Powered by Techcity

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt


Với người Việt, con rắn hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian lại được sáng tạo một cách đa dạng, sinh động với những biến thể khác nhau, từ hệ thống tên gọi – giống như cách gọi chung theo đặc tính sinh tồn và dáng vóc của con rắn như hổ mang, hổ châu, rắn ráo, rắn lục, rắn chuông…, còn là những cái tên mang tập tục hay phương ngữ địa phương như chằn tinh, giao long, thuồng luồng, mãng xà, ông giải, thậm chí là con rồng,… cho đến các cách thức thờ phụng, sùng bái thông qua các hình thức thực hành tín ngưỡng tại các không gian thiêng ở các địa phương khác nhau. Đó cũng chính là các yếu tố dữ liệu cung cấp cơ sở để trở thành các hình ảnh tạo đà cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật ngôn từ (cổ tích, ca dao tục ngữ, thành ngữ) và mỹ thuật tạo hình dân gian qua các thế hệ.

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Đền thờ thần rắn tại xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

1. Hình tượng rắn trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ dân gian

Với người Việt, có lẽ sự hiện diện con rắn trong tiềm thức của con người được biểu hiện và gửi gắm sớm nhất qua biến thể Giao Long trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, câu chuyện tái hiện nguồn gốc thủy tổ dân tộc Việt và huyền thoại Thánh Gióng chém chết Giao long để cứu mẹ thời các Vua Hùng, thể hiện tấm lòng báo hiếu của người con luôn vì dân vì nước. Bước vào thế giới cổ tích, rắn còn hiện diện qua nhiều biến thể trong các vai của trăn tinh hay chằn tinh.

Người Việt qua các thế hệ vẫn truyền lưu cổ tích Thạch Sanh nổi tiếng, trong đó ám ảnh hình tượng con chằn tinh vốn được tu luyện lâu năm chuyên đi hại người, bắt dân làng thường niên phải hiến sinh cho nó một mạng người, nhưng cuối cùng đã bị tiêu diệt bởi tráng sĩ Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm. Trong bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) đã sưu tập hơn chục truyện đề cập đến hình tượng con rắn với các biến thể khác nhau như giao long, thuồng luồng, chằn tinh, mãng xà, xà tinh, trong đó nội dung có truyện kể về tính thiện của loài rắn, giúp đỡ dân làng, được người dân ca ngợi, phụng thờ, lại có truyện trực diện coi rắn là loại ác độc, chuyên làm hại dân lành, bị người dân xa lánh, ghét bỏ.

Bên cạnh sự hiện diện của con rắn với các vai vế và biến thể tên gọi khác nhau trong kho tàng truyền thuyết và cổ tích, chúng ta còn có thể nhận diện được khá rõ hình tượng con rắn được tiếp nhận, phản ánh qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, đồng dao của người Việt.

Đằng sau mỗi câu tục ngữ, thành ngữ hoặc mỗi bài ca dao, đồng dao là bóng dáng muôn hình vạn trạng của con rắn trong các hành trạng hay ngóc ngách của đời sống dân chúng từ những bối cảnh khác nhau, từ các cách biểu hiện mang tính ẩn dụ hay trực diện bộc lộ những biểu cảm, thái độ khác nhau. Chính vì thế, ngay tại thời điểm của xã hội đương đại, người đời vẫn truyền tụng, vận dụng các câu tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, thay cho các minh giải hay suy nghĩ của mình về người đời, về cuộc đời và thế sự.

Đó là sự quen thuộc của hàng loạt tục ngữ, thành ngữ: Khẩu Phật tâm xà (Kẻ đạo đức giả, miệng nói thương người, lòng dạ ác hiểm, hãm hại kẻ khác); Miệng hùm rắn độc (Chỉ nơi hiểm nguy độc địa, ai đến đó sẽ bị phân thây, tan xương nát thịt không thể sống sót trở về được); Vẽ rắn thêm chân (Chỉ những việc làm không cần thiết, thừa thãi phản tác dụng); Hùm tha rắn cắn (Không gặp tai ương này thì gặp hoạn nạn khác)…

Và trong thế giới của ca dao, đồng dao, hò vè, con rắn cũng luôn được viện dẫn hoặc vay mượn hình ảnh để minh họa cho những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của con người trong mối quan hệ với môi trường văn hóa sinh thái, môi trường văn hóa nhân văn và môi trường văn hóa xã hội. Đó có thể là tiếng hát vui nhộn, giải trí hồn nhiên của người lao động trong thời khắc ngơi nghỉ ngoài đồng: “Bao giờ cho đến tháng ba, ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”; “Rồng rắn lên mây có cái cây núc nác, có nhà hiển vinh!”.

Cũng có thể hình ảnh rắn được vay mượn để thể hiện thái độ trước các mối quan hệ xã hội, ý thức về sự phân chia giàu nghèo, qua đó gửi gắm lời nhắc nhở bóng gió nhưng thâm thúy và có ý nghĩa cảnh tỉnh: “Khó khăn ở quán ở lều; Bà cô, ông cậu chẳng điều hỏi sao; Giàu sang ở tận bên Lào; Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho nhanh”.

Nhưng nhiều khi hình ảnh rắn lại được vay mượn để nhen lên những câu hát nghĩa tình, giận hờn bóng gió, nhẹ nhành nhưng cũng thâm thúy và có văn hóa ngay trong bối cảnh gặp nhau giữa hội làng: “Con rắn hổ đất nằm trên cây thục địa; Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên; Trách anh bạn tình gian dối đảo điên; Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền bỏ em!”.

Hoặc trong lời bộc bạch tâm sự chân thật, tuy mộc mạc nhưng ấm lòng bởi mối tình chung thủy: “Đôi ta như rắn liu điu; Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau!…”.

Và như vậy, trong thế giới của nghệ thuật ngôn từ dân gian, qua hệ thống truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ… dễ dàng nhận diện được hình tượng – hình ảnh con rắn với các biến thể đa dạng khác nhau, vừa gắn với cái ác, gian manh, lọc lừa (nọc độc giết người, sống trong bóng tối), khó làm thân thiện; nhưng cũng có thời khắc rắn được coi là người bạn phù trợ mỗi khi gặp hoạn nạn về vật chất hay tình cảm, nhất là đối với thành phần ở đáy xã hội.

Cũng vì những đặc tính khó để con người thân thiện ở rắn, mà, trải qua những trải nghiệm trong cuộc sống, tiềm thức con người lại hướng đến sợ rắn, cầu thân với rắn, cầu mong rắn không ác hại với con người và đi đến thần thánh hóa loài rắn, rước rắn vào không gian thiêng ở các điện thờ, coi rắn như một vị thần bổ trợ trong đời sống văn hóa tâm linh cộng đồng qua các thế hệ.

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Hình ảnh mãng xà trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn. Ảnh tư liệu

2. Hình tượng rắn trong thực hành tín ngưỡng

Từ buổi bình minh của nhân loại, tục thờ rắn đã ra đời và bám trụ ở nhiều nền văn minh cổ đại. Cũng theo tín ngưỡng mang tính nhân loại ấy, tục thờ rắn đã là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt với ý nghĩa thờ Thủy tổ và thờ Thủy thần. Là cư dân có nguồn gốc nông nghiệp của văn minh lúa nước, sinh kế trên địa hình một châu thổ có nhiều sông ngòi giăng mắc nối các vùng quê với nhau. Đó cũng là môi trường thuận lợi để loài rắn sinh sôi nảy nở, cọ xát với đời sống của con người.

Mang hai thuộc tính tốt (góp phần vào ẩm thực, ngâm thuốc chữa bệnh) và xấu (nọc độc giết người và súc vật), rắn đã được hình tượng hóa và thần thánh hóa, trở thành lực lượng thần bí siêu nhiên, vừa có khả năng giúp con người bảo tồn nòi giống, mang lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng tươi tốt, lại có lúc trở thành thế lực tàn phá mùa màng, dâng lũ lụt, gieo chết chóc cho con người. Vì thế, con người vừa săn đón rắn để phục vụ ẩm thực, làm thuốc chữa bệnh, dự báo tin lành; vừa sợ hãi, tôn sùng rắn như những vị thần, rước vào điện thờ để phụng thờ, nhang khói quanh năm với ước vọng cầu thiện, cầu hòa cho cuộc sống bình yên, sinh sôi nảy nở qua các thế hệ.

Chính vì thế, hàng loạt các đền thờ rắn với vị thế và trọng trách phụng thờ thủy thần đã xuất hiện cắm chốt ven dọc theo các dòng sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và dường như gần khắp các con sông lớn, nhỏ của châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt nhất là tại các con sông có khả năng dâng nước gây lũ lụt, vỡ đê hàng năm. Rồi lại ngược lên các con sông, nhánh sông thuộc các vùng trung du và miền núi phía tây bắc và xuôi vào vùng đất Nam Trung Bộ và Nam Bộ trên tiến trình dựng nước – mở nước và thực hành tôn giáo, tín ngưỡng ở các địa phương của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc.

Trong các không gian thiêng của các đền, miếu, điện, phủ đó, dù là phụng thờ các nhân vật lịch sử hay siêu nhiên, thờ trực tiếp thần rắn hay các vị thần huyền thoại khác, luôn luôn có sự hiện diện của bóng dáng những “ông rắn” tượng hình án ngữ ở những vị trí trang trọng nào đấy ngoài tiền đường hay trong các hậu cung kỳ bí.

Hoặc nếu không hiện diện qua cách tạo hình tại không gian thiêng của các điện thờ, thì ông rắn lại được đồn thổi gắn với hoàn cảnh mang thai, sinh nở của các bà mẹ, những người đã sinh ra những người con trong những hoàn cảnh, bối cảnh đặc biệt kỳ lạ, khác thường, trở thành dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện các nhân vật anh hùng, thần thánh, có sự nghiệp vĩ đại đóng góp vào chiến công dựng nước hay giữ nước của dân tộc (sự tích các đền thờ Trương Hống, Trương Hát dọc sông Cầu, sông Thương, sông Đuống; sự tích đền thờ Linh Lang dưới triều Lý; sự tích đền thờ họ Phùng ở sông Lục Đầu; Sự tích điện thờ Linh Lang – Long Vương ở Hà Tĩnh,…).

Và như vậy, con rắn đi vào tiềm thức dân gian như với tư cách của những vị chúa tể của dục năng và sinh sản, trở thành vị thần có quyền uy, mang các biến thể tên gọi khác nhau, từ Giao Long đến Thuồng luồng hay ông Giải, đã luôn gắn liền với gốc tích các môtip người mẹ được bao phủ, in dấu trong những hoàn cảnh đặc thù để sinh ra các bậc kỳ tài cho quê hương, đất nước.

Trên nền cảnh của sự hiện diện bóng dáng hoặc hình tượng loài rắn tại các không gian thiêng ở các làng quê, người dân đã tôn sùng để đi đến tôn vinh rắn trở thành thành hoàng ngự trên các điện thờ với chức năng và quyền uy cho cả một làng hay liên làng. Cũng từ đó, hình tượng rắn đã được tô vẽ về diện mạo, trở thành vị thần rắn có mào, có sức mạnh phi thường và quyền uy với cộng đồng, phù trợ từ dân làng đến phò trợ vua chúa dẹp giặc, vượt qua hoạn nạn, được vua ban sắc phong ở các ngôi vị cao quý của Thượng đẳng thần hay Trung đẳng thần phổ biến ở hàng vạn làng quê Việt.

Cũng từ những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan trong đó có sự hiện diện của hình tượng – hình ảnh các ông rắn thần của cộng đồng người Việt, quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Nữ thần rồi đến tín ngưỡng thờ Mẫu (nổi bật nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ phủ) của người Việt đã cũng được gắn với sự hiện diện của hình tượng rắn tại các điện, phủ, miếu thờ tại hàng nghìn làng quê Việt.

Tại hầu khắp các không gian thiêng thờ Mẫu, đó có thể là Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay các Mẫu khác, các điện thờ các ông Hoàng, các chầu cô, chầu bé, các hàng quan,… bao giờ cũng nhận thấy sự hiện diện của cặp đôi rắn thần quấn quýt trên xà ngang của điện thờ (khi là cặp rắn mang màu xanh, khi lại là cặp rắn mang màu trắng hoặc vàng), hai đầu hướng về chủ điện thờ như sự bái lạy và còn như sẵn sàng phun nhả ra những năng lượng thần bí khổng lồ đủ sức bảo vệ và phù trợ cho các con nhang đệ tử.

Chính sự hiện diện của hình tượng rắn đã góp phần làm thiêng hóa vai trò của chủ điện thờ là các thánh Mẫu trên điện thờ, đưa thánh Mẫu lên vị trí có quyền năng tối thượng, chiếm lĩnh được niềm tin của các con nhang đệ tử và chúng sinh nói chung – những thành phần tụ hội tại không gian thiêng trước ban thờ Thánh Mẫu hướng tới mục đích cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, tránh mọi tai ách bệnh tật và cầu có được nguồn năng lượng để sáng tạo, thành đạt trong cuộc sống, hiện tại và lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đổng Chi (1976), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb KHXH.

2. Trần Lâm Biền – Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội; Nxb Hà Nội.

3. Jean chevalier & Alain gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, trường viết văn Nguyễn Du.

4. Đặng Văn Lung (1991), Tam tòa thánh Mẫu, Nxb VHDT.

5. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị, Nxb VH.

6. Ngô Đức Thịnh (cb 2002), Đạo mẫu ở Việt Nam, Nxb VHTT.

7. Truyền thuyết các vị thần Hà Nội (1994) Nxb Văn hóa Thông tin.

8. GS.TS. Cao Ngọc Lân, NCS. Cao Vũ Minh (2013), Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt; Nxb Lao động.

GS.TS. Bùi Quang Thanh

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam



Nguồn: https://baophutho.vn/hinh-tuong-con-ran-trong-van-hoa-viet-227051.htm

Cùng chủ đề

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Được thành lập năm 1994, đến nay, Quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) phường Dữu Lâu, TP Việt Trì đã dần khẳng định được vai trò quan trọng “gần dân, sát dân” trong cung cấp các dịch vụ tài chính, phục vụ trực tiếp công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Khách hàng giao dịch tại Quỹ TDND phường Dữu Lâu, TP Việt Trì.Quỹ TDND phường Dữu Lâu là một trong 6 quỹ...

Quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Huyện Hạ Hòa đang khẩn trương triển khai xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, mang lại những ngôi nhà an toàn và ổn định cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình chính sách.Lãnh đạo huyện Hạ Hoà kiểm tra tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát ở xã Hiền Lương.Nỗ lực này thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc “an cư, lạc nghiệp”, cải...

Phát động cuộc thi “Ảnh đẹp Đền Hùng”

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát động cuộc thi “Ảnh đẹp Đền Hùng” nhằm tôn vinh hình ảnh về Di tích lịch sử, Rừng Quốc gia Đền Hùng, thiên nhiên con người, văn hóa vùng Đất Tổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam (bao gồm phong cảnh, kiến trúc, lễ hội, sinh hoạt văn hóa, con người, hoạt động du lịch...), đồng thời góp phần xây dựng ngân hàng dữ liệu ảnh đẹp Đền Hùng...

Âm vang bản Mường

Giữa đại ngàn Tân Sơn (Phú Thọ), nơi tiếng suối róc rách hòa trong tiếng cồng chiêng vang vọng, những điệu hát Ví, hát Rang mộc mạc của người Mường vẫn được ngân lên từ bao đời nay. Đó không chỉ là âm thanh của bản làng mà còn là linh hồn của văn hóa, là “món ăn tinh thần” thấm đẫm đời sống tín ngưỡng và tâm hồn của đồng bào nơi miền sơn cước.Ở xã Kiệt Sơn,...

Sắc màu trên đại ngàn Trường Sơn

Ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thượng ngàn, dân tộc Co cư trú lâu đời, gắn với văn hóa rất riêng qua lễ hội. Không gian văn hóa gắn liền tín ngưỡng, tập tục, mạch sống tinh thần của người Co hòa quyện trong cuộc mưu sinh chinh phục thiên nhiên. Trên hành trình ấy, nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co độc đáo, tinh túy, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian ở...

Cùng tác giả

Thiêng liêng cội nguồn dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng ngàn năm qua đã trở thành sợi dây tâm linh kết nối giữa các thế hệ người Việt với cội nguồn dân tộc. Mỗi dịp tháng 3 âm lịch, hàng triệu con Lạc cháu Hồng lại hành hương về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng để dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, bày tỏ lòng biết ơn đối với những bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ...

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Được thành lập năm 1994, đến nay, Quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) phường Dữu Lâu, TP Việt Trì đã dần khẳng định được vai trò quan trọng “gần dân, sát dân” trong cung cấp các dịch vụ tài chính, phục vụ trực tiếp công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Khách hàng giao dịch tại Quỹ TDND phường Dữu Lâu, TP Việt Trì.Quỹ TDND phường Dữu Lâu là một trong 6 quỹ...

Nhiều khu vực có nắng nóng, có nơi trên 37 độ C

Ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C; Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa dông. (Ảnh minh họa: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37...

Giá vàng trong nước “nhảy múa,” tiến sát ngưỡng 114 triệu đồng mỗi lượng

Với đà tăng phi mã, giá vàng SJC sau nửa ngày giao dịch ngày 16/4 đã cộng gần 6 triệu đồng mỗi lượng, trong khi vàng nhẫn cũng tăng gần 7 triệu đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước.Khách hàng giao dịch vàng tại khu vực Hà Nội. Giá vàng trong nước tăng phi mã khi tiến sát ngưỡng 114 triệu đồng vào chiều nay (16/4).Tại thời điểm 14 giờ, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc...

Quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Huyện Hạ Hòa đang khẩn trương triển khai xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, mang lại những ngôi nhà an toàn và ổn định cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình chính sách.Lãnh đạo huyện Hạ Hoà kiểm tra tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát ở xã Hiền Lương.Nỗ lực này thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc “an cư, lạc nghiệp”, cải...

Cùng chuyên mục

Nhiều khu vực có nắng nóng, có nơi trên 37 độ C

Ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C; Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa dông. (Ảnh minh họa: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37...

Quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Huyện Hạ Hòa đang khẩn trương triển khai xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, mang lại những ngôi nhà an toàn và ổn định cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình chính sách.Lãnh đạo huyện Hạ Hoà kiểm tra tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát ở xã Hiền Lương.Nỗ lực này thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc “an cư, lạc nghiệp”, cải...

Đoan Hùng đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Đoan Hùng đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn với quyết tâm cao nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Anh Hùng trao số tiền 60...

Những quán cafe rực rỡ sắc cờ đỏ

Những ngày tháng Tư, cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Trên khắp nẻo đường, góc phố, nhiều quán café trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng rực rỡ sắc cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng để hướng tới ngày lễ trọng đại này.Không gian rực rỡ sắc cờ tại Xóm cà phêNgay khi đặt chân tới cổng quán Xóm cà phê, thành...

Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái”: Rèn sức khỏe

“Triệu bước chân nhân ái” là chiến dịch chạy bộ, đi bộ do TW Hội CTĐ Việt Nam phát động tổ chức trên nền tảng wed/mobile/app vRace. Người tham gia có thể chạy bộ, đi bộ tự do ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào, chỉ cần ghi lại kết quả quãng đường trên các thiết bị di động (smartphone, smartwach).Việc này không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe cho bản thân mà còn tạo ra...

Nắng bao trùm nhiều khu vực, nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Nắng nóng diện rộng trong những ngày tới có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, cháy rừng và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.Nắng nóng bao trùm nhiều khu vực trên cả nước. (Ảnh: Vietnam+)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều...

LHPN xã Phùng Nguyên nhận đỡ đầu em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chiều 15/4, Hội LHPN xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã đến thăm, nhận đỡ đầu và trao tặng sổ tiết kiệm cho em Hoàng Đức Trường, sinh năm 2011, ở khu Dụng Hiền, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.Hội LHPN cùng đại diện lãnh đạo xã Phùng Nguyên trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho em Hoàng Đức Trường ở khu Dụng Hiền, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.Gia đình em Hoàng Đức Trường...

Phát động cuộc thi “Ảnh đẹp Đền Hùng”

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát động cuộc thi “Ảnh đẹp Đền Hùng” nhằm tôn vinh hình ảnh về Di tích lịch sử, Rừng Quốc gia Đền Hùng, thiên nhiên con người, văn hóa vùng Đất Tổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam (bao gồm phong cảnh, kiến trúc, lễ hội, sinh hoạt văn hóa, con người, hoạt động du lịch...), đồng thời góp phần xây dựng ngân hàng dữ liệu ảnh đẹp Đền Hùng...

Trên 14.000 hộp sữa được trao tặng cho trẻ em nghèo, khuyết tật

Hưởng ứng tháng nhân đạo năm 2025 do TW Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) phát động và thực hiện chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” năm 2025, ngày 15/4, Hội CTĐ tỉnh tổ chức trao tặng sữa VP MILK cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại thành phố Việt Trì và huyện Tam Nông.Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh trao tặng sữa cho Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật Việt TrìThay mặt...

Tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng VneID tại Bệnh viện Mắt tỉnh

Ngày 15/4, Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội (QLHC về TTXH), Công an tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Mắt tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh đang khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt sử dụng những tiện ích thiết thực của ứng dụng VneID.Lực lượng đoàn viên thanh niên Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất