Powered by Techcity

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá


Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.

Dù trải qua bao thăng trầm, người dân làng Lời thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao vẫn luôn âm thầm “giữ lửa” nghề đan chũm qua bao thế hệ. Những chiếc chũm sợi gai, chũm sợi dù là sản phẩm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, không chỉ là công cụ đánh bắt cá mà còn là một phần hồn của làng quê.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Thăm xã Vĩnh Lại vào những ngày cuối tháng 10, chúng tôi thấy những người lớn tuổi như bà Nguyễn Thị Huệ, 77 tuổi (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao) đã cống hiến cả đời cho nghệ thuật đan chũm gai đang chăm chỉ ngồi đan từng mắt chũm trước hiên nhà với đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt, khéo léo.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Chũm sợi gai là sản phẩm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Để làm ra sợi gai phải mất nhiều thời gian và công đoạn. Cây gai trồng đủ 45 ngày sẽ được đem về tuốt lá, tước bẹ. Sau khi phơi khô, tiếp tục đem ngâm nước để loại bỏ nước nhớt. Người làm sẽ tiến hành tước nhỏ sợi gai theo ý muốn, lấy tay vê thành sợi. Trong quá trình vê sợi, cần cho gio trấu vào tay để giảm độ rát. Các sợi gai sau khi vê thành sợi dài nối tiếp nhau sẽ được cuộn tròn gọn gàng.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Chờ những lúc trời râm mát, lấy nước làm ướt sợi gai, tiến hành quay xa để hai sợi se vào nhau, tạo thành một sợi đồng nhất. Tiếp tục cuốn sợi gai vào guồng tre rồi tiến hành gài sợi gai vào ghim tre để đan chũm bắt cá.

Bà Huệ chia sẻ: “Để hoàn thành một chiếc chũm làm từ sợi gai, người đan giỏi cũng phải mất 2-4 ngày. Vất vả như vậy nên giờ người dân trong xã chuyển sang đan chũm bằng sợi dù. Sợi dù tiện lợi, dễ sử dụng, thời gian đan nhanh gấp đôi nhưng lại mất đi vẻ đẹp tự nhiên và giá trị truyền thống. Chỉ còn tôi vẫn nặng lòng với sợi gai”.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Trong quá trình phát triển, nguyên liệu để đan chũm cũng đã có sự thay đổi. Thay vì sử dụng sợi gai như trước đây, bà con nơi đây đã chuyển sang dùng sợi dù, một nguyên liệu dễ dàng tìm mua.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Dụng cụ để đan chũm.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Để hiểu hơn về nghề đan chũm, chúng tôi đến nhà bà Chu Thị Giữ, 85 tuổi ở xã Vĩnh Lại, đã gắn bó với nghề đan chũm hơn 70 năm.

Bà Giữ cho hay: “Tôi không rõ nghề đan chũm gai có từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã thấy cha mẹ, ông bà đan chũm. Trẻ con ngày xưa cứ lên 8 tuổi là biết đan. Khi đan chũm phải quan sát đan các mắt đều nhau.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Thời gian hoàn thành một chiếc chũm tùy thuộc vào nhu cầu của người đan muốn đan mắt thưa hay mau. Phải đan 160 lượt mới có thể hoàn thành một chiếc chũm hình vuông dài khoảng 1-3 sải tay. Nếu đan chũm mau sẽ mất khoảng 3 ngày, còn thưa mắt thưa là 1-2 ngày.

Ngày xưa, để nuôi sống cả gia đình, ngoài nghề chính là làm ruộng thì chúng tôi có nghề tay trái là đan chũm. Bởi vậy bà con nơi đây vẫn thường có câu:

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Nghề đan chũm giờ cũng mai một dần vì người trẻ họ theo đuổi công việc khác kiếm thêm nhiều thu nhập hơn, không còn mặn mà với nghề thủ công của ông bà, cha mẹ. Hiện cả xã chỉ còn những ông bà lớn tuổi biết đan chũm và đặc biệt, họ đều ở tuổi “xưa nay hiếm” .

Theo lời kể của bà Giữ, ngày xưa, chũm gai được bán với giá từ 5.000 đến 7.000 đồng/chiếc. Còn bây giờ, chũm dù và chũm gai bán với giá dao động từ 40.000 đến 100.000 đồng/chiếc.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Hơn nửa thập kỷ trôi qua, ngoại trừ lúc ốm đau hoặc nhà có việc, bà Phạm Thị Thứ (xã Vĩnh Lại Thao, huyện Lâm) luôn cần cù đan chũm đem đi bán. Bà Thứ chia sẻ: “Nghề này ở xã tôi cũng mai một nhiều vì ao hồ đã lấp bớt, không còn nhiều người dùng chũm kéo cá. Ở xã cứ 5 ngày lại có một phiên chợ, người dân tích cực làm rồi đem ra chợ giao bán”.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Nặng lòng với nghề nên những người lớn tuổi trong làng vẫn luôn trăn trở về sự mai một. Họ cho rằng, nếu không có sự quan tâm từ thế hệ trẻ, nghề đan chũm sẽ khó có thể tồn tại. Và nếu như có thể kết hợp giữa những kỹ thuật truyền thống và sự sáng tạo của thế hệ trẻ, nghề đan chũm ở Vĩnh Lại có thể sẽ không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Nghề đan chũm tại xã Vĩnh Lại từ đó cũng đối mặt với sự mai một đáng lo ngại. Một thời, nghề này không chỉ là nguồn sống chính cho nhiều gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp và thương mại đã làm giảm đi nhu cầu sử dụng chũm truyền thống, khi mà các sản phẩm công nghiệp ngày càng dễ dàng tiếp cận và giá thành cạnh tranh hơn.

Thêm vào đó, những người trẻ tuổi trong xã không còn mặn mà với nghề đan chũm, ít quan tâm đến việc kế thừa nghề truyền thống, thay vào đó là xu hướng tìm kiếm những công việc ổn định và có thu nhập cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, khiến nghề đan chũm dần bị mai một.

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng sự cống hiến và tâm huyết của những người lớn tuổi vẫn là ngọn lửa giữ gìn nghề truyền thống. Nghề đan chũm không chỉ là công việc mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Một số người cao tuổi vẫn duy trì nghề để gìn giữ truyền thống, nhưng số lượng ngày càng ít ỏi. Nếu không có sự quan tâm, bảo tồn từ cả cộng đồng và chính quyền, nghề đan chũm tại Vĩnh Lại có nguy cơ trở thành quá khứ, mang theo những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu và “hồn cốt” của địa phương.

Bảo Thoa



Nguồn: https://baophutho.vn/hon-nua-thap-ky-giu-lua-nghe-dan-chum-bat-ca-221570.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Thị trường lịch Tết 2025

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, tại các điểm phát hành lịch, nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm, tạp hóa, chợ trên địa bàn tỉnh lại rực rỡ sắc màu của các loại lịch bàn, lịch treo tường, lịch tờ, lịch bloc... với đủ mẫu mã, kích thước.Lịch Tết 2025 được bày bán nhiều tại các sạp hàng trong chợ Trung tâm, thành phố Việt Trì.Ghi nhận tại thành phố Việt Trì, lịch Tết...

Lao xao tiếng phố về đêm

Hai giờ sáng, phố say giấc. Bóng tối trùm riết lấy mấy ngôi nhà, chỉ còn thừa những ngọn đèn ngoài cửa. Trong thinh lặng, tôi nghe tiếng bánh xe kéo.Loại âm thanh phát ra từ bánh xe, thỉnh thoảng cộm đá làm thùng xe kêu lên lộc cộc. Nó vang dài từ đầu hẻm tới trước cổng nhà rồi dừng lại phút chốc.Từ mái hiên ngó sang, một bóng lưng khuỵu cong xuống để nhấc lên bao rác....

Nữ trưởng khu giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chị Triệu Thị Chuyên, sinh năm 1987, dân tộc Dao được nhiều người biết đến là nữ trưởng khu duy nhất của xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn. Với sự trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, chị Chuyên được Đảng ủy, chính quyền địa phương xã ghi nhận, đánh giá cao, bà con Nhân dân tin yêu, mến phục.Trưởng khu Triệu Thị Chuyên trao đổi công việc...

Cùng tác giả

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Cùng chuyên mục

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất