Powered by Techcity

“Hương ngàn Đất Tổ”


Xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa có truyền thống trong nghề nuôi ong lấy mật và được biết đến với đặc sản mật ong thơm ngon có tiếng. Với uy tín sẵn có trên thị trường cùng nỗ lực của những người nuôi ong, năm 2020 sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết, xã Gia Điền đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, qua đó giúp người nông dân gia tăng thu nhập, nâng tầm giá trị và thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.

“Hương ngàn Đất Tổ”

Sản phẩm OCOP 3 sao Hương ngàn Đất Tổ có mặt tại quầy hàng các cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch và các thị trường lớn ở trong và ngoài tỉnh.

Lợi thế từ nhiều trang trại trồng cây ăn quả như: Vải, nhãn, bưởi, cam ở các xã và gần khu vực Đầm Ao Châu đã tạo ra nguồn hoa phong phú để nghề nuôi ong trên địa bàn huyện Hạ Hòa ngày càng phát triển. Có truyền thống lâu năm trong nghề, người dân xã Gia Điền đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu và học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm mật ong tự nhiên, chất lượng vượt trội. Trước đây, sản phẩm mật ong làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong xã, lợi nhuận thu về không lớn.

Năm 2010, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư không nhiều, rủi ro thấp, chính quyền xã đã vận động người dân tham gia nhiều lớp tập huấn, học hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như định hướng cho quá trình phát triển; đồng thời, thành lập Tổ hợp tác ong Đoàn kết tại khu 1 nhằm mục đích tăng cường sự liên kết, giúp đỡ nhau giữa các hộ nuôi ong, từng bước thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng mật ong.

Hiện nay, Tổ hợp tác ong Đoàn Kết xã Gia Điền có 7 thành viên. Thành viên ít nhất cũng có vài chục đàn, thành viên nhiều lên tới 100 đàn ong mật. Sản phẩm chính của tổ hợp tác là mật ong hoa theo mùa và mật ong hoa tổng hợp.

Theo kinh nghiệm của các thành viên nuôi ong lâu năm của Tổ hợp tác, mùa thu hoạch mật ong tốt nhất thường kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 5 hàng năm. Vì vậy, không chỉ cho ong lấy phấn, làm mật từ các vùng cây ăn quả trong xã, người nuôi ong ở Gia Điền còn di chuyển đàn ong đến các vườn cây ăn quả, các trang trại ở các xã, huyện lân cận. Nhờ đó đàn ong luôn tìm được những nguồn phấn hoa tốt nhất, chất lượng mật ong luôn đảm bảo tự nhiên, tinh khiết.

Quá trình thu hoạch, người thợ nuôi ong tại tổ hợp tác chỉ sử dụng những tầng sáp ong đã bít nắp, khi ấy mật đã già và đủ độ sánh, mật ngọt quyện chứ không bị chua. Trên từng tầng ong, người thợ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để gạt bỏ lớp nắp đang phủ kín để mật ong sánh mịn trào ra. Tiếp theo, sáp ong sẽ được cho vào máy quay ly tâm để lấy mật, đóng chai đảm bảo an toàn vệ sinh để bảo quản lâu dài.

Trong cả quá trình thu mật và đóng chai tất cả các dụng cụ đều được xử lý đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhờ đó mật ong mang thương hiệu “Hương ngàn Đất Tổ” luôn đảm bảo về chất lượng và dù để trong thời gian dài vẫn giữ được độ sánh, vị ngọt đặc trưng và không bị lắng đường. Giá mật ong cũng được Tổ hợp tác duy trì ở mức 150-200 nghìn đồng/lít tùy từng thời điểm và vụ hoa trong năm.

Xác định mục tiêu lớn nhất của Chương trình OCOP là đánh thức lợi thế, thế mạnh của địa phương để tạo ra các sản phẩm đặc trưng, vì vậy trong kế hoạch xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị cho mật ong “Hương ngàn Đất Tổ”, Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết đã cùng với chính quyền địa phương tăng cường xúc tiến, quảng bá qua các kênh thông tin, mạng xã hội, đưa sản phẩm tới gần hơn người tiêu dùng. Ngoài tiêu thụ trong huyện và tỉnh, sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của xã Gia Điền còn có mặt tại các cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch và các thị trường lớn ở ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Kỷ – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết cho biết: “Nghề nuôi ong mật chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, tạo nguồn thu nhập ổn định. Hàng tháng, Tổ hợp tác thường sinh hoạt định kỳ, cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thời gian tới các thành viên của tổ hợp tác tiếp tục học hỏi nâng cao kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch mật ong, đầu tư thêm máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời kết nạp thêm các thành viên mới, tăng đàn ong, tăng cường liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ ra một số tỉnh lân cận như: Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang…”.

Sản phẩm mật ong “Hương ngàn Đất Tổ” của Tổ hợp tác nuôi ong Đoàn Kết, xã Gia Điền nói riêng và sản phẩm mật ong Hạ Hòa nói chung đã và đang khẳng định thương hiệu với chất lượng ngày càng cao với người tiêu dùng. Từ hiệu quả của nghề nuôi ong mật mang lại, huyện Hạ Hòa sẽ tiếp tục vận động người dân khai thác lợi thế đồi rừng, tăng đàn, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phát triển đàn và khai thác mật ong cùng các sản phẩm khác; hỗ trợ các kênh vay vốn sản xuất, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thu Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/huong-ngan-dat-to-216647.htm

Cùng chủ đề

Đại hội Hội Luật gia tỉnh: Đoàn kết – Đổi mới – Sáng tạo

Ngày 7/11, Hội Luật gia (HLG) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu HLG tỉnh Phú Thọ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự Đại hội có các đồng chí Phan Trọng Tấn – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Công Phàn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HLG Việt Nam.Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HLG Việt Nam Trần Công Phàn phát biểu tại Đại hội.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Trọng Tấn tặng...

“Nâng sao” cho sản phẩm OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, gắn liền với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sao của sản phẩm OCOP đánh giá chất lượng, sức cạnh tranh và tiềm năng mà sản phẩm đó đang có.Với mục tiêu duy trì, từng bước nâng cao chất lượng, phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường, việc nâng sao cho...

Đưa sản phẩm hợp tác xã vươn xa

Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tăng cường hỗ trợ các HTX trên địa bàn phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của HTX, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản có tiềm năng, đặc trưng, thúc đẩy phát triển kinh tế...

Phát hiện, xử lý 4 chủ phương tiện vận chuyển nội tạng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, từ 1/10 - 31/10, lực lượng QLTT phát hiện 4 phương tiện vận chuyển thực phẩm là nội tạng động vật không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) với tổng số lượng là 584kg trên địa bàn huyện Lâm Thao, Phù Ninh và thành phố Việt Trì.Lực lượng chức năng giám sát tiêu hủy 209kg nội tạng động vật không đảm bảo ATVSTP do ông Trần...

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Thành phố Việt Trì là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại từ xa xưa, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Xuất phát từ làng có nghề và rồi trở thành làng nghề đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.Hiện trên địa bàn thành...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cùng chuyên mục

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tạo động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Đa giải pháp giảm nghèo

Nắm bắt lợi thế địa hình, thổ nhưỡng đáp ứng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện, người dân nỗ lực lao động sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo từng năm, đời sống của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất