Powered by Techcity

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường


Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn có 86% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Cùng với tiếng nói, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động…thì nghệ thuật trình diễn dân gian và các giá trị văn hoá độc đáo khác đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng có. Những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Mường nơi đây đã và đang được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống và trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường

Đồng bào Mường tham gia diễn tấu cồng chiêng bên nếp nhà sàn truyền thống

Cùng với những nét văn hóa độc đáo được lưu giữ qua nhiều đời, đồng thời thực hiện tốt Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án “Tiếp tục công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2021- 2025”, nhiều vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động của đồng bào Mường ở Khả Cửu đã được sưu tầm và lưu giữ. Bên cạnh đó, các CLB Văn hóa dân tộc Mường cũng đã được thành lập và hoạt động hiệu quả, góp phần không nhỏ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Chị Đinh Thị Thanh Hà – Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ nhiệm CLB văn hóa dân tộc Mường xã Khả Cửu chia sẻ: Hiện xã có 15 CLB Văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc khác với hơn 200 thành viên, trong đó có 14 CLB của các khu dân cư. Các thành viên CLB văn hóa dân tộc Mường là những nhân tố tích cực tham gia vận động người dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các CLB văn hóa dân tộc Mường trong xã đang hoạt động hiệu quả, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, đồng thời tạo điểm nhấn để Khả Cửu thu hút khách du lịch.

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường

Những khung cửi trong Không gian văn hóa Mường tại bản Chuôi

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, người dân Khả Cửu còn chú trọng gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống gồm : Lưu giữ các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như Rổ, ớp, hông xôi, cối giã gạo, lãi hái lúa nương… Trong đó, ẩm thực của đồng bào Mường nói chung, đồng bào Mường ở Khả Cửu nói riêng rất đa dạng, phong phú, được nhiều người biết đến như xôi ngũ sắc, cơm lam, măng, rau đồ, cá suối nướng và vẫn giữ được hương vị, nét độc đáo riêng có.

Tại nhiều khu dân cư, vẫn đang lưu giữ được những chiếc Đuống – đây là một vật dụng sinh hoạt xưa của người Mường dùng để giã lúa nương. Ngày nay, Đuống được biến đổi thành một loại nhạc cụ dân tộc, được sử dụng trong đời sống sinh hoạt của người dân nhất là vào dịp lễ, tết, hay những công việc quan trọng trong bản làng, mỗi khi vào dịp lễ hội.

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường

Món xôi ngũ sắc được tạo nên bởi bàn tay khéo léo của phụ nữ Mường Khả Cửu

Năm 2023, ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Mường đã được dựng tại UBND xã, nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ và người dân trong xã đóng góp. Những chiếc chiêng, đuống và nhiều vật dụng truyền thống được mang tới lưu giữ, trưng bày trong ngôi nhà sàn truyền thống này. Bên nếp nhà sàn, các thành viên CLB Văn hóa dân tộc Mường thường trình diễn các điệu hát ví, diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống… trong những dịp lễ, tết…

Huyện Thanh Sơn đang tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Khả Cửu gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hình ảnh bản làng vùng cao với những cọn nước, nhà sàn truyền thống gắn liền với không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Mường tại các hộ dân ở Khả Cửu là lợi thế để huyện lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Nét đẹp văn hóa Mường ở Khả Cửu đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu.

Đặc biệt những mái nhà sàn, những chiếc cọn nước hay những gian bếp có ảnh nắng xuyên qua vách nứa và những người phụ nữ Mường chế biến món xôi ngũ sắc đã thu hút rất đông nhiếp ảnh gia khắp mọi miền đất nước và hàng trăm nhiếp ảnh gia các nước Ấn độ, Nhật, Canada, Hàn Quốc… đến ghi lại những hình ảnh lưu giữ nét đẹp trong văn hóa Mường ở Khả Cửu, góp phần quảng bá du lịch Thanh Sơn đồng thời cũng là động lực để người dân Khả Cửu thêm yêu và cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa Mường; nhân lên những giá trị độc đáo trong phát triển du lịch cộng đồng

Phương Thanh



Nguồn: https://baophutho.vn/kha-cuu-giu-gin-net-dep-van-hoa-muong-221001.htm

Cùng chủ đề

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy... Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.Người kế nghiệpÔng Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Người gìn giữ văn hóa dân tộc Tày ở thôn Kiêu

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị lãng quên, Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang (Quang Bình) lại chọn cho mình một con đường đặc biệt. Với tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc dân tộc, đặc biệt là đàn Tính và sáo, anh đã trở thành hình mẫu tiêu biểu cho thế hệ...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Cùng chuyên mục

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn

Ngày 25/12, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.Đồng chí Phùng Khánh Tài-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho hai cá...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Chiêm ngưỡng nhà thờ cổ trăm tuổi

Trước lễ Giáng sinh, nhiều nhà thờ trên địa bàn tỉnh được trang trí rực rỡ, thắp đèn lung linh. Trong đó, nhà thờ cổ Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì có niên đại trăm năm mang phong cách kiến trúc ấn tượng vẫn giữ được nét cổ kính và câu chuyện lịch sử riêng mình.Nhà thờ Nỗ Lực (Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì) được xây dựng lần đầu tiên...

Văn miếu tỉnh Hưng Hóa

Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô tương đối bề thế, là biểu tượng cho đạo học và truyền thống tôn sư trọng đạo của Nhân dân địa phương thời bấy giờ.Dù hiện nay, Văn miếu tỉnh Hưng Hóa chỉ tồn tại trong các tư liệu lịch sử nhưng sẽ là chỉ dẫn quan...

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất