Powered by Techcity

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng


Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa… Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say đắm lòng người, chân chất, đậm đà tình nghĩa.

Hát giao duyên - Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Hát giao duyên của dân tộc Nùng An. Ảnh: Tư liệu.

Dân tộc Tày, Nùng cơ bản giống nhau về tiếng nói, lời hát, các làn điệu dân ca như: sli, lượn, nàng ới, phong slư… cũng có những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian có sự tương đồng và vì một lẽ hồi còn nhỏ tôi cũng được chứng kiến những chàng trai, cô gái của hai dân tộc có thể qua lại, tìm hiểu hát giao duyên với nhau. Hát hát giao duyên không chỉ diễn ra lúc nông nhàn mà còn hát trong dịp lễ, tết, lên nương, xuống chợ, đám cưới để chúc mừng gia đình đón cô dâu mới, chúc đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc.

Đồng thời, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các sở, ngành, địa phương thường tổ chức hội thi hát dân ca – giao duyên, qua đó, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Khi tôi ngồi viết bài này, đâu đây vẫn còn văng vẳng khúc hát của học trò cũ đã được phổ từ bài thơ của cô giáo Hoàng Thị Khuyên:

“Em mời anh hãy đến với Cao Bằng,

Để cùng ngắm hoa trên đỉnh núi.

Đắm mình trong khúc dân ca vời vợi,

Lượn nàng ới da diết đợi anh về”.

Có lẽ mãi không thể nào quên khi những đêm thanh vắng, hay ngày chợ phiên, trên nương… tôi lại được nghe tiếng lượn nàng ới, tiếng hát sli của các anh, chị. Mỗi lần như thế mẹ tôi lại lẩm bẩm, thì thầm “Lại có con trai làng khác sang tán con gái bản mình”, rồi mẹ tôi lại lắng nghe từng câu hát và nhận xét “Cậu này nói hay, khéo sâu sắc”. Mẹ tôi hồi trẻ nổi tiếng hát lượn giỏi, nhiều người mê nên nhiều chị thường hay đến hỏi kinh nghiệm của bà. Tôi hồi đấy tầm 10 tuổi chưa hiểu ý tứ trong câu hát nhưng cũng tò mò và thấy thú vị nên thường chạy ra nơi có tiếng hát đẻ xem anh, chị nào đang tìm hiểu nhau. Dưới ánh trăng mờ ảo, một số chị đang ngồi trên sàn hát vọng xuống, có mấy anh ngồi dưới đường hát vọng lên, tiếng hát ngọt ngào, say đắm, gửi gắm nỗi mong chờ yêu thương của các chàng trai, cô gái.

Có lần đi chợ Nặm Nhũng về qua đoạn Kéo Yên tôi cũng mải mê theo tiếng hát của các “có” (anh) và “chế” (chị) đi chợ về, tiếng hát vang vọng núi rừng, quyến luyến bước chân khi họ chia tay nhau về bản. Có lần tôi thắc mắc khi nghe không hiểu câu hát của một anh “Đám nương kia xanh tốt, đến giờ đã có ai phát có chưa?”, rồi sau này lớn lên tôi mới hiểu đó là kiểu ướm hỏi khi họ tìm hiểu nhau qua câu hát.

Cái hay của hát giao duyên của người Tày, Nùng Cao Bằng là không cứ dịp nào, có thể hát khi đêm về những chàng trai vào làng tìm cô gái để tìm hiểu, hay dịp đám cưới, lễ hội, ngày chợ, hoặc mừng nhà mới… Cứ có dịp mà có nam thanh, nữ tú lời hát sẽ được cất lên. Không gian diễn xướng cũng rất phong phú, không cố định chỗ nào, có thể hát khi lên nương; hát trên đồi; hát khi từ biệt nhau; hát bên bếp lửa; hát ngoài hiên, ngoài sàn….

Hát giao duyên không phải là những bài hát sẵn có hay đã được chuẩn bị sẵn, mà là dựa vào ngữ cảnh, dựa vào lời nói của đối phương, dựa vào tình cảm để tìm lời cho hợp lý. Vì đối đáp tức thì nên đòi hỏi cả nam và nữ đều ứng đối linh hoạt có cách để dẫn dắt câu chuyện tạo sự hô ứng giữa nam và nữ. Qua lời hát và cách đối đáp mà họ hiểu nhau, biết được đối phương là người như thế nào?

Những bài hát giao duyên của dân tộc Tày, Nùng giống như lối hát quan họ, hát giao duyên của người miền xuôi cũng sử dụng rất nhiều lối nói ẩn dụ, so sánh, ví von… Thường thì họ so sánh với những vật dụng hay phong cảnh, vật nuôi, cả những quan niệm của người miền núi. Lời hát thể hiện mức độ tình cảm, sự khéo léo khi tìm lời càng sâu sắc làm cho lòng đối phương say đắm, quyến luyến không thể rời xa, vì thế mà đêm càng khuya tiếng hát càng da diết, tình càng ngấm theo giọng hát ngọt ngào. Nhiều đôi nên duyên chồng vợ cũng qua những khúc hát giao duyên.

“Thân noong gặn bjoóc mặn bjoóc mơ

Điếp căn lẻ chăn điếp khẩn khẩn

Điếp căn gặn pát nặm têm phiêng

Điếp căn gặn pia liềng vằng lậc”

Dịch:

Em như hoa mận, hoa mơ

Thương nhau không phải vật vờ bướm hoa

Thương nhau như bát nước đẩy

Thương nhau như cá đua vây sông dài.

Thường người Nùng hát giao duyên bằng điệu hát lượn, sli nhiều hơn, người dân tộc Tày hát cả lượn, nàng ới, ít khi hát sli. Trong âm điệu của khúc hát sli, lượn, nàng ới tuy có sự khác nhau, mỗi một thể loại lại có cách hát khác nhau nhưng đều có điểm chung là nhẹ nhàng, hát như từ trong lòng bật lên, rất da diết, dễ vào lòng người nghe.

Người Tày, Nùng ở vùng miền đông lại có cách hát giao duyên khác hơn một chút so với vùng khác, dù âm điệu sli, lượn cũng gần như nhau nhưng cách thức bắt đầu của lời hát giữa nam và nữ bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Em ơi trên trời có đám mây vàng…“hay”Anh ơi trên trời có đám mây hồng” rồi những câu tiếp theo mới bắt đầu bày tỏ tình cảm của mình. Khúc hát giao duyên của người Tày, Nùng luôn là người con trai cất lời trước, chủ động để mở lời, gợi ý để cô gái tiếp lời.

Mở đầu là lời ướm hỏi của chàng trai trong một không gian từ bản làng xuống chợ với ánh nắng rực rỡ như cũng đang hân hoan cùng chàng trai khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp, ăn mặc chỉnh trang để xuống chợ. Ngày xưa trai gái xuống chợ không phải chỉ để bán buôn mà là dịp để trai, gái được dịp gặp nhau, để được thổi sáo, hát sli, lượn tìm hiểu nhau. Chàng trai trong bài hát này đã dành cho cô gái lời khen ngợi chân thành, thể hiện sự chân trọng của người con trai dành cho cô gái, và cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của chàng dành cho nàng, vì vậy mà chiếm chọn được trái tim cô ngay từ lúc ban đầu vì là con gái được khen xinh đẹp, chăm chỉ là điều hạnh phúc nhất.

Trong ý tứ của cô gái đã có chiều ưng chàng trai nên nàng đã co chàng biết mình chưa có chồng kèm theo lời bông đùa nhưng mang hàm ý mở lối cho chàng trai đến với mình. Chàng trai cũng rất khéo léo khi chàng vừa cho cô gái biết mình chưa vợ, một mặt vừa kể lể hoàn cảnh để gợi tình thương ở cô gái. Lời hát giao duyên gợi cho chúng ta nhớ đến câu ca dao” Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu” chàng trai trong bài ca dao cũng giống như chàng trai trong lời hát giao duyên này tuy nhiên chàng trai trong khúc hát này hoàn cảnh còn đáng thương hơn khi anh mồ côi, sống một mình côi cút. Cái đáng yêu ở đây là chàng không nói thẳng là yêu cô gái mà nhờ cô gái mai mối, cách ướm hỏi này vừa đáng yêu lại vừa khéo léo, một mặt để dò hỏi ý tứ cô gái, mặt khác để nếu như cô gái không có tình cảm với mình cũng đỡ bị tổn thương.

Qua khúc hát giao duyên mới thấy được tâm hồn phong phú, tình cảm sâu sắc của người dân tộc Tày, Nùng Cao Bằng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Lời hát vừa ý nhị, rào trước để thử lòng đối phương cũng là kiểu tỏ tình rất quen thuộc của người Việt Nam xưa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được sự mạnh bạo, dám bày tỏ tình cảm, khéo léo của cô gái để dẫn lối cho chàng trai vượt qua mặc cảm, ngượng ngùng để bày tỏ tình cảm với cô gái.

Lời hát cuối cùng vừa là lời bày tỏ tình yêu, vừa là lời thề thiêng liêng và cũng là khát vọng hạnh phúc của biết bao lứa đôi. Lời hát đối đáp tạo sự hô ứng, kiểu như cả hai dắt díu nhau đi theo một hướng, người này tìm cánh mở lối cho người kia bày tỏ tình cảm để rồi họ đã có cái kết viên mãn. Những khúc hát giao duyên bao giờ cũng là những lời hát với ý tứ đẹp nhất, hay nhất, tuy nhiên không phải lúc nào tình yêu cũng có cái kết đẹp. Có rất nhiều lý do mà có những chàng trai, cô gái không thể đến được với nhau, họ đã bị lỡ hẹn để rồi mang nỗi đau dai dẳng với nỗi day dứt không chọn vẹn.

Dù bao năm tháng qua đi, dù xã hội đã thay đổi với những nhu cầu thụ hưởng âm nhạc cũng như cách bày tỏ tình cảm của thế hệ trẻ đã thực sự hòa nhập với thế giới xong đâu đây trong các bữa tiệc, hay trên sân khấu tiếng hát sli, hát lượng vẫn cất lên, vẫn ngọt ngào, da diết.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến thầy Phạm Long, giảng viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên khi đặt chân đến Cao Bằng thầy đã viết: “Tiếng lượn ai tha thiết bên thung/Như vô tình trao lời đưa tiễn”.

Tiếng lượn như níu giữ bước chân du khách khi đến với Cao Bằng để rồi đắm mình trong khúc hát giao duyên của một cô gái dân tộc Tày, Nùng và quên mất rằng mình đang đi hay đến “Bỗng quên cả mình đi hay mình đến/Bởi Cao Bằng luôn mãi đọng trong tim”.

Tôi tin tình cảm của thầy nói hộ cho bao người khi đến với Cao Bằng nơi có những khúc hát giao duyên say đắm lòng người. Và tôi cũng tin rằng thầy đã phải ngẩn ngơ trước tiếng hát vút lên bên thung của một cô gái Cao Bằng đã làm lay động cảm xúc của thầy giáo già, đưa thầy trở lại tuổi đôi mươi. Tiếng hát, lời hát chính là linh hồn của con người, là phẩm chất mộc mạc nhưng đầy tình nghĩa; rất tình tứ, ý nhị nhưng không kém phần táo bạo.

Hoàng Hiền/Báo Cao Bằng



Nguồn: https://baophutho.vn/hat-giao-duyen-net-dep-cua-dan-toc-tay-nung-221264.htm

Cùng chủ đề

“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng... hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.Huyện Minh Hóa có 37 người được công nhận là Người có uy...

Người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ

Đến xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các lớp truyền dạy chữ Tày cổ, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.Sinh ra và lớn lên ở xã Mường Chiềng, với hơn...

Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc

Toàn tỉnh hiện có hơn 240.000 người cao tuổi (NCT) trong đó có hơn 220.000 hội viên Hội NCT. Xác định chăm sóc, phát huy vai trò NCT là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, mỗi cá nhân và cộng đồng, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để NCT sống...

Quảng Nam phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.Lễ Mừng lúa mới của người Ca DongÔng Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Quảng Nam, cho biết: Sở vừa phối hợp với các đơn...

Kon Tum lan tỏa nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số

Để bảo tồn, phát huy nét đẹp các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, trong hai ngày 4 - 5/10, UBND thành phố Kon Tum (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang lần thứ II, năm 2024.Cộng đồng người dân tộc thiểu số tái hiện trích đoạn nghi lễ, lễ hội truyền thống tiêu biểu. Ảnh: Khoa Chương - TTXVNTham gia Hội thi có 17 đội cồng chiêng, xoang với hàng trăm...

Cùng tác giả

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

Phải thắng U.17 Myanmar để săn vé đi tiếp

U.17 Việt Nam quyết đấu Sau trận hòa 0-0 với U.17 Kyrgyzstan trong ngày ra quân, U.17 Việt Nam đang đứng nhì bảng I vòng loại U.17 châu Á 2025. Trên sân vận động Phú Thọ tối 23.10, đội chủ nhà đã tạo ra nhiều cơ hội, nhưng không thể dứt điểm thành bàn để lấy trọn 3 điểm. Khả năng dứt điểm trở thành nỗi lo mà HLV Cristiano Roland cùng học trò phải khắc phục. Ở lượt...

Trao giải cho các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao giải Chương trình Bình chọn các...

Cùng chuyên mục

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn...

Bão Trà Mi di chuyển chậm, có khả năng đổi hướng và suy yếu

Từ 4 giờ ngày 25/10 đến 4 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.Hướng đi của cơn bão.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền tránh bão Trà Mi

Để ứng phó với cơn bão Trà Mi (bão số 6), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi lên phương án sơ tán dân và kêu gọi tàu thuyền tránh bão.Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ di dời 212.000 người nếu bão mạnh và di dời 396.000 người đối với siêu bão. Người dân sẽ được sơ tán đến ở xen ghép các nhà kiên cố hoặc sơ tán tập trung đến các cơ quan công sở, trường học.Về tình hình...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

* Phú Thọ có 2 tập thể và 2 cá nhân đoạt giải Cuộc thiNgày 24/10, tại tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại buổi lễ.Tới dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch...

Bảo vệ khẩn cấp Bảo vật Quốc gia sau vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang

Ngày 23/10, sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang (khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) khiến nhiều pho tượng bằng đất, gỗ bị hư hại, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản số 1171/DSVH-DT ngày 23/10/2024 về việc cháy tại Di tích Quốc gia Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Hình ảnh Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen) bị...

Để học sinh đến trường an toàn

Phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, đảm bảo an toàn sức khỏe, an toàn giao thông là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh. Do đó, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu tai nạn thương tích, tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành chức năng tập trung thực hiện.Những ngày đầu...

Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ...

Chăm lo đối tượng bảo trợ xã hội

Thời gian qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, sự chung tay, góp sức của cộng đồng, huyện Phù Ninh đã tiếp sức cho các đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.Lãnh đạo huyện Phù Ninh thăm, tặng quà ông Triệu Văn Kiều - thương binh 85% ở khu 1, xã Hạ Giáp.Để việc chăm lo cho các đối tượng BTXH được thực hiện kịp thời, chính xác, huyện chỉ đạo...

Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên

Nhằm tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, những năm qua, các cấp bộ Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam trong tỉnh đã chú trọng thành lập, phát triển các mô hình câu lạc bộ (CLB), tổ, đội, nhóm dựa trên nhu cầu, sở thích, nghề nghiệp cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN).Bằng cách thức tổ chức đa dạng, hiệu quả, các mô hình đã phát huy vai trò hạt nhân trong phong...

Bắc Bộ có gió Đông Bắc cấp 2, nhiệt độ thấp nhất 18 độ C

Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Gió Đông Bắc cấp 2. Sáng sớm và đêm trời lạnh, vùng núi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 24/10, bão TRAMI (tiếng việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất