Powered by Techcity

Giữ điệu cồng chiêng


Xã Tu Vũ được mệnh danh là “thủ phủ” của dân tộc Mường ở huyện Thanh Thủy với dân số chiếm trên 70%. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tổ tiên đang dần bị mai một trong đời sống hiện đại, nhiều thế hệ nghệ nhân tâm huyết đã tìm về những mảnh đất cội nguồn của người Mường mang những loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có cồng chiêng về phục dựng tại địa phương và truyền dạy cho thế hệ sau.

Giữ điệu cồng chiêng

Trong văn hóa Mường, cồng chiêng được tấu chủ yếu bởi phụ nữ

Cồng chiêng là nhạc cụ mang giá trị văn hóa quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường. Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật trong ngôi nhà và giữ gìn qua nhiều thế hệ.

Nghệ nhân Đinh Văn Chiến (khu 18 xã Tu Vũ) năm nay đã 57 tuổi và có thâm niên 17 năm tìm hiểu, phục dựng và lan tỏa tình yêu văn hóa Mường, trong đó có cồng chiêng. Trong ký ức từ nhiều năm về trước, ông Chiến được bà, được mẹ địu trên lưng tham gia hội làng, nghe những làn điệu hát Ví, hát Rang, cồng chiêng… nên từ sớm tâm hồn người thanh niên ấy đã nhuốm đẫm màu sắc phong phú văn hóa truyền thống của tổ tiên. Năm 2007, ông Chiến đã tìm về mảnh đất cội nguồn của người Mường là Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn… để sưu tầm các làn điệu cồng chiêng, hát Ví, hát Rang, hát Đúm, bộ mệnh (nói chuyện), hát ru, đâm đuống…

Giới thiệu với khách phương xa về cồng chiêng của người Mường, nghệ nhân Đinh Văn Chiến say sưa: “Một bộ cồng chiêng của người Mường có 12 chiếc, chia làm 3 bộ gồm Chiêng Tlé, chiêng Bồng và chiêng Dàm. Người Mường có 24 lễ hội sử dụng cồng chiêng như trong lễ mừng nhà mới, thành hôn, lễ hội xuống đồng… Khác với đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên, người đánh cồng chiêng là nam giới thì đồng bào Mường, người đánh cồng chiêng chủ yếu là phụ nữ”.

Giữ điệu cồng chiêng

Nụ cười tươi duyên dáng của người phụ nữ trong những làn điệu hát hội

Một bộ cồng chiêng có 12 chiếc. Con số 12 thể hiện 12 tháng trong năm với sự hội tụ thanh sắc 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chiêng Tlé (poóng, lắp, chót) gồm chiêng số 1 đến chiêng số 4 phát ra âm vực cao nhất trong giàn. Chiêng Bồng (Bòng Ben) là chiêng số 5 đến số 8 có kích thước, âm vực trung bình. Chiêng Dàm (Khầm) là chiêng số 9 đến 12 có kích thước lớn nhất và âm vực trầm nhất.

Trong sinh hoạt văn hóa của người Mường như: Hát Sắc Bùa, lễ cưới, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, tang lễ, tết cơm mới, khi gặp thú dữ… bản Mường đều rộn rã tiếng cồng chiêng thúc giục. Ngày xuân, bản Mường thường tổ chức thành những phường cồng chiêng đi chúc Tết các gia đình gọi là Sắc Bùa. Mỗi phường thường có 15 đến 30 người mang cồng chiêng cùng với các tặng phẩm như gạo tẻ, gạo nếp, bánh trái, trầu cau… đi chúc phúc cho từng nhà. Khi bắt đầu đi, phường tấu bài “Đi đường”, đến nhà nào thì tấu bài “Chúc phúc”. Với lễ cưới, khi đón dâu thì dùng loại Tlé làm chiêng Dóng, khi vào cuộc Rằng Thường (hát giao lưu giữa hai họ) thì dùng loại chiêng Dàm với âm sắc dịu dàng, trầm bổng. Cồng chiêng giúp điểm nhịp, cổ vũ các giọng hát khi giao lưu tạo nên không khí vui nhộn. Trong việc tang lễ, gia đình sẽ đổ liền ba hồi chiêng để báo hiệu cho người dân biết…

Giữ điệu cồng chiêng

Hình dáng chiếc cồng của người dân tộc Mường

Vì tầm quan trọng của cồng chiêng trong văn hóa Mường, năm 2018, nghệ nhân Đinh Văn Chiến khởi xướng phong trào phục dựng lại làn điều cồng chiêng và được đông đảo người dân ở xã Tu Vũ ủng hộ. Hiện nay, 50 thành viên của câu lạc bộ bảo tồn di sản văn hóa Mường do ông Chiến sáng lập vẫn sinh hoạt đều đặn vào các buổi tối cuối tuần, trong câu lạc bộ có thành viên trẻ nhất sinh năm 2010.

Theo thống kê, xã Tu Vũ hiện còn lưu giữ khoảng trên chục bộ cồng chiêng, đâm đuống, 5 nhà sàn và 40 bộ trang phục truyền thống. Đa số là người dân tự bỏ tiền mua sắm cho thấy ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống dần được nâng lên. Đặc biệt, Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2020-2025 định hướng 2030 với nguồn kinh phí trên 8,6 tỷ đồng do xã Tu Vũ xây dựng đã tiếp sức cho Nhân dân trên hành trình giữ gìn văn hóa tổ tiên trong cuộc sống hiện đại.

Đến nay, một số công trình, phần việc đã thành hình như nhà trưng bày truyền thống văn hóa dân tộc Mường tại trung tâm xã, nhân rộng các câu lạc bộ, đội văn nghệ trình diễn văn hóa dân tộc Mường, mua sắm thêm 13 bộ cồng chiêng, mở các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa Mường…

Đồng chí Khuất Đình Quân – cán bộ văn hóa xã Tu Vũ cho biết: “Thông qua thực hiện đề án đã huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mường trên địa bàn. Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, nhân lên trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên, liên tục trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

Dù trải qua bao thăng trầm, biến cố nhưng những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, trong đó có các làn điệu cồng chiêng vẫn sẽ sống mãi trong tâm thức của Nhân dân.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/giu-dieu-cong-chieng-221334.htm

Cùng chủ đề

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy... Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.Người kế nghiệpÔng Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Người gìn giữ văn hóa dân tộc Tày ở thôn Kiêu

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị lãng quên, Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang (Quang Bình) lại chọn cho mình một con đường đặc biệt. Với tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc dân tộc, đặc biệt là đàn Tính và sáo, anh đã trở thành hình mẫu tiêu biểu cho thế hệ...

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Cùng tác giả

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Đề xuất công ty du lịch Đà Nẵng uy tín năm 2025

Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương hiệu hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.Trong suốt những năm qua, DANAGO không chỉ duy trì vị trí TOP 1 trong danh sách các công ty du lịch Đà Nẵng hàng đầu, mà còn nỗ lực phát...

Bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” tại Yên Lập

Ngày 26/12, Viettel Phú Thọ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” cho gia đình anh Đinh Văn Lương - Bí thư Chi đoàn khu Hon, xã Xuân An, huyện Yên Lập.Đại diện lãnh đạo Viettel Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” cho anh Đinh Văn Lương.Gia đình anh Lương thuộc diện hộ nghèo với 7 nhân khẩu, bố mẹ anh già yếu, thường...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Cùng chuyên mục

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn

Ngày 25/12, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.Đồng chí Phùng Khánh Tài-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho hai cá...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Chiêm ngưỡng nhà thờ cổ trăm tuổi

Trước lễ Giáng sinh, nhiều nhà thờ trên địa bàn tỉnh được trang trí rực rỡ, thắp đèn lung linh. Trong đó, nhà thờ cổ Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì có niên đại trăm năm mang phong cách kiến trúc ấn tượng vẫn giữ được nét cổ kính và câu chuyện lịch sử riêng mình.Nhà thờ Nỗ Lực (Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì) được xây dựng lần đầu tiên...

Văn miếu tỉnh Hưng Hóa

Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô tương đối bề thế, là biểu tượng cho đạo học và truyền thống tôn sư trọng đạo của Nhân dân địa phương thời bấy giờ.Dù hiện nay, Văn miếu tỉnh Hưng Hóa chỉ tồn tại trong các tư liệu lịch sử nhưng sẽ là chỉ dẫn quan...

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất