Powered by Techcity

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho


Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Đồng Nai. Đồng bào Cơ Ho có di sản nghệ thuật trình diễn dân gian rất phong phú, đặc sắc, chủ yếu được truyền miệng và thực hành diễn xướng trong cộng đồng từ đời này sang đời khác.

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho

Nghệ nhân truyền dạy cách chơi chiêng của dân tộc Cơ Ho cho học viên tại xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

Mạch nguồn di sản

Dân ca, dân vũ, dân nhạc của người Cơ Ho là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt thường ngày, gắn liền với các lễ nghi, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, dòng tộc, gia đình… như Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng mừng lúa mới, lễ cúng ông bà, trong dịp Tết hay đám cưới, đám hỏi, trong lao động sản xuất trên nương rẫy… Đồng bào Cơ Ho coi loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian là phương tiện, cầu nối giữa con người với con người, giữa con người với các đấng thần linh, tạo mối quan hệ gắn kết cộng đồng và không ngừng được sáng tạo, bồi đắp qua từng thế hệ để tạo nên giá trị bản sắc văn hóa riêng.

Theo lời kể của các nghệ nhân dân tộc Cơ Ho ở các xã Đông Giang, La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì trong lễ nghi cúng lúa mới của dân tộc đều có điệu hát “Cúng lúa mới” với tiết tấu chậm rãi, mang yếu tố tâm linh. Khi các nghi thức lễ kết thúc, người Cơ Ho thường diễn xướng các động tác múa tín ngưỡng dân gian để tạ ơn thần linh. Còn trong sinh hoạt cộng đồng, cuộc vui của gia đình, dòng họ trong dịp Tết, đám cưới, đám hỏi và lao động sản xuất sẽ hát các điệu “Tỏ tình”, “Ô mê lơi”, “Đối đáp”… để dặn dò, dạy dỗ, khuyên nhủ con cháu làm những điều tốt; kể về cuộc sống khó khăn trước đây và các vấn đề khác diễn ra thường ngày.

Trước đây, nhạc cụ của dân tộc Cơ Ho rất phong phú nhưng hiện nay chỉ còn lưu giữ được cồng, chiêng, trống Sagơr, kèn bầu, lục lạc. Các nhạc cụ này thường được diễn tấu với các điệu nhạc trong các lễ cúng của gia đình, dòng tộc và các lễ hội, ngày vui của cộng đồng.

Đặc biệt là nhạc cụ cồng chiêng đi cùng người Cơ Ho suốt cả vòng đời – từ khi cất tiếng khóc chào đời, đến khi nhắm mắt xuôi tay về với Yàng. Trong các lễ nghi nông nghiệp đều có âm vang cồng chiêng, trong những sự kiện buồn vui, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào, cồng chiêng đều hiện hữu. “Tiếng chiêng nhỏ, chiêng to, cồng con, cồng mẹ hòa vào nhau như mưa như gió, lúc nhẹ như nước chảy, lúc êm như gió chiều, lúc ầm ầm thác đổ, như sấm rền tháng 8, như mưa sa tháng 10. Đánh to rồn rập, tiếng chiêng luồn vào rừng sâu, bò lên núi cao; đánh chậm, tiếng chiêng trườn lên đồng cỏ, thú rừng quên ăn, quên uống, ngẩng đầu nghe tiếng chiêng”.

Tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người Cơ Ho chơi chiêng với dàn chiêng 6, khèn M’puốt, Ching Yu (đấu chiêng đôi). Trong lễ hội, khi men rượu cần đã ngấm sâu vào mỗi người thì cũng là lúc các chàng trai thử tài đánh chiêng để chiếm lấy trái tim của các cô gái. Ching Yu là một hình thức đấu chiêng của người Cơ Ho như một cuộc chơi tao nhã. Trong thể thức cuộc chơi này, các chàng trai sẽ dùng tài nghệ đánh chiêng của mình để ép đối phương không đánh chiêng được, át đi tiếng chiêng của đối phương, làm cho đối phương loạn nhịp, sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng giành cho người thắng cuộc là những cần rượu, ánh mắt và nụ cười ngọt ngào của các cô gái.

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ HoNhững bạn trẻ là thế hệ kế cận lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Cơ Ho.

Trao truyền cho mai sau

Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, người Cơ Ho hôm nay vẫn lưu giữ các điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc mình, nhưng số lượng người biết hát, múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống ngày càng ít đi, nhất là với thế hệ trẻ thì hầu như rất ít người biết diễn xướng. Một số nghệ nhân lớn tuổi say mê, tâm huyết với văn hóa dân tộc đã cố gắng gìn giữ, bảo tồn và tìm cách truyền dạy lại di sản văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ. Đặc biệt là khi có Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đôgnf bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 đã mang đến “luồng gió mới” để các nghệ nhân có điều kiện để bảo tồn, truyền dạy, phát huy di sản văn hóa bằng những việc làm thiết thực.

Đơn cử như tại tỉnh Bình Thuận, hồi tháng 11/2023, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp với UBND xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) của người Cơ Ho cho 20 học viên. Trong thời gian 10 ngày, các nghệ nhân đã hướng dẫn, truyền dạy các kỹ thuật ngâm hát dân ca, các điệu múa dân vũ và chơi các loại nhạc cụ truyền thống như kèn bầu, lục lạc, cồng chiêng, trống… cho thế hệ trẻ. Các nghệ nhân K’Văn Phiếp, Huỳnh Văn Đẹp, K“Văn Bún, K” Thị Hậu (xã Đông Giang) được mời đứng lớp đều rất nhiệt tình truyền dạy. Họ rất vui và có niềm tin từ đây nét văn hóa đặc sắc của dân tộc sẽ được lưu truyền trong cộng đồng, không còn sợ thất truyền, mai một.

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho“Đội chiêng nhí” tại không gian nhà sàn của gia đình Nghệ nhân Ưu tú K’Bes, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng

Hay như tại Lâm Đồng, việc bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc Cơ Ho cũng được địa phương đặc biệt quan tâm. Từ tháng 8/2023, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp cùng với UBND huyện Lâm Hà, Phòng Văn hoá – Thông tin huyện và xã Tân Văn triển khai lớp truyền dạy cồng chiêng cho 2 đội chiêng “nhí” dân tộc Cơ Ho (nhóm Cơ Ho Srê). 2 Nghệ nhân Ưu tú là K’Chung và K’Bes cùng nghệ nhân K’Ken đảm trách việc truyền dạy các bài chiêng cơ bản cho 14 thành viên trong đội chiêng nam và đội chiêng nữ.

Theo Nghệ nhân Ưu tú K’Bes, đến nay các nghệ nhân đã truyền dạy cho “Đội chiêng nhí” nam được 2 bài chiêng cơ bản. Riêng “Đội chiêng nhí” nữ đã truyền dạy được 4 bài. Mặc dù đã truyền dạy cồng chiêng cho nhiều lớp, nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đây là 2 đội chiêng mà ông thích nhất, tâm đắc nhất.

Bên cạnh việc truyền dạy dân ca, dân vũ của người Cơ Ho cho thế hệ trẻ, tỉnh Lâm Đồng cũng đã quan tâm, tạo điều kiện thành lập các CLB dân ca, dân vũ dân tộc Cơ Ho nhằm tạo sân chơi văn hóa, nghệ thuật cho đồng bào, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với bản sắc văn hoá của dân tộc Cơ Ho gắn với phát triển du lịch. Đơn cử như việc thành lập CLB dân ca, dân vũ dân tộc Cơ Ho tại thôn Đồng Đò, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng với 35 thành viên tâm huyết. CLB đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nghệ nhân phổ biến, tuyên truyền nội dung xây dựng đời sống văn hoá cơ sở nhằm triển khai có hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”; Thực hành kỹ năng biểu diễn, biên đạo, dàn dựng một số tiết mục dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc Cơ Ho… Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tiến bộ, văn minh. Đề cao vai trò của chủ thể văn hóa, các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Có thể khẳng định, việc bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc Cơ Ho sẽ làm phong phú thêm văn hóa địa phương, nâng cao khả năng thực hành văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu đất và người nơi đồng bào Cơ Ho sinh sống đến bạn bè và du khách.

Ngọc Ánh (Báo Dân tộc và phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/gin-giu-trao-truyen-nghe-thuat-dan-gian-cho-the-he-tre-co-ho-218236.htm

Cùng chủ đề

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy... Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.Người kế nghiệpÔng Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò...

Khơi nguồn dòng chảy Mo Mường

Lời tòa soạn: Mo là một trong những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, giữ vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, bao hàm giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường. Năm 2020, Mo Mường được chọn là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn...

Yên Sơn nỗ lực thoát nghèo

Yên Sơn là xã miền núi thuộc huyện Thanh Sơn, hiện có 1.780 hộ với 7.800 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ đồng bào người dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, được phân bố tại 12 khu hành chính. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã đã tập trung nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình 135 - giảm nghèo bền...

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham...

Nét đẹp văn hóa dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc

Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô. Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô, từ đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2025

Nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện chi trả gộp lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 1, tháng 2 năm 2025 vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025.Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện văn hóa phường Minh Nông, TP Việt Trì.Cụ thể, với hình thức...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Cùng chuyên mục

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2025

Nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện chi trả gộp lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 1, tháng 2 năm 2025 vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025.Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện văn hóa phường Minh Nông, TP Việt Trì.Cụ thể, với hình thức...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Đề xuất công ty du lịch Đà Nẵng uy tín năm 2025

Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương hiệu hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.Trong suốt những năm qua, DANAGO không chỉ duy trì vị trí TOP 1 trong danh sách các công ty du lịch Đà Nẵng hàng đầu, mà còn nỗ lực phát...

Bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” tại Yên Lập

Ngày 26/12, Viettel Phú Thọ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” cho gia đình anh Đinh Văn Lương - Bí thư Chi đoàn khu Hon, xã Xuân An, huyện Yên Lập.Đại diện lãnh đạo Viettel Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” cho anh Đinh Văn Lương.Gia đình anh Lương thuộc diện hộ nghèo với 7 nhân khẩu, bố mẹ anh già yếu, thường...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

chiếc ghế gắn kết cộng đồng

K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi, ma chay, thực hiện các nghi lễ truyền thống. Ghế K’pan không chỉ là vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình mà còn là thước đo về sự giàu có, là biểu hiện của tình bằng hữu, sự gắn...

Chung tay xoa dịu nỗi đau

Nhằm chia sẻ những mất mát với các gia đình có nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) phải gánh chịu, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do TNGT. Đồng thời, qua đó khuyến cáo, cảnh tỉnh mỗi người hãy xây dựng môi trường văn hóa giao thông, tuân thủ pháp luật, góp phần giảm thiểu TNGT.Đoàn...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay.Phim có cảnh quay đẹp, nên thơ. (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp)Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long...

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên

Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của các thế hệ. Xác định được mục tiêu đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp, đưa hoạt động này đi vào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất