Powered by Techcity

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững


Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Ninh đã có bước phát triển khá. Đặc biệt, với các giải pháp quyết liệt, kịp thời đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản phẩm trứng gà đen của gia đình bà Nguyễn Thị Quỳnh, khu 4, xã Hạ Giáp được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Để thực hiện tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã triển khai nhiều chương trình như: Hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giống, kỹ thuật các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá; tập huấn nâng cao kiến thức cho nông dân, hỗ trợ vắc-xin, hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, nội đồng; cung cấp thông tin thị trường cho nông dân… Đồng thời, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), phát triển trang trại, gia trại, từng bước gắn với phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động, phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình. Trên địa bàn huyện có gần 30 đơn vị kinh tế tập thể; gần 60 trang trại tổng hợp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Gia đình bà Nguyễn Thị Quỳnh, khu 4, xã Hạ Giáp là hộ chăn nuôi tiên phong đưa mô hình nuôi giống gà đen để lấy trứng tại địa phương. Được huyện tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật qua các lớp tập huấn, quá trình nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời thực hiện các phương pháp chăm sóc thú y và quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ một hộ chăn nuôi ban đầu đã hình thành THT chăn nuôi với quy mô hơn 5.000 gà mái đẻ, giúp tăng sản lượng trứng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2023, sản phẩm trứng gà đen Hạ Giáp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường trong tỉnh và chuỗi nhà hàng ở thành phố Hà Nội từ 1.000 đến 1.300 quả trứng, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Đến nay, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư xây dựng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nông nghiệp. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm để phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với lợi thế của địa phương. Trong đó, diện tích cây ăn quả và diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng; quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích trên 60ha tại các xã An Đạo, Bình Phú; vùng trồng cây ăn quả đặc sản hồng Gia Thanh; vùng trồng rau an toàn, cây cảnh ở các xã phía nam huyện, các xã có lợi thế và khu vực trung tâm huyện với diện tích trên 55ha; thực hiện tốt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), phát triển làng nghề… Huyện đã có 18 sản phẩm và 1 nhóm sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, khẳng định được thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.

Mới đây, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, mưa lớn kèm nước lũ dâng cao đã làm ngập lụt tại 7 xã ven sông Lô, bao gồm: Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Phú, ảnh hưởng đến nhà ở và các công trình phụ khác của hơn 1.100 hộ dân; gây ngập úng trên 324,4ha diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây công nghiệp; ngập tràn trên 20ha diện tích ao thả cá, vỡ 2 lồng 400kg thả cá của các hộ dân ven sông Lô. Các đơn vị chức năng của huyện đã phối hợp làm tốt công tác xử lý cấp bách các vị trí sạt lở đê, bờ vở sông, sạt lở đất, công trình đê, kè, cống… UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn hướng dẫn bà con khôi phục sản xuất sau bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng, tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Đông.

Ông Nguyễn Phúc Suyên – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhờ nỗ lực trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, những giải pháp quyết liệt, kịp thời đã được triển khai, người dân được hỗ trợ kinh phí, giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục, ổn định sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ. Đồng thời, tiếp tục khai thác tốt thế mạnh phát triển, giá trị các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, xác định chuyển đổi số chính là “chìa khóa” quan trọng, giúp nông dân sản xuất nông sản chất lượng, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm với chi phí thấp nhất và bán giá cao nhất, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, hội nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Thanh Nga



Nguồn: https://baophutho.vn/huong-den-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-221822.htm

Cùng chủ đề

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua, huyện Phù Ninh tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó việc đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực.Nhờ nguồn vốn vay của Chương trình tín dụng NS&VSMT nông...

Nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc là nội dung số 1, Tiểu dự án 2 (DA5) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm mục tiêu nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa các dân tộc, chính sách dân tộc, cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc.Cụm thi số 4: Xã Văn...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 13/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi...

Cùng chuyên mục

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tạo động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Đa giải pháp giảm nghèo

Nắm bắt lợi thế địa hình, thổ nhưỡng đáp ứng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện, người dân nỗ lực lao động sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo từng năm, đời sống của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất