Powered by Techcity

Hành trình trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được xướng danh trước gần 200 quốc gia và các tổ chức quốc tế, nhận được sự đồng thuận tuyệt đối và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là thành quả của sự đoàn kết, sức mạnh trí tuệ tập thể cùng sự đồng lòng đưa tín ngưỡng linh thiêng của dân tộc bước ra thế giới.

Ông Nguyễn Tiến Khôi – nguyên Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (giai đoạn 2005 – 2011), hiện là Chủ tịch Hội KHLS tỉnh, người có nhiều năm nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Là người nặng lòng với quê hương và dành trọn tâm huyết nghiên cứu lịch sử, ông Nguyễn Tiến Khôi- Nguyên Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (giai đoạn 2005 – 2011) vẫn còn nhớ rõ sự kiện trong tiến trình vinh quang đó. Nguyện ước đề cử Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Phú Thọ. Sau nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo, trải qua quá trình lựa chọn khắt khe, công phu và kỹ lưỡng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể – tập quán xã hội đã được Bộ VH-TT&DL trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình hồ sơ vào tháng 3/2011.

Quá trình làm hồ sơ, ngay cả khi đã đề cử Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về sự biến đổi của tập quán này trong đời sống đương đại. Song tỉnh Phú Thọ và các nhà khóa học đã làm rõ lịch sử di sản và chứng minh được rằng, nước ta từ thế kỷ XIII – XIV (thời Lý – Trần), đặc biệt, thời kỳ nhà Nguyễn (thế kỷ XIX- XX) đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, duy trì một số tập quán thiêng liêng gắn với truyền thuyết về nguồn gốc, tổ tông của dân tộc Việt Nam.

Hàng triệu đồng bào hành hương về Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ mùng 10/3 âm lịch năm Ất Mùi.

Trong câu chuyện của mình, ông Khôi nhắc lại những băn khoăn, lo lắng của các đồng chí trong Ban Chỉ đạo xây dựng hồ sơ năm đó. “Sự khác biệt về địa – chính trị, lịch sử văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc là điều khiến mọi thành viên trong Ban Chỉ đạo lo lắng. Tôi cùng với các nhà nghiên cứu đã đến các nước có nét tương đồng với Việt Nam về văn hóa thờ cúng tổ tiên như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để tìm hiểu, so sánh, đánh giá, củng cố luận chứng thuyết phục” – Ông Khôi chia sẻ.

Bằng quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, trách nhiệm và tâm huyết của các nhà khoa học, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, tập thể đã xây dựng bộ hồ sơ khoa học chặt chẽ, sâu sắc, có sức thuyết phục cao đối với các chuyên gia thẩm định quốc tế. Hồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ không chỉ đáp ứng được cả 5 tiêu chí của một di sản văn hóa phi vật thể thế giới quy định tại Công ước 2003, mà còn được chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Tiêu biểu nhất kể đến giá trị: “Việc ghi danh thờ cúng Hùng Vương góp phần vào việc nhận diện các hình thức thờ cúng tổ tiên đang được thực hành ở nhiều nước khác và khuyến khích các cộng đồng nhận thức được sự tương đồng, đồng thời nâng cao sự tôn trọng đa dạng văn hóa”.

 Các xã, phường vùng ven núi Hùng rước kiệu về Đền Hùng.

Bên thềm hội nghị, đồng chí Hoàng Dân Mạc – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh) đã khẳng định khi trả lời phỏng vấn báo chí: “Đây là một quyết định có ý nghĩa vô cùng to lớn về lịch sử, văn hoá và tâm linh bởi lẽ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ ngàn đời nay là niềm tin thiêng liêng, là sức mạnh gắn kết cộng đồng, là điểm tựa tinh thần để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức của lịch sử để tồn tại và phát triển”.

Trải qua chặng đường 12 năm, lời hứa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, để di sản mãi trường tồn, xứng tầm là di sản văn hóa đại diện nhân loại mà các thế hệ lãnh đạo tỉnh thay mặt cộng đồng, Quốc gia bày tỏ tri ân với tổ tiên và cam kết với cộng đồng quốc tế đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư, xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất tạo thuận lợi cho đồng bào, du khách hành hương về nguồn cội song vẫn giữ nguyên không gian thờ cúng thiêng liêng của các Vua Hùng, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi với nhiều chính sách hỗ trợ bảo tồn tín ngưỡng: Đầu tư, nghiên cứu, sưu tầm các truyền thuyết, nghi lễ, diễn xướng dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua các đề tài khoa học; lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tiến hành trang nghiêm, thành kính; người dân ở các địa phương có di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức tế lễ, dâng hương tri ân. Cộng đồng được đề cao là chủ thể sáng tạo, có vai trò cốt lõi trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản. Hiện nay, toàn tỉnh có 345 di tích thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời kỳ Hùng Vương.

Trong hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện mô hình “Trường học gắn với di sản”. Cùng với Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được biên soạn đưa vào chương trình giáo dục địa phương của tỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2021 – 2022. Các tiết học giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của di sản quê hương, biết vận dụng những kiến thức đã học để chung tay bảo vệ những giá trị văn hóa quý báu đó.

Dự án tu bổ, tôn tạo hạ tầng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (giai đoạn 2021- 2023) có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng được triển khai với nhiều hạng mục cũng góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích, phục vụ đồng bào, nhân dân trong và ngoài nước về tham quan, dâng hương tri ân công đức tổ tiên.

Cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tập quán xã hội, nghi lễ, lễ hội đã tồn tại hàng nghìn năm không tránh khỏi những thách thức trước sự phát triển của xã hội hiện đại, thế nhưng người dân Phú Thọ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, với truyền thuyết anh em chung cha mẹ, sinh ra từ bọc trăm trứng nguyện đoàn kết một lòng chung tay gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thùy Trang

Cùng chủ đề

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất