Powered by Techcity

Hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn


Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Tân Sơn đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số trên địa bàn và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Đồng chí Hoàng Mạnh Hùng – Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Tân Sơn cho biết: Những năm gần đây, huyện Tân Sơn được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác đào tạo nghề. Trung bình mỗi năm, huyện mở hàng chục lớp đào tạo nghề theo chỉ tiêu pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thu hút hàng trăm học viên tham gia. Công tác đào tạo nghề được đơn vị chuyên môn, cụ thể là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND các xã trên địa bàn rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề của bà con từ đó lập kế hoạch tuyển sinh và đào tạo phù hợp.

Hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

Sau khi học lớp đào tạo nghề chế biến gỗ, anh Hà Văn Tài – xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn đã mở xưởng gỗ tại gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương trung bình 8 – 9 triệu đồng/ người/ tháng.

Được biết, huyện Tân Sơn có 17 xã, thị trấn, trên 90 nghìn người sinh sống với 83% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đang đứng đầu toàn tỉnh, bà con chủ yếu làm nông nghiệp, phát triển đồi rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đã triển khai đồng thời việc đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, nhằm nâng cao tỷ trọng người lao động được đào tạo nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ huyện, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận việc làm ở các khu, cụm công nghiệp, tiến tới cân bằng tỷ lệ việc làm trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, Trung tâm đã mở các nhóm nghề đào tạo như: May công nghiệp, hàn điện, sửa chữa máy nông nghiệp và cơ điện nông thôn, sửa chữa lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình; vận hành máy xúc đào, chế biến gỗ.

Hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

Học viên tham gia các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức các lớp nuôi và phòng trị bệnh cho vật nuôi, trồng và khai thác rừng trồng, quản lý dịch hại tổng hợp…

Năm 2023, Trung tâm đã tổ chức đào tạo nghề cho 560 học viên. Trong đó, đào tạo theo chỉ tiêu pháp lệnh là 55 học viên; đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 265 học viên; đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 240 học viên.

Năm 2024, tính đến hết tháng 8, Trung tâm đã tuyển sinh và tiến hành đào tạo 31 lớp sơ cấp nghề cho lao động nông thôn với 539 học viên, hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh sơ cấp nghề cho lao động nông thôn của năm.

Các học viên sau đào tạo trên 80% có việc làm ngay, trong đó, riêng nghề may công nghiệp, có khoảng 90% lao động có việc làm sau đào tạo. Ngoài ra, học viên tham gia các lớp đào tạo nghề còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm và vay vốn phát triển sản xuất.

Hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

90% học viên tham gia học nghề may công nghiệp có việc làm sau đào tạo.

Sau học nghề, nhiều học viên đã có việc làm ổn định, cho thu nhập cao. Tiêu biểu như: Anh Lê Trung Thủy, học nghề hàn điện, hiện đang mở xưởng hàn điện và gia công cơ khí (Thủy Hương), tạo việc làm cho 3-5 công nhân tại khu Cường Thịnh, xã Thạch Kiệt; anh Hà Văn Dũng, học nghề sửa chữa tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ, hiện mở xưởng sửa chữa (Dũng Mến) tại khu Mịn 1, xã Mỹ Thuận; chị Đinh Thị Minh Thư và Hà Thị Kim Thuyết học nghề trồng chè, hiện đều trồng và chăm sóc hơn 3ha chè tại Khu Láng, Văn Luông; anh Hà Văn Tài, học nghề chế biến gỗ, hiện đang mở xưởng chế biến gỗ tạo việc làm ổn định cho 10 công nhân Khu Đường 1, xã Mỹ Thuận; anh Hà Xuân Mông, học nghề nuôi Dê Thỏ, có trại chăn nuôi Thỏ tại khu Bông 2, xã Long Cốc…

Đồng chí Trần Văn Hạnh – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn cho biết: Những năm qua, công tác đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối với các nghề nông nghiệp, tiếp tục đặt lớp học ở địa phương có đông dân cư (cụm xã) tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Tăng cường thời lượng thực hành, thăm quan các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tạo liên kết chuỗi để bao tiêu các sản phẩm nông lâm nghiệp, giúp học viên có động lực đầu tư mở rộng sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

Đối với các nghề phi nông nghiệp: Nâng cao việc giáo dục, bồi dưỡng cho học viên “tác phong nghề nghiệp”, tiếp tục đào tạo theo mô hình kết hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo tuyển dụng và sử dụng lao động để khi người lao động vào làm tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp không mất công đào tạo lại. Bên cạnh đó, trung tâm sẽ triển khai thêm nghề thương mại điện tử (kinh doanh online) để bắt kịp theo xu thế và nhu cầu thực tiễn hiện nay.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/ho-tro-sinh-ke-chuyen-doi-nghe-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-huyen-tan-son-221811.htm

Cùng chủ đề

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Sơn Vi “đón lộc” đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân năm mới, khi ghé thăm xứ đồng Nhà Rổ và Đì Trì, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hối hả hòa cùng với tiếng cười nói rôm rả của bà con nông dân đang tất bật thu hoạch khoai tây trên những cánh đồng.Trong vụ đông năm 2024, UBND xã Sơn Vi đã phối hợp với Công ty TNHH thực phẩm Pepsico Việt Nam triển khai...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Nghề vàng mã giữa dòng chảy hiện đại

Làng nghề sản xuất đồ thờ cúng Hiền Đa (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) từng có thời kỳ hưng thịnh, nổi tiếng khắp tỉnh với những sản phẩm vàng mã thủ công tinh xảo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, làng nghề dần mai một do thiếu lao động trẻ kế cận, trong khi nhiều người lớn tuổi không còn mặn mà với nghề truyền thống. Những người còn gắn bó với nghề luôn trăn trở...

Cùng tác giả

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Công ty CP TASA GROUP tổ chức hội nghị người lao động năm 2025

Ngày 7/2, Công ty CP TASA GROUP tổ chức gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ và hội nghị người lao động năm 2025 nhằm đánh giá, tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.Lãnh đạo Công ty tổ chức gặp mặt, mừng tuổi đầu Xuân.Năm 2024, Công ty CP TASA GROUP đã khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận....

Xuân mới Phú Nham

Mùa Xuân này, về Phú Nham - vùng quê giàu truyền thống của Phù Ninh, nhiều công trình đường giao thông, trường học, nhà văn hóa khu dân cư, địa điểm luyện tập thể thao... được xây dựng khang trang, rộng rãi. Từ cây đa cổng Đình - biểu tượng của làng Phú Nham đến các khu dân cư, chúng tôi luôn cảm nhận được sự vui mừng, phấn khởi của người dân trước những đổi thay của quê...

Giao dịch ngân hàng sôi động đầu Xuân

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng), hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chính thức mở cửa giao dịch trở lại. Không khí giao dịch sôi động tại các chi nhánh, phòng giao dịch là dấu hiệu tích cực cho hoạt động kinh tế, kỳ vọng năm 2025 phát triển mạnh mẽ, hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng.Hoạt động giao dịch tại Ngân hàng...

Khai thác trái phép nước khoáng nóng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-XPHC UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 23/1/2025 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, ông Hồ Ngọc Hải (SN 1980, trú tại tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) bị xử phạt 617 triệu đồng về hành vi khai thác trái phép khối lượng 5.670 m3 khoáng nóng trên địa bàn huyện Thanh Thủy.Khoáng nóng được khai thác tại các điểm du lịch (Ảnh minh họa)Cụ thể,...

Sơn Vi “đón lộc” đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân năm mới, khi ghé thăm xứ đồng Nhà Rổ và Đì Trì, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hối hả hòa cùng với tiếng cười nói rôm rả của bà con nông dân đang tất bật thu hoạch khoai tây trên những cánh đồng.Trong vụ đông năm 2024, UBND xã Sơn Vi đã phối hợp với Công ty TNHH thực phẩm Pepsico Việt Nam triển khai...

Phú Thọ dự kiến chi gần 9 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025

UBND tỉnh ban hành Văn bản số 431/CTr-UBND ngày 24/1/2025 hoạch định chi tiết Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2025. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025 là 8,85 tỷ đồng.Sản xuất tại Công ty TNHH Thời trang Raindrop Việt Nam - doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoàiTheo đó, năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư...

Thị trường vàng sôi động trước thềm ngày Vía Thần tài

Dù chưa đến ngày vía Thần Tài nhưng giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sức mua các mặt hàng chế tác từ vàng để “lấy may” dịp đầu năm mới của người dân trên địa bàn tỉnh cũng tăng cao, khiến cho thị trường này “nóng lên” từng ngày.Cửa hàng vàng bạc Nam Thành, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì lượng khách tới mua vàng đông trước ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất