Powered by Techcity

Khắc phục thiệt hại về cá lồng trên sông Đà


Từ ngày 24/6 đến sáng ngày 26/7, hồ thủy điện Hòa Bình đã mở 3 cửa xả đáy nhằm tiêu thoát lượng nước từ đầu nguồn đổ về, bảo đảm an toàn hồ cho hồ chứa. Tuy nhiên, việc mở cửa xả đáy hồ thủy điện làm mực nước sông Đà tăng cao, kéo theo lượng bùn thải và nguồn nước từ một số mỏ khai thác khoáng sản tràn ra khiến một số hộ nuôi cá lồng trên sông Đà thuộc huyện Thanh Thủy bị thiệt hại nặng.

Khắc phục thiệt hại về cá lồng trên sông Đà

Gia đình ông Mạc Kế Nghiệp thu gom cá lồng bị chết.

Dòng sông Đà bình thường vốn nước trong xanh ngăn ngắt, lững lờ trôi nhẹ từ tỉnh Hòa Bình, qua huyện Thanh Sơn xuôi qua Thanh Thủy để hợp về ngã ba sông vừa là cảnh đẹp nên thơ trữ tình, vừa là vựa nuôi cá lồng lý tưởng cho các hộ ven sông. Nhờ cá lồng, hàng chục hộ ven sông đã trở thành tỷ phú, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được xe ô tô, nhiều vật dụng đắt tiền phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Khắc phục thiệt hại về cá lồng trên sông Đà

Cá chết có hiện tượng trọc vảy, nổi nhọt nước ở khu vực vây sống lưng.

Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, do biến đổi khí hậu, thiên tai thường xuyên xảy ra, khi thì nước cạn kiệt, khi thì mưa lớn khiến Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phải mở cửa xả đáy khiến cho người nuôi cá lồng điêu đứng. Thời hoàng kim, chỉ tính riêng huyện Thanh Thủy đã có gần 200 lồng cá trên sông kéo dài từ xã Tu Vũ đến xã Xuân Lộc, có những hộ có tới 60-70 lồng cá, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá đặc sẳn như lăng, trắm đen, chép, nheo, ngạnh, diêu hồng… thu về tới hàng chục tỷ đồng tiền lãi.

Nhưng khoảng 5-6 năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng ở Thanh Thủy bắt đầu trở nên điêu đứng, nguyên nhân chính vẫn là do biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến thất thường. Đến nay, cả huyện chỉ còn khoảng trên dưới 50 lồng cá, nhưng cũng chỉ trong tình trạng cầm chừng, không còn được các chủ lồng đầu tư thâm canh như trước kia.

Khắc phục thiệt hại về cá lồng trên sông Đà

Cá giống diêu hồng bị chết.

Ông Mạc Kế Nghiệp, chủ hơn 30 lồng cá ở khu 1, xã Thạch Đồng, bị thiệt hại hơn 1,4 tỷ đồng do thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy trong những ngày vừa qua tâm sự: “Khi nhận được tin Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy số 1, gia đình tôi đã liên hệ để tiêu thụ bớt lượng cá đã đến tuổi xuất bán, vận chuyển một số cá giống và khu vực trong đê. Tuy nhiên, do lượng cá lớn, lại kèm thêm nhiều đợt mưa lớn trên thượng nguồn khiến nước dồn về nên không kịp tiêu thụ và vận chuyển dẫn đến lượng cá chết lớn, đến nay đã chết trên 10 tấn, chủ yếu là cá từ 1-3kg/con. Đây là lần thứ 4 gia đình tôi bị thiệt hại do thiên tai. Năm 2017, gia đình tôi chết trên 20 tấn cá, thiệt hại khoảng 2,8 tỷ đồng; năm 2020, bị chết khoảng 6 tấn; năm 2021 chết cũng khoảng 6-7 tấn; năm nay đã chết hơn 10 tấn rồi. Tính ra, từ năm 2017 đến nay, gia đình tôi bị thiệt hại do thiên tai lên đến hơn 5 tỷ đồng. Mấy ngày hôm nay, ngày nào cá cũng chết nổi trắng lồng, ngày ít 3-5 tạ, ngày nhiều lên đến hơn tấn. Giờ chúng tôi rất mong muốn các cấp, các ngành có chính sách hỗ trợ chúng tôi về kinh phí để mua con giống, tiếp tục khôi phục và phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Đà”.

Khắc phục thiệt hại về cá lồng trên sông Đà

Một lồng nuôi cá giống đang có hiện tượng lờ đờ nghi do sặc bùn, thiếu oxy

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 7h ngày 26/7, huyện Thanh Thủy có 2 hộ nuôi cá lồng thuộc xã Thạch Đồng có cá bị chết, trong đó có 2 lồng thiệt hại dưới 30% và 4 lồng thiệt hại trên 70%. Tổng lượng cá lồng bị chết trên 11 tấn, tổng thiệt hại trên 1,6 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Luyện – Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện, UBND xã Thạch Đồng tiến hành kiểm tra, đánh giá, thống kê mức độ thiệt hại để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, xem xét có chính sách hỗ trợ người nuôi; đồng thời động viên, hướng dẫn các gia đình bị thiệt hại, kịp thời thu gom, xử lý xác cá chết, vệ sinh làm thông thoáng mặt lồng nuôi để tránh gây ô nhiễm môi trường nước và giảm thiểu thiệt hại cho những lồng cá còn lại. Hướng dẫn người nuôi chuyển bớt các lồng có cá vào khu vực an toàn, đẩy mạnh tiêu thụ cá đã đủ tuổi xuất bán. Đồng thời, Phòng cũng thông báo với Chi cục Thủy sản, Sở TN&MT để tiến hành lấy mẫu nước kiêm tra, đề xuất biện pháp xử lý, hạn chế thiệt hại gia tăng. Đề nghị các chủ lồng theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiếp, tiếp tục vận chuyển cá giống, cá nuôi thương phẩm vào khu vực an toàn…

Phan Cường



Nguồn: https://baophutho.vn/khac-phuc-thiet-hai-ve-ca-long-tren-song-da-216126.htm

Cùng chủ đề

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Nhân lên những hoạt động nhân đạo, từ thiện

Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tích cực vận động các tổ chức, cá nhân tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, thể hiện vai trò nòng cốt, làm “cầu nối” giữa những tấm lòng hảo tâm với người nghèo. Thông qua các hoạt động đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt chính sách an...

Đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua, huyện Phù Ninh tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó việc đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực.Nhờ nguồn vốn vay của Chương trình tín dụng NS&VSMT nông...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Cùng tác giả

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã. TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...

Cây bưởi Diễn ở Tân Lập

Xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn đang vào mùa bưởi Diễn - loại cây ăn quả có múi từng có thời điểm phát triển cực thịnh ở vùng đất này. Đi khắp đất Tân Lập dịp này, khu nào cũng gặp màu vàng của bưởi chín. Những vườn bưởi trĩu quả mang đến một màu sắc no ấm cho người dân xã vùng cao nơi đây.Cây bưởi Diễn ở Tân LậpPhó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, đồng chí...

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông

Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ các dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện Tam Nông.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải kiểm tra thực địa, cho ý kiến chỉ đạo tháo gõ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng...

Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng

Trong 2 ngày 14-15/11, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện cán bộ quản lý và xây dựng tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng với gần 100 học viên là cán bộ công chức, viên chức của Sở Xây dựng, các Sở quản lý chuyên ngành về xây dựng; Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị của UBND các huyện thành, thị; các Ban...

Cùng chuyên mục

Cây bưởi Diễn ở Tân Lập

Xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn đang vào mùa bưởi Diễn - loại cây ăn quả có múi từng có thời điểm phát triển cực thịnh ở vùng đất này. Đi khắp đất Tân Lập dịp này, khu nào cũng gặp màu vàng của bưởi chín. Những vườn bưởi trĩu quả mang đến một màu sắc no ấm cho người dân xã vùng cao nơi đây.Cây bưởi Diễn ở Tân LậpPhó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, đồng chí...

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông

Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ các dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện Tam Nông.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải kiểm tra thực địa, cho ý kiến chỉ đạo tháo gõ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng...

Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng

Trong 2 ngày 14-15/11, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện cán bộ quản lý và xây dựng tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng với gần 100 học viên là cán bộ công chức, viên chức của Sở Xây dựng, các Sở quản lý chuyên ngành về xây dựng; Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị của UBND các huyện thành, thị; các Ban...

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Từ ngày 1/11/2024 đến hết ngày 1/3/2025, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.Lực lượng QLTT tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa dịp cuối năm tại địa bàn thị xã Phú Thọ.Theo đó, Cục QLTT tỉnh triển...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất