Powered by Techcity

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ nông dân


Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã tạo điều kiện, giúp hội viên, nông dân có vốn đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các địa phương.

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ nông dân

Xưởng may của gia đình anh Đặng Thanh Hải, xã Lam Sơn, huyện Tam Nông đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Khánh Toàn ở khu 2, xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh chăn nuôi bò, lợn, gà… quy mô nhỏ, năm 2022, ông được HND xã tuyên truyền, vận động tham gia dự án chăn nuôi bò lai Sind sinh sản và nhận được hỗ trợ vốn 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Trung ương. Đàn bò của gia đình ông ban đầu chỉ 4-5 con, đến nay đã tăng lên gấp đôi, có thời điểm trong chuồng lúc nào cũng gần 20 con. Ông Toàn cho biết: “Từ khi tham gia dự án nuôi bò lai Sind sinh sản và nuôi theo phương pháp gối nhau, gia đình tôi có nguồn thu mỗi năm gần 200 triệu đồng…”.

Nắm được thông tin Nhà nước có chính sách tín dụng riêng đối với những người đã từng lầm lỗi mong muốn được trở về làm lại cuộc đời, anh Đặng Thanh Hải ở khu 6, xã Lam Sơn, huyện Tam Nông đã được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội qua kênh ủy thác của HND xã theo quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Từ nguồn vốn này, anh Hải đã mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị, mở xưởng may gia công tại nhà với gần 20 máy may công nghiệp, bước đầu đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 12 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ hỗ trợ về vốn, các cấp HND còn tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, vận động nông dân sản xuất theo mô hình hợp tác, hợp tác xã nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Đến nay, thông qua các cấp Hội đã hỗ trợ hội viên nông dân phát triển được 75 mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. HND tỉnh đã tổ chức 5 hội nghị tập huấn tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể cho 650 hội viên nông dân tại các huyện Thanh Thủy, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ. Xây dựng mô hình thâm canh cây ổi theo hướng an toàn gắn với thành lập HTX năm 2024, trực tiếp hướng dẫn thành lập mới 3 HTX và phối hợp thành lập 5 HTX nông nghiệp…

Ông Đặng Việt Anh – Trưởng ban Kinh tế – Xã hội, HND tỉnh cho biết: Để tạo điều kiện cho hội viên có nguồn vốn vay đầu tư, phát triển sản xuất, đến nay, Quỹ HTND các cấp trên địa bàn tỉnh quản lý hơn 56 tỷ đồng, cho 237 dự án với 1.563 hộ vay. Cùng với phát triển nguồn Quỹ HTND, Hội Nông dân các cấp đã nhận ủy thác các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội gần 1.700 tỷ đồng cho vay tại 979 tổ tiết kiệm và vay vốn với 31.470 thành viên vay. Có vốn vay, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hàng hóa.

Đồng hành với hội viên trong phát triển kinh tế, HND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động, ký kết phối hợp, ủy thác vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Linh Nguyễn



Nguồn: https://baophutho.vn/hieu-qua-nguon-von-ho-tro-nong-dan-220072.htm

Cùng chủ đề

Đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua, huyện Phù Ninh tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó việc đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực.Nhờ nguồn vốn vay của Chương trình tín dụng NS&VSMT nông...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Tập trung xây dựng huyện Phù Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Ngày 7/11, tại huyện Phù Ninh, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phù Ninh đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng điều phối NTM tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan...Lãnh đạo Sở NN&PTNT chủ trì hội nghịTừ năm 2011 đến nay, huyện Phù Ninh đã huy động tổng...

Động lực thúc đẩy đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2023 chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) phát triển. Luật HTX năm 2023 đã tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của HTX, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực KTTT trong giai đoạn mới.Phân loại chè tại HTX Chè Thành Nam, huyện Thanh Sơn.Trên địa...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách dân tộc

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn khẳng định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Đảng và Nhà nước luôn coi việc chăm lo cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng và đạo lý truyền thống của dân tộc.CLB Văn hóa dân tộc Mường, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn được thành lập góp...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cùng chuyên mục

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tạo động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Đa giải pháp giảm nghèo

Nắm bắt lợi thế địa hình, thổ nhưỡng đáp ứng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện, người dân nỗ lực lao động sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo từng năm, đời sống của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất