Powered by Techcity

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương


Dòng họ Ma ngày nay tập trung chủ yếu trên địa phận xã Hà Lộc, Thị xã Phú Thọ. Dòng họ đã trải qua 79 đời, từ thời Hùng Vương dựng nước. Sự hiện diện lâu đời của gia tộc không phải chỉ là những câu chuyện truyền thuyết mà gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật. Cuốn gia phả dòng họ Ma được biên soạn, lưu truyền từ đời này sang đời khác đã minh chứng cho lịch sử lẫy lừng song hành cùng bề dầy giá trị văn hóa truyền thống của vùng Đất Tổ.

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương

Trung tướng Ma Thanh Toàn – Nguyên Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 2 về thăm nhà từ đường họ Ma ở xã Hà Lộc, Thị xã Phú Thọ

Dòng họ 2322 năm với 79 đời tộc trưởng

Theo lời giới thiệu của lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin Thị xã Phú Thọ, chúng tôi về xã Hà Lộc tìm gặp ông Ma Đức Nhân, trưởng dòng họ Ma khu vực xã Hà Lộc.

Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà từ đường họ Ma, ông Nhân phấn khởi nói cuối năm nay, con cháu sẽ đóng góp tu bổ nhà thờ họ. Nhà từ đường họ Ma nằm sát với mái đình tạo thành quần thể kiến trúc linh thiêng trên gò cao. Vị trí địa lý đắc địa được ông Nhân mô tả là tương đồng với truyền thuyết và tầm vóc của dòng họ mình.

Họ Ma khu vực xã Hà Lộc hiện có 5 chi với 600 khẩu và 350 đinh. Đây là một trong những dòng họ lớn của Thị xã Phú Thọ. Lật giở cuốn gia phả, ông Nhân chỉ vào vị trí thượng tôn cao nhất là cụ tổ Ma Khê và bắt đầu câu chuyện bí sử về gia tộc của mình. Họ Ma gốc là người dân tộc Tày, bắt nguồn từ vùng núi Đọi, ven sông Thao (nay là huyện Cẩm Khê). Cụ tổ Ma Khê là tộc trưởng đầu tiên của dòng họ đã chiêu tập binh mã giúp vua Hùng Vương đánh giặc, giữ yên bờ cõi cho nước Văn Lang.

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương

Ông Nhân giới thiệu về gia phả dòng họ Ma khu vực xã Hà Lộc cho một hậu duệ của dòng họ

Sau chiến thắng, Ma Khê được vua Hùng Duệ Vương phong chức đại tướng quân trấn giữ phía Tây thành Phong Châu. Đến đời vua Hùng Duệ Vương thứ II, do tài đức và lập nhiều công lớn nên ông được vua phong là “Phụ quốc Ma vương đại thần đại tướng quân” và được triệu về kinh đô phò vua trông coi triều chính, trị quốc an dân.

Cụ tổ Ma Khê sinh được một người con trai và một người con gái. Con trai là Ma Xuân, cũng trở thành vị tướng nhà Hùng cùng với cha mình. Sau này, Ma Xuân sang bên kia sông (Phú An Động, sau là Thị xã Phú Thọ) xây dựng Ma thành. Dấu tích vẫn còn lưu lại khu vực chợ Mè, bến Mè là bến sông do họ Ma tạo nên.

Theo bí sử, năm 1582, Mạc Mục Tông bị quân vua Lê, chúa Trịnh đánh chạy lên Ma thành và thôn tính Ma thành. Nội tộc họ Ma đã sơ tán lên các vùng đất lân cận của Phú An Động. Trong đó có khu vực Ngọc Lâu, xã Hà Lộc. Sau đó, theo điềm báo mộng của Kiều Công Thuận và Ma Tộc Thần tướng, Mạc Mục Tông đã rút khỏi Ma thành. Trước khi hồi hương về Phú An Động, họ Ma đã để 4 anh em ở lại đất Hà Lộc để trông nom trang trại, vườn tược, đề phòng bất trắc xảy ra.

Đất lành chim đậu, vườn tược tốt tươi, 4 anh em ở lại cư trú vĩnh viễn và khai sinh ra nhánh họ Ma thuộc khu vực xã Hà Lộc, phát triển đến ngày nay. Ông Ma Đức Nhân cho biết: “Nếu tính từ đời ông tổ Ma Khê đến đời tướng quân Ma Xuân Trường tới nay, họ Ma đã có 2322 năm lịch sử với 79 đời tộc trưởng”. Nhiều nhân vật kiệt xuất của dòng họ đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong đó, nổi bật phải kể đến truyền thuyết về “Ma tộc thần tướng” Ma Xuân Trường. Tướng quân Ma Xuân Trường (930 – 967) là tộc trưởng đời thứ 43 của dòng họ Ma. Theo những tài liệu ghi chép, năm 965, nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân. Kiều Công Thuận vốn là điền chủ trấn giữ thành Hưng Hóa. Khi đất nước gặp binh biến, ông chạy về vùng đất Ma Khê và liên kết với tộc trưởng Ma Xuân Trường lập căn cứ ở vùng Trù Mật, thành thế lực cát cứ tại địa phương.

Sau khi Đinh Bộ Lĩnh tấn công dẹp loạn 12 sứ quân, hai ông đã tuẫn tiết. Cảm phục trước tấm lòng quả cảm, gan dạ của 2 vị tướng, vua Đinh cho dân làng lập đền Trù Mật thường xuyên cúng giỗ, khói hương.

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương

Ông Ma Đức Nhân giới thiệu về tài liệu cổ bằng chữ Hán ghi chép về công việc cúng giỗ dòng họ

Tiếp nối truyền thống tổ tiên

Khi được hỏi về nguyên do trải qua biến thiên, lịch sử khắc nghiệt, dòng họ vẫn còn giữ được ngọc phả từ thời tổ tiên, ông Ma Đức Nhân cho rằng công lao lớn thuộc về ông Ma Văn Thực (1917 – 2004) tộc trưởng thứ 78 của dòng họ. Trong thời chiến tranh, trước khi bản gốc gia phả bị thất lạc, ông Thực đã kịp thời chuyển tải tất cả thông tin sang chữ Quốc ngữ. Con cháu ông Thực đã sao lưu thành nhiều cuốn cho các nhánh họ Ma ở Yên Bái, Tuyên Quang giữ gìn.

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương

Tài liệu cổ bằng chữ Hán trên giấy dó, có niên đại trên 100 năm

Từ tướng quân Ma Xuân Trường, dòng họ đã sinh ra nhiều nhân tài, tướng lĩnh. Trong thời chiến, như bao gia đình khác trên khắp đất nước, nhiều người con của dòng họ Ma đã xung phong ra chiến trường, đóng góp máu xương vào nền hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến Trung tướng Ma Thanh Toàn – Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 2. Ông là người con dòng họ Ma, sinh ra tại xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Vị tướng lỗi lạc ấy được người đời biết đến với những chiến công trên mặt trận Tây Nguyên.

Năm 1974, khi đang đảm nhiệm chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 95, Quân khu 5. Đồng chí chỉ huy đơn vị cơ động đánh địch trên chiến trường Tây Nguyên, hoạt động nhiều nhất ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, trên tuyến đường số 14, đường số 19. Mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí chỉ huy đơn vị phối hợp hiệp đồng cùng các đơn vị bạn tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột.

Huyền bí dòng họ có từ thời đại Hùng Vương

Nhà từ đường họ Ma ở xã Hà Lộc.

Sau đó là cuộc hành quân thần tốc đánh chiếm thị xã Xuân Lộc, mở “cánh cửa thép” phía Bắc Sài Gòn để các binh đoàn chủ lực của ta tiến công giải phóng Sài Gòn, làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào ngày 30/4/1975, non sông thu về một mối.

Sau này đồng chí giữ nhiều chức vụ, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng quân đội vững mạnh. Tháng 2/2002, đồng chí vinh dự được thăng quân hàm Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước, Trung tướng Ma Thanh Toàn vinh dự được Đảng và Nhà nước, Quân đội Nhân dân tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Tiếp nối trang sử hào hùng của cha ông, dòng họ Ma ở xã Hà Lộc vẫn luôn giáo dục truyền thống cho con cháu, chấp hành tốt chủ trường, đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Để con cháu được biết đến nguồn gốc của mình, ông Ma Đức Nhân đã dành nhiều thời gian, tìm gặp các cụ cao niên, ghi chép, tra cứu để lập nên gia phả dòng họ Ma khu vực xã Hà Lộc. Ông cho biết: “Quy ước của dòng họ quy định mỗi gia đình phải có trách nhiệm phấn đấu xây dựng gia đình bình đẳng, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dòng họ nhiều năm liền có thành tích tiêu biểu trong công tác khuyến học tại địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Xuân – Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lộc cho biết: “Dòng họ Ma là một trong 4 chi hội khuyến học tiêu biểu của địa phương. Năm 2023, quỹ khuyến học của các dòng họ xây dựng được 108 triệu đồng, đóng góp lớn vào bề dầy truyền thống hiếu học tại quê hương Hà Lộc”.

Phẩm cách, hồn cốt của một dòng họ lâu đời có lẽ không chỉ nằm ở cuốn gia phả mà còn được minh chứng qua lớp lớp thế hệ con cháu luôn được giáo dục tốt, tâm hướng thiện, chăm chỉ học tập và lao động. Gia tộc có thể tồn tại qua hàng ngàn năm, không bị dòng chảy thời gian bào mòn mà ngược lại càng sáng ngời truyền thống tốt đẹp. Thật tự hào và đáng quý biết bao!

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/huyen-bi-dong-ho-co-tu-thoi-dai-hung-vuong-219937.htm

Cùng chủ đề

Những nhân chứng của lịch sử

Tôi tìm về đền Thiên Cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì vào một chiều trời nắng nóng như đổ lửa. Dưới tán xanh mát của cây táu hoa vàng khoảng 2.300 tuổi, cụ Nguyễn Ngọc Luận (người trông coi đền Thiên Cổ Miếu) chậm rãi kể về 2 “cụ táu” gắn liền với ngôi đền thiêng.Ngọc phả để lại, vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương có vợ chồng...

Tận tâm vì sự phát triển văn hóa, du lịch

Khắc ghi lời dạy của Bác: “Khoa học phải đi từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân... Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật, để sản xuất ra nhiều của cải...

Nâng cao chất lượng sản phẩm, vì sức khỏe cộng đồng

Là một trong những doanh nghiệp dược phẩm sản xuất thuốc hàng đầu Việt Nam, những năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) - khu 8 xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh không ngừng đầu tư nghiên cứu khoa học, tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, vì sức khỏe cộng...

Ao Giời – Suối Tiên, điểm đến hấp dẫn trên hành trình du lịch Đất Tổ

Trong hành trình du lịch Đất Tổ có một điểm đến mà những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên không nên bỏ qua, đó chính là khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên nằm trên núi Nả, thuộc làng Quân Khê, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng với khung cảnh hữu tình, bốn mùa nước chảy trong xanh.Ao Giời là thác đầu trong hệ thống...

Cùng tác giả

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3”

Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho 107 học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tỉnh đoàn trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho học sinh 3 huyện Hạ...

Xử phạt 32 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu

Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu từ ngày 6/8-30/9, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 81 vụ, trong đó xử lý 32 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng.Đội QLTT số 3 kiểm tra nguồn gốc,...

Phú Thọ có “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã công bố danh sách 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024, trong đó tỉnh Phú Thọ có anh Lê Mạnh Cường (sinh năm 1983), khu 6, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.Anh Cường hiện đang phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp bao gồm: 5ha cây lấy gỗ, 5ha bưởi, 2ha nuôi cá; 3.500 con ba ba gai; 600 lợn nái...

Trao 150 suất quà hỗ trợ vùng thiên tai Hạ Hòa

Ngày 2/10, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Phú Thọ đã trao 150 suất quà cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng và người dân của xã Đan Thượng, Văn Lang, Tứ Hiệp và thị trấn Hạ Hòa bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.Lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh và thành phố...

Tuyên truyền chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho người có uy tín

Thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 1/10, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho 88 người có uy tín của 9 xã: Tam Thanh, Long Cốc, Vinh Tiền, Thu Ngạc, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn.Báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các nội dung...

Cùng chuyên mục

Đã vinh danh phải… hữu danh!

2 “cụ táu” nghìn tuổi ở Đền Thiên Cổ Miếu quý hiếm là vậy nhưng theo quy luật thiên nhiên và tác động của con người, cây bị lão hoá và có biểu hiện suy kiệt. Đầu năm 2022, cây táu bạc chỉ còn một cành nhỏ, phần gốc và thân bị nấm, mối xâm hại, đục rỗng hoàn toàn. Tháng 5/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh phối hợp với UBND xã Trưng Vương, Ban...

Những nhân chứng của lịch sử

Tôi tìm về đền Thiên Cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì vào một chiều trời nắng nóng như đổ lửa. Dưới tán xanh mát của cây táu hoa vàng khoảng 2.300 tuổi, cụ Nguyễn Ngọc Luận (người trông coi đền Thiên Cổ Miếu) chậm rãi kể về 2 “cụ táu” gắn liền với ngôi đền thiêng.Ngọc phả để lại, vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương có vợ chồng...

Ngành GD&ĐT dâng hương báo công các Vua Hùng

Sáng 28/9, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ dâng hương báo công với các Vua Hùng về những kết quả đạt được trong năm học 2023-2024.Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh dâng hương, hoa tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua HùngTại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đoàn đã thành kính dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng và các bậc tiền...

Thứ củ có đôi

Về khu Bến Thân, xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn vào những ngày cuối tháng 9 - nơi đây được bao phủ bởi rừng già trong hệ thống rừng Quốc gia Xuân Sơn. Lội qua con suối được người dân gọi là suối Láo, chúng tôi ghé thăm ngôi nhà sàn đơn sơ của chị Triệu Thị Thơm - người dân tộc Dao làm nghề hái lá thuốc được hơn 10 năm. Vừa đúng lúc chị đang xới đất...

Đoàn đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiều 25/9, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đoàn đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” tỉnh, giai đoạn 2019-2024 tổ chức dâng hoa tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.Thiếu tướng Trần Anh Du - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh dâng lẵng hoa tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ...

Bút Tre – Tiếng thơ độc đáo miền Đất Tổ

Về thăm gia đình cố nhà thơ Bút Tre vào những ngày đầu thu, quê hương Đồng Lương nay đã “thay da đổi thịt”, những con đường bê tông trải thẳng tắp, nhiều nhà cao tầng xây khang trang, dân cư tấp nập,... Hỏi thăm đến khu Dộc Ngoã, chúng tôi được chỉ đến căn nhà mái ngói đơn sơ nằm sau tán cây đang độ thay lá. Phía trước sân vườn, ngôi mộ của nhà thơ Bút Tre...

Phú Thọ tham gia Festival Thu Hà Nội 2024

Từ ngày 20-22/9, tỉnh Phú Thọ tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu quảng bá du lịch, văn hóa, ẩm thực Đất Tổ tại Festival Thu Hà Nội 2024 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.Du khách tham quan gian hàng của tỉnh Phú Thọ.Tại Festival năm nay, tỉnh Phú Thọ tham gia quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, các điểm đến, chương trình du lịch tham quan vùng Đất Tổ thông qua các...

Ấn tượng bức phù điêu bằng đồng tại Khu DTLS Đền Hùng

Không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tri ân sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” bằng đồng tại Khu Di tích lịch sử (DTLS) Đền Hùng còn là công trình văn hóa quan trọng góp phần xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu DTLS Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa thiết thực trong giáo dục truyền...

Ấm tình “Vườn cây báo Đảng”

Đã 8 năm kể từ lần đầu tiên Báo Phú Thọ tổ chức hoạt động đón các báo Đảng địa phương về thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tham gia trồng cây tại “Vườn cây báo Đảng” tri ân công đức các Vua Hùng. Những mầm xanh mảnh mai ngày nào mang theo sinh khí từ những vùng quê khác nhau nay đã bám rễ sâu bền, vươn mình tỏa bóng, ngát hương trên đất thiêng.Không chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất