Powered by Techcity

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường


Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đồng bào dân tộc Mường, huyện Tân Sơn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa ngôi nhà sàn truyền thống – nó là minh chứng rõ nhất về cuộc sống và phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng người Mường nơi đây.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Gia đình ông Rạch (ở giữa) hiện vẫn giữ được ngôi nhà sàn truyền thống.

Chúng tôi có dịp đến bản Cón, thăm ngôi nhà sàn của già làng Hà Văn Rạch (93 tuổi), xã Thu Cúc, được biết gia đình ông Rạch là một trong những hộ còn lưu giữ được nhà sàn và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường.

Dưới cái nắng hanh hao, ngôi nhà sàn lưng tựa bên đồi, sự yên ả nên thơ khiến chúng tôi ai đấy đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi mới chỉ vừa đặt chân đến đầu nhà. Già làng Rạch bảo: “Nhà này có từ lâu lắm rồi, trong nhà của cải cũng không giá trị bằng nếp nhà sàn này đâu vì nó là tất cả tinh thần, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Mường chúng tôi đấy”.

Với người Mường, sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, còn gầm sàn nhà dùng để chứa các dụng cụ sản xuất, trước đây họ dùng để nhốt các gia súc, gia cầm tuy nhiên ngày nay, để bảo đảm vệ sinh môi trường, bà con không còn nuôi gia súc dưới gầm sàn nữa, mà tận dụng làm nơi sinh hoạt của gia đình, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Giữa các gian trong nhà thường không có vách ngăn một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian nhà được chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Nhà thường có nhiều cửa sổ, bởi thế nên trong nhà luôn ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Hà Thị Lý – Chủ nhiệm Câu lạc bộ dân gian xã Thu Cúc chia sẻ: Qua thời gian, những ngôi nhà sàn cũng dần mai một tuy nhiên không phải vì thế mà nhà sàn không còn hiện hữu trong đời sống của đồng bào Mường, những ngôi nhà sàn như thế này ở đây vẫn còn nhiều lắm, chúng tôi vẫn thường biểu diễn văn nghệ, hát múa bên những ngôi nhà sàn truyền thống như thế này để mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào mình và cho thế hệ trẻ thêm yêu và có ý thức gắn bó, giữ gìn.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Khung cơ bản của nhà sàn đồng bào Mường.

Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể về số lượng nhà sàn của đồng bào Mường trên địa bàn huyện tuy nhiên các địa phương luôn tích cực tuyên truyền Nhân dân gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng mình trong đó có việc gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, thậm chí là gắn với phát triển du lịch. Tiêu biểu như các bản Dù, Lấp, Cỏi… xã Xuân Sơn hiện nay.

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên độc đáo cũng những nét văn hóa của đồng bào Mường, Dao, Xuân Sơn hiện nay đang là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đặt chân đến Phú Thọ. Vì thế việc lưu giữ, bảo tồn những nếp nhà sàn truyền thống cũng là cách để người dân tạo sức hút trong phát triển du lịch tại vùng đất này.

Từng có dịp về xã Xuân Sơn cách đây không lâu, trong một lần đến thăm nhà sàn của người Mường, ông Hoàng Công Bất – Người uy tín của xã chia sẻ với chúng tôi: “Nhà sàn vẫn còn nhiều nhưng để giữ được những bếp cổ gắn liền với không gian sinh hoạt trong ngôi nhà sàn như thời xưa thì không còn bao. Với người Mường chúng tôi, trên nhà sàn không có bếp lửa thì không phải người Mường. Theo thời gian, ngày nay quan niệm đó đã dần mai một song vẫn được giữ lại những phong tục của người bản địa”.

Qua trò chuyện với người dân trong bản, chúng tôi được hiểu thêm với đồng bào Mường xưa kia, bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà, đây không chỉ là nơi chuẩn bị những món ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình. Không gian bếp gồm bếp nấu và gác bếp. Gác bếp được dùng để sấy khô các lương thực, thực phẩm như: Thịt, ngô giống, lúa giống… và một số nông cụ. Kiềng bếp được người Mường coi là vua bếp, Tết đến người dân trong bản thường treo một bó nhỏ vừa nắm tay gồm: Trẩu, trầu, cau, vôi, thuốc lào vào dựa bếp để cúng vua bếp, cầu mong về sự bình yên, no đủ…

Đa phần những gia đình có người già thì vẫn giữ được bếp trong ngôi nhà, thường là để sưởi ấm khi trời lạnh hoặc không ngủ được dậy sớm đun nước. Còn đối với cô dâu mới về nhà chồng là tiện để sáng dậy sớm nhóm lửa, đun nước, chuẩn bị cơm mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình.

Gìn giữ nếp nhà sàn của người Mường

Không gian bếp của người Mường, bản Lấp, xã Xuân Sơn.

Để phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân, nâng cao nhận thức, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có gìn giữ nếp nhà sàn truyền thống, khuyến khích người dân sửa chữa, tôn tạo đảm bảo với cuộc sống mới nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của nhà sàn người Mường.

Thu Hương



Nguồn: https://baophutho.vn/gin-giu-nep-nha-san-cua-nguoi-muong-223794.htm

Cùng chủ đề

Phù Ninh đẩy mạnh công tác an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.18 con bò...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Tập huấn lồng ghép giới cho cộng đồng

Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên phong... trong khu dân cư của các xã: Thu Ngạc, Lai Đồng, Văn Luông, Long Cốc, Thu Cúc, Mỹ Thuận về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.Các học viên trao đổi những tình huống mà ban tổ chức đưa ra.Tại các lớp tập...

Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh” năm 2024

Sáng 2/12, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh” năm 2024.Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia hội thi.Tham gia hội thi có 100 thí sinh là cán bộ, công chức, các ban, ngành đoàn thể, người hoạt động không chuyên trách, cộng tác viên xã hội cấp xã, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, người có uy tín trong vùng đồng...

Khúc môn đình trên đất rừng Lương Sơn

Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần. Hát cửa đình là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục; là hình thức nghệ thuật kết hợp đa yếu tố giữa nhạc cụ, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Hát Xoan bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở trung tâm kinh đô Văn Lang thời Vua Hùng dựng nước, sau đó lan tỏa tới các...

Cùng tác giả

Thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng tại khu công nghiệp Phú Hà Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Khu công nghiệp (KCN) Phú Hà Viglacera được xem là KCN mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, là lựa chọn của các dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Hiện KCN Phú Hà đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD. Hơn 1 tỷ USD đến từ các doanh nghiệp FDI Mới đây, KCN đã chào đón thêm hai nhà đầu...

Indonesia 3 lần thắng tuyển Việt Nam, HLV Shin Tae-yong vẫn dè chừng

“Nói thật là tôi chưa xem các trận đấu. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam sử dụng đội hình mạnh nhất. Họ chắc chắn là đối thủ khó nhằn cho đội tuyển Indonesia”, CNN Indonesia dẫn lời huấn luyện viên Shin Tae-yong đánh giá về đội tuyển Việt Nam. Indonesia là đối thủ của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup (ASEAN Cup) 2024. Đội tuyển Việt Nam thua Indonesia 3 trận liên tiếp trong năm 2024. Đội...

Hội thảo phát huy giá trị di tích chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng

Ngày 4/12, UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo: Tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng.Các đại biểu dự hội thảo.Dự hội thảo có Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng...

Acecook đồng hành cùng tuyển Việt Nam tại Mitsubishi Electric Cup 2024

Người chiến thắng thật sự không chỉ đón nhận được sức nặng của những hào quang mà còn kiên cường vượt qua những thử thách, gian khổ để tiến bước. Trước thềm giải đấu Mitsubishi Electric Cup 2024, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, Đội tuyển Việt Nam không phải hành quân một mình. Với sự đồng lòng của người hâm mộ, cộng đồng và các đối tác như Acecook Việt Nam, hành trình lần này chắc chắn...

Cùng chuyên mục

Hội thảo phát huy giá trị di tích chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng

Ngày 4/12, UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo: Tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng.Các đại biểu dự hội thảo.Dự hội thảo có Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng...

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vẫn chưa rét, Nam Bộ cục bộ có mưa to

Ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ cục bộ có mưa to.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ...

Xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Phong Châu

Để xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện Phù Ninh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Phong Châu đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp, tạo sự thống nhất, đồng thuận, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Bằng nguồn xã hội hóa, thị trấn Phong Châu đang...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét

Để hạn chế ảnh hưởng của sương mù, khi người dân ra đường cần sử dụng khẩu trang y tế để ngăn ngừa khí độc trong sương, giữ ấm cơ thể, không phơi quần áo qua đêm ngoài trời.Sương mù mờ mịt tại Hồ Gươm.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam...

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Vận hành, quản lý Tổ truyền thông cộng đồng

Ban điều hành Dự án 8, Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về nội dung theo Sổ tay hướng dẫn vận hành tổ truyền thông cộng đồng của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam cho 160 đại biểu là Chủ tịch Hội LHPN; thành viên tổ truyền thông cộng đồng mới được thành lập năm 2024 của 13 xã: Tam Thanh, Vinh Tiền, Minh Đài, Xuân Sơn, Xuân Đài, Mỹ Thuận,...

Tập huấn lồng ghép giới cho cộng đồng

Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên phong... trong khu dân cư của các xã: Thu Ngạc, Lai Đồng, Văn Luông, Long Cốc, Thu Cúc, Mỹ Thuận về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.Các học viên trao đổi những tình huống mà ban tổ chức đưa ra.Tại các lớp tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất