ứng và chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn trong vụ ba.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, sau khi triển khai thực hiện, mô hình CSV đã được hình thành. Ở nhóm chăn nuôi, các hộ đồng bào dân tộc Khmer đã được tập huấn về kĩ thuật chăn nuôi bò thịt, thực hành ủ rơm rạ làm thức ăn vỗ béo cho bò thịt. Chất thải một phần được tận dụng để làm nguyên liệu cho hầm biogas, phần còn lại được bán đến các cơ sở nuôi trùn quế tại địa phương. Ở trại trùn quế, trùn thành phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi gà đen, đệm trùn được thu gom làm phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất lúa và rau, qua đó khép kín vòng tuần hoàn ngay tại địa phương.

Ở hoạt động trồng nấm, cũng đã hỗ trợ kinh phí tập huấn và lựa chọn 03 hộ làm điểm trình diễn. Nấm thành phẩm đã được tiêu thụ hết tại địa phương ngay sau những vụ trồng đầu tiên. Sản phẩm cũng có nhu cầu lớn ở địa phương vì ở đây có đông người ăn chay. Trồng nấm tương đối phù hợp với gia đình ít lao động, tuổi cao góp phần tạo việc làm tại chỗ.

Với nỗ lực chuyển đổi cây trồng cạn, đề tài cũng giới thiệu các kỹ thuật trồng các cây trồng cạn tiềm năng thay thế cho vụ ba và phù hợp với đặc điểm canh tác của đồng bào Khmer. Một số cây tiềm năng được xác định như củ dền, cây sen và dưa hấu. Người dân cũng được tập huấn kết nối với thị trường và học hỏi từ các mô hình kinh doanh thuận thiên.

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào DTTS và miền núi

Triển khai một số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tại Gia Lai về lĩnh vực xã hội và nhân văn đã mang tính ứng dụng cao đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa DTTS và góp phần phát triển du lịch, nâng cao sinh kế và đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS. Trong ảnh: Phát triển nghệ thuật múa dân gian của đồng bào dân tộc Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Trong tháng 4/2024 đoàn kiểm tra của UBDT đã đến thăm, làm việc trực tiếp tại các hộ trình diễn mô hình, làm việc với chính quyền địa phương và nhóm thực hiện đề tài ghi nhận những kết quả tích cực bước đầu từ mô hình. Đoàn cũng trao đổi với nhóm thực hiện đề tài, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để tiếp tục các hoạt động tiếp, hướng đến nghiệm thu chính thức.

Tại tỉnh Tuyên Quang, trong giai đoạn 2021-2023, đã triển khai thực hiện trên 80 đề tài, dự án KH&CN, gồm 74 đề tài, dự án cấp tỉnh; 11 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi Trung ương quản lý; 03 đề tài, dự án cấp Quốc gia; 01 dự án thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh; phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công tác dân tộc; nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển kinh tế – xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi làm cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Một số đề tài tiêu biểu tập trung nghiên cứu về tri thức dân gian của một số DTTS trên địa bàn tỉnh như Tày, Dao, Pà Thẻn, Sán Dìu…nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh, như: “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Pà Thẻn gắn với phát triển du lịch tại xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”; “Nghiên cứu khai thác tri thức địa phương của một số DTTS gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang” …; “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi hàng hóa giống gà đen của người dân tộc Mông (nuôi sinh sản và thương phẩm) gắn với chế biến phát triển thành sản phẩm OCOP tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang”…

Tại tỉnh Hòa Bình, Sở KH&CN tăng cường thông tin về các kết quả nghiên cứu KH&CN mới có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, các mô hình kinh tế có thể áp dụng trên địa bàn vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn để Ban Dân tộc chỉ đạo chỉ đạo công tác dân tộc các huyện, thành phố hướng dẫn các xã lồng ghép các nguồn vốn chính sách dân tộc vào ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phát triển sản xuất ở vùng đồng bào DTTS.

Trong giai đoạn 2021-2023, tỉnh triển khai thực hiện một số đề tài, dự án KH&CN, nổi bật là năm 2023 triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” với các mục tiêu cụ thể là: làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng DTTS; đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Còn tại tỉnh Gia Lai, kết quả của chương trình phối hợp giữa Sở KH&CN và Ban Dân tộc được thể hiện rất rõ nét thông qua việc ứng dụng KH&CN để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đối với đồng bào DTTS là kết quả của các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2025 và các nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh. Đó là triển khai thực hiện 14 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2025, trong đó có 04 dự án do Trung ương quản lý đã được nghiệm thu (ví dụ: ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng vùng trồng chuyên canh cây có múi theo hướng VietGAP tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê và hồ tiêu trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Gia Lai…).

Đồng thời, 03 dự án ủy quyền địa phương quản lý đã được UBND tỉnh công nhận kết quả (Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế – xã hội tại xã đặc biệt khó khăn Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển cà phê, hồ tiêu và bơ tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất một số loại cây nông nghiệp tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai).

Cùng với đó, triển khai một số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh về lĩnh vực xã hội và nhân văn mang tính ứng dụng cao đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa DTTS và góp phần phát triển du lịch, nâng cao sinh kế và đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS như: “Thực trạng và giải pháp xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, “Sưu tầm, nghiên cứu và phát triển nghệ thuật múa dân gian của đồng bào dân tộc Ba Na và Jrai tỉnh Gia Lai gắn với phát triển du lịch”, “Sưu tầm và biên dịch các bài văn khấn trong lễ thức truyền thống của dân tộc Ba Na, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai”…

Bên cạnh tỉnh đã ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học làm nguồn tư liệu để triển khai các nội dung có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030…

Tại tỉnh Kiên Giang, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào DTTS, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số 254 đề tài, dự án đã và đang triển khai tại tỉnh, có khoảng 4% các đề tài, dự án đươc triển khai trực tiếp cho vùng đồng bào DTTS trong tỉnh, các đề tài, dự án còn lại cũng có một phần đóng không nhỏ nhằm nâng cao hoạt động sản xuất, tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm cho người đồng bào DTTS.

Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt là các mô hình ứng dụng KH&CN trong thực tiễn đã giúp đồng bào DTTS nâng cao kỹ thuật, trình độ sản xuất, tăng hiệu quả, cải thiện đời sống. Các đề tài, dự án chủ yếu triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung hoàn thiện các quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao; các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả được chuyển giao cho người dân vùng đồng bào DTTS. Lĩnh vực xã hội tập trung nghiên cứu, có giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa đồng bào DTTS; có giải pháp phát duy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, Ban Dân tộc và Sở KH&CN các địa phương khác cũng đã chủ động phối hợp thực hiện tốt trong công tác tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN liên quan đến xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn như: Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Khánh Hòa, Cần Thơ, Bình Phước, Kon Tum, Phú Yên…

Ban Dân tộc và Sở KH&CN của các địa phương cũng đã phối hợp chặt chẽ, tham mưu hiệu quả cho UBND cấp tỉnh trong xây dựng, ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng KH&CN, thực hiện lồng ghép trong triển khai các chính sách hỗ trợ, xây dựng mô hình sản xuất mới; tổ chức nghiên cứu phát hiện và lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả để tổ chức cộng đồng và người dân được tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm… tạo ra hiệu ứng lan tỏa rất tích cực, từ đó tăng tính ứng dụng trong thực tiễn của các nghiên cứu KH&CN trong lính vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Theo Thanh Huyền/baodantoc.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-phuc-vu-dac-luc-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tai-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-225992.htm

Cùng chủ đề

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Bàn giao bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại Lâm Thao

Ngày 21/1, tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 22 con bò cái giống sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã và xã Vĩnh Lại.Bàn giao bò giống cho các hộ nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã, xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao.Tham gia dự án, mỗi hộ...

Cẩm Khê Central Park: Cột mốc pháp lý quan trọng

Dự án Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê (gọi tắt là Cẩm Khê Central Park) đã đạt được một dấu mốc quan trọng khi chính thức được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất giai đoạn 1 vào ngày 16 tháng 01 năm 2025. Giai đoạn này bao gồm 156 thửa đất, được chứng nhận...

Kỳ I: Trợ lực kịp thời

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanhTừ khi chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 (Nghị quyết 22) của HĐND tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp triển khai hiệu quả.Trong đó, chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng cây gỗ lớn đã được các địa phương thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả quan trọng,...

Cùng tác giả

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Công ty CP TASA GROUP tổ chức hội nghị người lao động năm 2025

Ngày 7/2, Công ty CP TASA GROUP tổ chức gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ và hội nghị người lao động năm 2025 nhằm đánh giá, tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.Lãnh đạo Công ty tổ chức gặp mặt, mừng tuổi đầu Xuân.Năm 2024, Công ty CP TASA GROUP đã khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận....

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Cùng chuyên mục

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất