Powered by Techcity

Hạt nếp đặc sản Phủ Đoan

Xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho các giống lúa, trong đó giống lúa nếp Khoái Đen đặc sản đạt chất lượng OCOP 3 sao. Hương vị thuần khiết của giống lúa chính gốc bản địa cùng chất đất tự nhiên tạo cho hạt nếp Khoái Đen đạt độ thơm ngon, dẻo mềm độc đáo.

Cánh đồng lúa nếp Khoái Đen tại khu Đoàn Kết.

Giống bản địa có từ lâu đời, nếp Khoái Đen có bông to dài, chất lượng gạo thơm ngon. Đây là giống lúa dài ngày, ưa những chân ruộng trũng, nhiều nước, có thể chịu ngập từ 1-2 ngày. Giống nếp này khi chín, vỏ hạt ngả màu cau khô, hơi đen, khi xát ra hạt gạo tròn, trắng đục, dùng để đồ xôi, gói bánh chưng… Có lẽ do chất đất, khí trời, độ cao, gió núi đã góp phần làm nên vị ngon ngọt, mềm, dẻo, mùi thơm đặc trưng của hạt gạo.

Trước đây, người dân gieo cấy không tập trung nên khi đến thời điểm thu hoạch, thân cây cao dễ bị đổ do mưa bão, cộng thêm giống lúa chín muộn hơn so với lúa khác nên dễ bị sâu bệnh, năng suất không cao. Năm 2021, thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, Hội LHPN xã Hùng Xuyên đã xây dựng mô hình phụ nữ khởi nghiệp từ giống lúa nếp quý bản địa của địa phương, hỗ trợ toàn bộ lúa giống để trồng mẫu gần một ha lúa nếp Khoái Đen tại khu Đoàn Kết và khu Vĩnh Lại, kết quả cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Hiện nay gạo nếp Khoái Đen trên thị trường có giá 45.000đ/1kg.

Gạo nếp Khoái đen của HTX Bưởi và Dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên đạt chất lượng OCOP 3 sao năm 2023

Nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân, vụ mùa năm 2023, Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, xã Hùng Xuyên mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa nếp Khoái Đen tại các khu Đoàn Kết, Vĩnh Lại, Thượng Khê, Đông Dương và Tân Lập với tổng diện tích gieo cấy 12ha. Ông Nguyễn Hải Đô – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bưởi và Dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên cho biết: “Giống lúa này sinh trưởng phát triển tốt, chịu thâm canh, cây cao từ 1,5 – 1,7m, khả năng đẻ nhánh trung bình, trỗ bông trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng 140 ngày, năng suất đạt 1,3 -1,5 tạ/sào. Để làm ra sản phẩm lúa nếp đạt chuẩn, quy trình sản xuất bao gồm công đoạn chính là chọn giống, chăm sóc và đóng gói sản phẩm, trong đó khâu quan trọng nhất là chọn giống lúa. Giống được chọn ngay tại ruộng, lựa những bông lúa gọn, có hạt mảy đều…”.

Xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, HTX Bưởi và Dịch vụ tổng hợp Hùng Xuyên sẽ mở rộng diện tích cấy nếp Khoái Đen lên 20ha. Cùng với đó, tiếp tục hướng dẫn nông dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc diện tích lúa theo tiêu chuẩn, phấn đấu nâng hạng OCOP cho sản phẩm. Chủ động giới thiệu quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.

Thu Giang

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

5 đặc sản Phú Thọ ngon lạ miệng, khách vừa ăn đã muốn mua ngay làm quà

Đặc sản Phú Thọ nổi tiếng với nhiều món ăn tuy dân dã nhưng hương vị lạ miệng, khó có thể tìm thấy ở tỉnh thành nào khác như thịt chua Thanh Sơn, cọ ỏm, rau sắn, bưởi Đoan Hùng, bánh tai,… Thịt chua Thanh Sơn Nhắc đến đặc sản Phú Thọ, người ta nhớ ngay tới món thịt chua nổi tiếng của vùng đất Thanh Sơn. Đây là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc của bà con...

Đặc sắc mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mâm cúng Tết Đoan Ngọ có đầy đủ hoa quả tươi, xôi, rượu cái nếp cẩm, nếp hoa vàng... với nhiều mẫu mã, hình thức bắt mắt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một trong những ngày Tết đặc biệt theo quan niệm dân gian của người Việt được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày 5/5 âm...

Mâm cơm tri ân Vua Hùng – nét đẹp văn hóa của người dân đất Tổ

Với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, đông đảo người dân trên quê hương Đất Tổ nói chung và xã Hùng Lô nói riêng lại thành kính sửa soạn mâm cơm thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước. Từ năm 2019, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương đã vận...

Thảo thơm thứ bánh vuông, tròn

Bánh chưng, bánh giầy luôn có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt, là sản vật không thể thiếu trong tục thờ cúng tổ tiên và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề làm bánh chưng, bánh giầy vẫn luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển ở nhiều miền quê trong cả nước. Tại Phú Thọ, từ tháng 5/2023, nghề làm bánh...

Khai mạc triển lãm tranh cổ động tấm lớn và điểm lưu diễn hội thi tuyên truyền lưu động

Tối 27/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn và điểm lưu diễn Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Các đại biểu tặng hoa cho các đoàn tham gia tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tới...

Pẻng nẳng – món quà dẻo thơm từ vùng đất Phục Cổ Minh Hòa

Bánh nẳng trong tiếng Mường gọi là “pẻng nẳng”, là loại bánh có nguồn gốc từ lâu đời của người dân tộc Mường xã Minh Hòa, huyện Yên Lập. Bánh có màu vàng óng như mật ong, trong như hổ phách thường được chấm kèm mật mía sánh mịn là món ăn đặc sắc, ấn tượng để ai đã một lần thưởng thức cũng nhớ mãi không quên. Theo truyền thống của người Mường nơi đây, pẻng nẳng là một...

Phú Thọ có ba món ăn vào top 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức lễ trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I - 2022 thuộc Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”. Giai đoạn I, đề án đã nhận được 421 đề cử món ẩm thực được gửi đến từ 60/63 tỉnh, thành, qua đó,...

Đuông cọ – Đặc sản Đất Tổ hiếm có khó tìm

Cây cọ là loài cây thân thuộc trong đời sống của người dân Phú Thọ. Từ cây cọ, người dân có thể chế biến những món ăn dân dã mà đậm đà hương vị. Trong đó phải kể đến một món ăn độc, lạ, mang đặc trưng của vùng đất trung du mà thực khách muốn ăn phải đợi nhiều ngày mới có, đó là món nhộng cọ hay còn gọi là đuông cọ. Để có được món ăn từ...

Độc đáo ẩm thực Thanh Thủy

Thanh Thủy (Phú Thọ) được thiên nhiên ban tặng cho nguồn sản vật phong phú, đa dạng, tạo nên nhiều món ăn đặc sắc, hấp dẫn, từ những món thủy sản đặc trưng nơi sông Đà trong mát đến các món ăn mộc mạc, dân dã thôn quê, ghi dấu ấn riêng độc đáo trong bức tranh văn hóa ẩm thực vùng Đất Tổ. Bợ thơm ngon nức tiếng, thường được du khách mua về làm quà. Mang hương vị, dấu...

Đặc sản gỏi cá chép Hùng Lô

Phú Thọ là vùng đất có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những món ăn truyền thống được chế biến theo phong cách riêng của dân tộc mình; điều đó tạo ra cho ẩm thực vùng Đất Tổ phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Ngày nay, du khách ngoài việc tham quan, trải nghiệm hoặc vui chơi giải trí còn được thưởng thức những món ăn thổ sản đặc sắc của địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất