Powered by Techcity

Giữ rừng bằng hương ước


Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng, là thiết chế tự quản trong đời sống đồng bào DTTS. Việc phát huy tốt vai trò của hương ước, quy ước thôn bản góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư, tăng thêm tinh thần gắn kết cộng đồng, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho đồng bào DTTS, đặc biệt trong việc giữ và bảo vệ rừng.

Giữ rừng bằng hương ướcLãnh đạo tỉnh Yên Bái tham gia lễ Tết rừng của người Mông xã Nà Hẩu. Ảnh Mỹ Vân

Từ bao đời nay, giữ rừng nguyên sinh đã trở thành bản sắc văn hóa của người Mông tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Người Mông ở Nà Hẩu giữ rừng bằng những tập tục thiêng liêng và huyền bí, đó là tục cúng thần Rừng vào những ngày đầu Xuân.

Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của 502 hộ người Mông với hơn 2.500 nhân khẩu. Đồng bào xem rừng là nơi có đất, là nơi giữ nước, đất và nước là gốc rễ của cuộc sống; muốn tồn tại, phát triển thì con cháu người Mông phải tôn trọng cội nguồn của sự sống, tức là phải giữ rừng và tôn trọng rừng.

Thế nên bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng Cấm riêng với những quy định “bất khả xâm phạm” nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng thần Rừng. Tục cúng thần Rừng vào những ngày đầu Xuân để cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khoẻ mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui, gắn với những quy định về bảo vệ rừng đã trở thành ngày hội văn hoá cộng đồng độc đáo ở Nà Hẩu.

Giữ rừng bằng hương ướcThầy cúng thực hiện nghi lễ cúng rừng dưới gốc cây táu mật cổ thụ tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh Mỹ Vân

Sau Lễ cúng rừng, theo tập tục đồng bào dân tộc Mông xã Nà Hẩu nghỉ kiêng ăn Tết ba ngày để tạ ơn thần Rừng. Trong ba ngày này, mọi người phải tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ đã được quy định theo luật tục: không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng,… Nhờ đó đã giúp những cánh rừng thêm xanh tốt, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu rộng hơn 16 nghìn ha, trong đó có 4.700ha rừng đặc dụng nguyên sinh thuộc xã Nà Hẩu được bảo vệ.

Tương tự, tại bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, là nơi sinh sống của đồng bào Chứt và Bru Vân Kiều. Từ năm 1994, già làng, trưởng bản, Bí thư Chi bộ và đồng bào ở bản Ông Tú đã ngồi lại với nhau xây dựng hương ước giữ rừng. Nội dung hương ước quy định, khi vào rừng đốt ong xong phải dập tắt lửa hoàn toàn, lấy củi không được chặt cây sống, tận thu cành ngọn mà phải lấy củi khô, người dân không được đốt rừng làm nương rẫy, không đốt rẫy, xử lý thực bì gần rừng.

Anh Hồ Thay ở bản Ông Tú cho biết, công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng được kế thừa từ trước, trong hương ước giữ rừng của bản. Người dân bản Ông Tú nhận thức rõ vai trò, vị trí của rừng rất quan trọng trong đời sống của người dân, bảo vệ rừng chính là bảo vệ đời sống của người dân. Vì vậy, người dân không tự ý chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, không phá rừng; nhờ vậy mà hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh được dân bản bảo vệ, phát triển tốt, chưa xảy ra vụ cháy nào ở khu vực rừng được dân bản Ông Tú bảo vệ.

Giữ rừng bằng hương ướcCùng với hương ước, quy ước, bà con Đông Đằng còn thành lập Tổ đội tuần rừng – Nhân dân tự bảo vệ rừng nguyên sinh. (Ảnh Mỹ Dung)

Hương ước của người Tày, thôn Đông Đằng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cũng quy định: Tất cả người dân có trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt phá, đốt rừng, không khai thác trái phép; không bẫy, săn, bắt động vật trong rừng; từng hộ phải có biện pháp chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô hanh; không phát rừng làm nương rẫy…

Hương ước cũng nêu rõ, vi phạm lần 1 phạt hành chính, nhắc nhở trước toàn thôn; lần 2 đưa ra cộng đồng dân cư và các tổ chức, đoàn thể của người vi phạm và có hình thức kỷ luật; lần 3 sẽ bị loại khỏi “phe làng, hội hiếu”, tước hết quyền lợi của hộ gia đình trong thôn…

Có thể thấy, hương ước, quy ước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vùng đồng bào DTTS. Giá trị của hương ước, quy ước thể hiện rõ qua việc góp phần điều chỉnh, giải quyết các mối quan hệ cụ thể của thôn, bản, tổ dân phố mà pháp luật chưa điều chỉnh. Việc thực hiện hương ước, quy ước giúp bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, vận động bà con ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ những hủ tục lạc hậu, hình thành những giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy tính dân chủ tại cơ sở, đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

Văn Hoa (Báo Dân tộc và Phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/giu-rung-bang-huong-uoc-222466.htm

Cùng chủ đề

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn tích cực nêu gương, không chỉ là người đồng hành với bà con vượt qua khó khăn mà còn là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Người có uy tín Hà...

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Giới trẻ người Sán Dìu tìm hiểu về tranh thờ và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộcHầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ như cấp sắc, lễ cưới, lễ tang và làm các sự việc trọng đại của làng, bản, dòng tộc, gia đình.Tranh thờ của các dân tộc thường có mặt các vị thần linh tượng trưng cho...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Cùng tác giả

Dầu cọ gai Sông Thao

Nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, xã Văn Bán có nhiều diện tích đất trồng cây cọ gai - loài cây đặc trưng của vùng Đất Tổ. Những năm trước, sản phẩm quả cọ của người dân trong xã và những xã lân cận chỉ được thu hái sơ chế, bán theo dạng nguyên liệu thô, nên hiệu quả kinh tế không cao.Nhận thấy đây là nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực phẩm, gia đình...

Tiếp cận thông tin, giảm nghèo hiệu quả

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Thanh Ba đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin nhằm kịp thời đưa...

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn tích cực nêu gương, không chỉ là người đồng hành với bà con vượt qua khó khăn mà còn là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Người có uy tín Hà...

Cùng chuyên mục

Tiếp cận thông tin, giảm nghèo hiệu quả

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Thanh Ba đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin nhằm kịp thời đưa...

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn tích cực nêu gương, không chỉ là người đồng hành với bà con vượt qua khó khăn mà còn là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Người có uy tín Hà...

Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm và rét hại

Ngày và đêm 9/12, khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, có nơi dưới 10 độ C.Người dân chuẩn bị thức ăn, rơm rạ cho gia súc vật nuôi chống rét ở xã biên giới Xín Chải, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang).Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...

Tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức 12 lớp tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong 12 trường học cho 600 học sinh là thành viên câu lạc bộ và học sinh tiêu biểu.Các thành viên trong CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” hào hứng tham gia tập huấnLớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ...

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 3; trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 15-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 18-20 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng...

Hội thảo khoa học “Lễ hội Phết Hiền Quan

Ngày 7/12, UBND huyện Tam Nông phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lễ hội Phết Hiền Quan - Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”.Toàn cảnh buổi hội thảo.Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hoá; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng...

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều điều tốt đẹp quý giá và một trong những điều quý giá đó là lòng nhân ái của con người. Họ có thể chỉ là những con người bình dị nhưng có nghĩa cử cao đẹp, góp phần cùng cộng đồng sẻ chia với những người nghèo khó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ mà ý nghĩa đó của mỗi cá nhân...

Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/12, không khí lạnh ảnh...

Bàn giao Nhà nhân đạo tại huyện Thanh Thủy

Ngày 6/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Thủy, Đảng ủy, UBND, Hội Chữ thập đỏ xã Tu Vũ phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm tại khu 16, xã Tu Vũ. Cùng dự có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Thanh Thủy.Các đại biểu thực hiện bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm.Bà Trần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất