Powered by Techcity

Hành trình quảng bá âm nhạc H’Mông


Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Hành trình quảng bá âm nhạc H’Mông

Ly Mí Cường trong một chương trình biểu diễn tại Hà Nội.

“Núi đêm” là tác phẩm sáo H’Mông đầu tay của Ly Mí Cường, lấy cảm hứng sáng tác từ những bài dân ca giao duyên của người H’Mông trên cao nguyên đá núi. Cuối tháng 9, video ca nhạc (MV) của anh đã ra mắt trên nền tảng YouTube. “Núi đêm” như một hành trình của người H’Mông bằng âm nhạc qua lịch sử với những dấu chân vững vàng vượt núi để sinh tồn, an cư lạc nghiệp, lao động sản xuất… Cảnh quan ký ức và hành trình thiên di được gợi nhớ và truyền tải qua tiếng khèn, vừa trầm bổng, vừa da diết. MV cũng là tình yêu của người con vùng núi đá dành cho quê hương, cho từng nếp nhà, từng con người cũng như sự tri ân với văn hóa dân tộc đã bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn của người nghệ sĩ trẻ. Khai thác chất liệu dân gian H’Mông, lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác trên nền nhạc phối hiện đại, “Núi đêm” là phương thức biểu hiện mới thành công của âm nhạc truyền thống trong cuộc sống đương đại.

Sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, từ nhỏ, Ly Mí Cường đã được học cách thổi sáo, thổi khèn… truyền lại từ các nghệ nhân dân gian và sau này là quá trình học tập, tiếp xúc âm nhạc chuyên nghiệp khi trở thành sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Tuy xuất phát điểm có muộn hơn các sinh viên cùng trang lứa, nhưng Ly Mí Cường nỗ lực rất nhiều để có được thành quả trong quá trình thực hành và nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Là người dìu dắt, hướng dẫn và đào tạo Ly Mí Cường từ năm 2019, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Anh, giảng viên bộ môn sáo trúc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết: Với “Núi đêm”, Ly Mí Cường đã khai thác được chất liệu dân ca vùng cao, nơi mình sinh sống và kể một câu chuyện xúc động bằng âm nhạc. Chính những điệu hát ru của bà, của mẹ là nền tảng để chàng trai người H’Mông sáng tác bản nhạc với giai điệu mượt mà và giàu cảm xúc.

Mới chớm tuổi 20, nhưng Ly Mí Cường đã nhận thức rất rõ giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc. Hình ảnh nhận diện rõ nét của Ly Mí Cường trên sân khấu âm nhạc trong nước và quốc tế là trang phục truyền thống và chiếc khèn H’Mông. Mong muốn phát triển nghệ thuật dân gian theo hướng đương đại, đến nay, Ly Mí Cường đã có những kinh nghiệm tích lũy khi tham gia nhiều chương trình như: biểu diễn cùng rapper Đen Vâu trong ca khúc “Đi theo bóng mặt trời” tại buổi hòa nhạc Show của Vâu 2023; trình diễn phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Đại hội Sinh viên Việt Nam; tham gia điền dã âm nhạc tại Hà Giang cùng nhóm nghệ sĩ Thanh Cảnh…

Biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp đã giúp Ly Mí Cường chia sẻ, quảng bá và kể những câu chuyện văn hóa của dân tộc mình. Cho đến nay, Ly Mí Cường sở hữu thành tích đáng nể: Quán quân cuộc thi Ngôi sao tài năng Việt Nam 2022; Giải nhất hạng mục Nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại cuộc thi Âm nhạc quốc tế Trung Quốc-Singapore năm 2024.

Tháng 7 vừa qua, Ly Mí Cường xuất sắc giành ngôi Quán quân Giải thưởng Thanh âm trong cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc trẻ tại Trung Quốc…

Lựa chọn di sản văn hóa dân tộc mình làm nền tảng, Ly Mí Cường xác định phải gìn giữ những tinh túy, đặc sắc của âm nhạc dân tộc và tìm hướng đi hiệu quả trong đời sống nghệ thuật đương đại. Tiếp xúc và được làm việc với các nghệ sĩ chuyên nghiệp ở nhiều dòng nhạc khác nhau, Ly Mí Cường càng thêm trân trọng nghệ thuật dân tộc, thấy được sự đa dạng và những khác biệt trong ngôn ngữ âm nhạc. Điều này tiếp thêm động lực cho anh trong hành trình sáng tạo mang dấu ấn và bản sắc riêng.

Cùng với nhóm H’Mong Culture, gồm những sinh viên người H’Mông học tập tại Hà Nội, Ly Mí Cường năng nổ quảng bá, lan tỏa văn hóa dân tộc qua các dự án âm nhạc, triển lãm nhạc cụ hay như chương trình Tết H’Mông xuống phố… Gần đây, anh và các bạn trong nhóm hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện H’Mông Phong Vân hội, kết hợp giữa biểu diễn nghệ thuật, giao lưu, chia sẻ về văn hóa dân tộc thiểu số.

Tình yêu nhạc cụ dân tộc H’Mông, nhất là sáo và khèn thúc đẩy Ly Mí Cường thành lập dự án âm nhạc Nốt Si. Anh cho biết: Trong âm nhạc dân gian H’Mông, nốt si (B) như một thanh âm đặc trưng dành riêng cho cộng đồng, hiện hữu như lời tự tình, tiếng nói của một chàng trai hay vẻ mộc mạc của những thiếu nữ. Hiện tại, các thành viên dự án đang thu thập, ghi lại, bảo tồn các bản nhạc và hình thức biểu diễn truyền thống của người H’Mông. Trong tương lai, họ sẽ kết nối các thế hệ, phối hợp các nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam giảng dạy và định hướng phát triển âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp hơn cho các bạn trẻ trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Trong bối cảnh văn hóa và nghệ thuật diễn xướng có phần mai một, càng thấy rõ trách nhiệm của giới trẻ với sự nghiệp gìn giữ văn hóa, âm nhạc dân tộc bên cạnh vai trò của các nghệ nhân cùng chính quyền địa phương và cơ quan quản lý văn hóa. Vì vậy, dự án của Ly Mí Cường và bạn bè không chỉ tập trung bảo tồn, tái hiện những giai điệu, lời ca, vũ khúc truyền thống mà còn mở rộng nghiên cứu, giáo dục và lan tỏa giá trị văn hóa, âm nhạc dân tộc đến các cộng đồng khác; sử dụng âm nhạc và thông qua âm nhạc để nâng cao nhận thức về văn hóa của dân tộc.

Theo nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/hanh-trinh-quang-ba-am-nhac-h-mong-221893.htm

Cùng chủ đề

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Đắm say câu hát ả đào

Ấn tượng, lôi cuốn, đậm tính nghệ thuật... là cảm nhận của đông đảo du khách khi lần đầu thưởng thức bài Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” được trình diễn trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ thuật tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Ca nương Thúy Quỳnh biểu diễn tiết mục Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” trên sân khấu Nhà đón tiếp khách du lịch và biểu diễn nghệ...

“Khát vọng đỏ” – câu chuyện về lý tưởng của người lính thời hiện đại

Vở nhạc kịch “Khát vọng đỏ” là công trình nghệ thuật đặc biệt vừa được Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội phối hợp Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam ra mắt công chúng, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.Cảnh trong vở nhạc kịch “Khát...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất