Powered by Techcity

Khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch


Là nơi thờ tự các Vua Hùng – Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Đền Hùng được đánh giá là điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển dịch vụ, du lịch mang nét đặc trưng riêng, thấm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời đại Hùng Vương.

Với những giá trị độc đáo riêng và nổi bật toàn cầu, năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Đền Hùng là Khu du lịch Quốc gia Đền Hùng, là tiền đề để tiếp tục phát huy giá trị di sản văn hóa, lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương gắn với phát triển dịch vụ, du lịch.

Khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch

Học sinh trải nghiệm cách làm bánh chưng tại tour du lịch học đường “Hướng về Đền Hùng”.

Với lượng khách tham quan và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ 6-8 triệu lượt mỗi năm, lượng khách du lịch đến tham quan, tham dự lễ hội tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chiếm khoảng 85-90% tổng lượt khách đến tỉnh… là cơ hội để Khu Di tích lịch sử Đền Hùng khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch.

Để thu hút khách du lịch về với cội nguồn dân tộc, những năm gần đây, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã được quan tâm đầu tư, xây dựng, tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục công trình với quy mô và kiến trúc tương xứng với vị thế, tầm vóc của Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Các hoạt động dịch vụ, du lịch được đầu tư với hệ thống quầy, cửa hàng kinh doanh dịch vụ bán hàng được bố trí hợp lý theo các khu vực cùng hệ thống các hồ cảnh quan, sân bãi rộng rãi để tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống các phòng nghỉ, nhà hàng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách nên lượng du khách đến thăm quan, lưu trú, mua sắm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày một tăng.

Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phạm Thị Hoàng Oanh cho biết: Để khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, du lịch, Khu Di tích đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên, chọn lọc những nhóm giải pháp trọng tâm, phù hợp với bối cảnh tình hình mới sau đại dịch COVID-19 để thu hút khách du lịch, tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ.

Thời gian tới, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tiếp tục kêu gọi đầu tư nguồn lực, xã hội hóa, liên doanh, liên kết với các đơn vị doanh nghiệp cùng tham gia khai thác hoạt động dịch vụ du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch, sản phẩm hàng hóa đa dạng, mang sức hấp dẫn riêng của đặc trưng văn hóa vùng Đất Tổ.

Tổ chức các hoạt động biểu diễn tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng như hát Xoan, hát chầu văn, đêm hội âm nhạc mang sắc màu Đất Tổ; tổ chức các chuyến du lịch đêm tại Đền Hùng, hội chợ ẩm thực Đất Tổ, biểu diễn nhạc nước, trình diễn sắc màu truyền thống của các dân tộc miền núi tại hồ Mai An Tiêm, hồ Mẫu, hồ Lạc Long Quân, hồ Phú Bùng; xây dựng, phát triển mô hình du lịch cộng đồng…

Việc tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch được Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trú trọng thực hiện. Ngoài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có cả về công tác quản lý, phục vụ, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu đón các đoàn khách quốc tế; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn về quản lý và tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch cho cán bộ quản lý; kỹ năng tuyên truyền, thuyết trình, giới thiệu, quảng bá; kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho viên chức, người lao động, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động dịch vụ tại Khu Di tích; tăng cường công tác quản lý, xây dựng môi trường kinh doanh dịch vụ thân thiện, an toàn.

Với những giải pháp cụ thể, việc khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ mang lại lợi ích cho Khu Di tích và cộng đồng người dân địa phương mà còn góp phần tạo cơ hội để du lịch Phú Thọ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Chi Hương



Nguồn: https://baophutho.vn/khai-thac-hieu-qua-cac-hoat-dong-dich-vu-du-lich-219187.htm

Cùng chủ đề

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Lời tòa soạn: Mo là một trong những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, giữ vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, bao hàm giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường. Năm 2020, Mo Mường được chọn là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn...

Cùng tác giả

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Nghề kinh doanh hoa tươi vào vụ Tết

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi ngày càng tăng cao, các cửa hàng kinh doanh hoa tươi ngày càng được mở rộng, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nghề cắm hoa đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều người.Chị Hoàng Thủy – Chủ cửa hàng hoa Hoàng Thủy ở phường Tiên Cát tất bật cắm hoa cho khách hàng vào những ngày cuối năm.Hiện nay hoa tươi được sử dụng...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất