Powered by Techcity

Giữ nghề truyền thống


Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của đồng bào Mường. Với những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản của nghề dệt truyền thống, đưa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Giữ nghề truyền thốngBàn tay khéo léo của phụ nữ Mường xã Kim Thượng đã góp phần bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương.

Những sản phẩm từ thổ cẩm là vật không thể thiếu trong dịp lễ trọng, việc hiếu, hỉ, là thước đo sự giàu có, ấm no, sung túc của các gia đình trong quan niệm truyền thống của người Mường. Những tấm vải thổ cẩm, bộ váy áo, cạp váy, tấm chăn đệm được dệt tinh xảo, hoa văn, màu sắc rực rỡ luôn là thước đo giá trị của người phụ nữ Mường. Nghề dệt thổ cẩm với các sản phẩm đặc trưng đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, đậm nét dân tộc thông qua trang phục, đặc biệt là trang phục nữ giới Mường. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt mà còn chứa đựng cả tâm hồn của người Mường gửi gắm vào đó.

Trải qua những biến động của thời gian, có những thời điểm, nghề dệt thổ cẩm đã dần mai một, trong các bản làng còn rất ít người biết quay bông, dệt vải. Để phục hồi, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, UBND huyện Tân Sơn đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm của người Mường tại xã Kim Thượng, Xuân Đài do các nghệ nhân người Mường người trực tiếp truyền dạy. Huyện đã phối hợp Trung tâm dạy nghề tỉnh mở các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, trong đó có lớp dạy nghề do cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha thực hiện qua đề án thí điểm chương trình dân tộc cho nhóm yếu thế tại Phú Thọ cho học viên là đoàn viên thanh niên, phụ nữ 2 xã Xuân Đài, Kim Thượng.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở huyện Tân Sơn vẫn được duy trì và phát triển. Sản phẩm chủ yếu dùng làm trang phục cho người dân địa phương và làm của hồi môn cho con gái trước khi đi lấy chồng. Sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống đã và đang trở thành sản phẩm đặc trưng, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ hoặc ký gửi ở các cửa hàng, khách sạn, các điểm du lịch… trong, ngoài địa phương. Đến nay, sản phẩm đã được khách du lịch quan tâm, yêu thích do được làm từ nguyên liệu thô sơ và trải qua quá trình nhuộm, dệt hoàn toàn thủ công từ bàn tay khéo léo của bà con người Mường.

Trong 2 xã còn duy trì nghề dệt thổ cẩm, xã Kim Thượng hiện có trên 50 hộ còn dệt thổ cẩm, trên 50 nghệ nhân độ tuổi từ 50 – 70 tuổi, nắm giữ bí quyết, kỹ năng thực hành, có thể truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho cộng đồng; xã Xuân Đài hiện có 1ha trồng bông phục vụ dệt vải, có khoảng 173 hộ còn dệt thổ cẩm và 1 câu lạc bộ dệt thổ cẩm khu Vượng với 26 thành viên. Năm 2008, làng nghề dệt thổ cẩm Làng Chiềng đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển du lịch cộng đồng cho người dân nơi đây. Sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề Làng Chiềng được giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Các nghệ nhân: Đinh Thị Bình, Sa Thị Khoán, Sa Thị Sữa, Sa Thị Thoan… là những người được chọn ra trong các cuộc thi dệt tổ chức vào dịp lễ hội hàng năm, có trách nhiệm phụ trách, duy trì các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho chị em trong xã.

Nghệ nhân Sa Thị Tâm chia sẻ: “Tôi và những người con xứ Mường rất hạnh phúc, tự hào khi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của mình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, truyền dạy lại cho con cháu để tiếp tục giữ nghề truyền thống”.

Hy vọng với việc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nghề dệt thổ cẩm truyền thống xã Xuân Đài, Kim Thượng sẽ được truyền dạy cho nhiều bạn trẻ để nghề dệt thổ cẩm mãi là hồn cốt, bản sắc văn hóa độc đáo của người Mường Tân Sơn.

Phương Thanh



Nguồn: https://baophutho.vn/giu-nghe-truyen-thong-223256.htm

Cùng chủ đề

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Giới trẻ người Sán Dìu tìm hiểu về tranh thờ và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộcHầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ như cấp sắc, lễ cưới, lễ tang và làm các sự việc trọng đại của làng, bản, dòng tộc, gia đình.Tranh thờ của các dân tộc thường có mặt các vị thần linh tượng trưng cho...

Hướng dẫn vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo Sổ tay hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho đại diện các đoàn thể, công chức văn hoá, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của xã Thu Cúc.Đại diện các...

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nét đẹp văn hóa dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc

Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô. Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô, từ đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút...

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Cùng tác giả

Dầu cọ gai Sông Thao

Nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, xã Văn Bán có nhiều diện tích đất trồng cây cọ gai - loài cây đặc trưng của vùng Đất Tổ. Những năm trước, sản phẩm quả cọ của người dân trong xã và những xã lân cận chỉ được thu hái sơ chế, bán theo dạng nguyên liệu thô, nên hiệu quả kinh tế không cao.Nhận thấy đây là nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực phẩm, gia đình...

Tiếp cận thông tin, giảm nghèo hiệu quả

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Thanh Ba đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin nhằm kịp thời đưa...

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn tích cực nêu gương, không chỉ là người đồng hành với bà con vượt qua khó khăn mà còn là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Người có uy tín Hà...

Cùng chuyên mục

Tiếp cận thông tin, giảm nghèo hiệu quả

Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Thanh Ba đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin nhằm kịp thời đưa...

Người “giữ lửa” ở khu Vượng

Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn tích cực nêu gương, không chỉ là người đồng hành với bà con vượt qua khó khăn mà còn là “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.Người có uy tín Hà...

Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm và rét hại

Ngày và đêm 9/12, khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, có nơi dưới 10 độ C.Người dân chuẩn bị thức ăn, rơm rạ cho gia súc vật nuôi chống rét ở xã biên giới Xín Chải, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang).Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...

Tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức 12 lớp tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong 12 trường học cho 600 học sinh là thành viên câu lạc bộ và học sinh tiêu biểu.Các thành viên trong CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” hào hứng tham gia tập huấnLớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ...

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rét

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 3; trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 15-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 18-20 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng...

Hội thảo khoa học “Lễ hội Phết Hiền Quan

Ngày 7/12, UBND huyện Tam Nông phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lễ hội Phết Hiền Quan - Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”.Toàn cảnh buổi hội thảo.Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hoá; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng...

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều điều tốt đẹp quý giá và một trong những điều quý giá đó là lòng nhân ái của con người. Họ có thể chỉ là những con người bình dị nhưng có nghĩa cử cao đẹp, góp phần cùng cộng đồng sẻ chia với những người nghèo khó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ mà ý nghĩa đó của mỗi cá nhân...

Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/12, không khí lạnh ảnh...

Bàn giao Nhà nhân đạo tại huyện Thanh Thủy

Ngày 6/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Thủy, Đảng ủy, UBND, Hội Chữ thập đỏ xã Tu Vũ phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm tại khu 16, xã Tu Vũ. Cùng dự có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Thanh Thủy.Các đại biểu thực hiện bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm.Bà Trần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất