Powered by Techcity

“Đụng lợn” ngày Tết


Mới 5h sáng, trời vẫn còn tối đen nhưng hai vợ chồng ông bà Thanh – Chất ở khu 10, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh đã lục tục trở dậy đun nước để mổ lợn. Nhiều năm nay từ khi các con còn nhỏ, cho đến giờ con trai, con gái đều đã lập gia đình và ra ở riêng nhưng ông bà vẫn giữ nếp mổ lợn để các con “ăn đụng” trong dịp Tết Nguyên đán. Cũng như gia đình ông bà Thanh-Chất, nhiều gia đình vẫn còn giữ tập tục “đụng lợn” vào dịp cuối năm, phần gia đình con cháu, phần để mời anh chị em, hàng xóm láng giềng mỗi người một chút chia sẻ miếng thịt ngon trong những ngày cuối năm.

“Đụng lợn” ngày Tết

Sau khi mổ phanh, con lợn được “pha” ra thành các phần khác nhau cho người ăn đụng.

Bắt đầu từ rằm tháng Chạp đổ đi, ở nhiều làng quê, tiếng lợn kêu, tiếng người nói xôn xao, tiếng dao thớt, gọi nhau làm rộn xóm làng từ sáng sớm. Đối với nhiều người kỷ niệm về dịp Tết cổ truyền không bao giờ phai chính là đụng lợn ngày Tết, một nét đẹp truyền thống thể hiện sự đoàn kết, tiết kiệm phổ biến ở nông thôn, dù không còn nhiều nhưng vẫn tồn tại và được nhiều gia đình tiếp nối.

Bà Thanh chia sẻ: Thường thì việc ăn đụng lợn được cả nhà bàn bạc và quan tâm từ trước Tết hàng tháng trời. Cả một năm nuôi được 1-2 con lợn ngon, nhà có ba đứa con, đều ở riêng nên nhà tôi chủ yếu mổ lợn là chia cho các con, còn nhiều nhà trong khu lại lựa chọn cách ăn đụng. Mấy nhà bảo nhau xem lợn ở đâu ngon, lợn nhà nào “sạch” mua chung, rồi từ cuối tháng 11 âm lịch là bắt về một nhà nuôi ở đó chờ ngày để mổ. Thường thì những gia đình anh em, họ hàng hoặc những người láng giềng, gia đình bạn bè thân thiết cùng nhau “ăn đụng”.

“Đụng lợn” ngày Tết

Ngày ăn “đụng lợn” là ngày mọi người tụ họp vui vẻ.

Vì là chọn lợn để ăn Tết nên các gia đình cũng kỹ càng hơn, có người phải đi xem đến mấy nhà mới chọn được con lợn ưng ý. Những con lợn được chọn thường phải to để khi chia phần như các cụ nói “miếng nào ra miếng đó” nhưng phải là loại ít mỡ nhiều nạc, chắc thịt. Có nhiều gia đình cẩn thận thì ngay từ đầu năm đã mua chung một con lợn khoảng 30-40 kg rồi gửi nuôi, hoặc một hộ sẽ đứng ra nhận nuôi. Những con lợn để dành cho Tết cũng được nuôi với chế độ dinh dưỡng không phải nuôi vỗ béo mà bằng rau, cám gạo, có khi thả rông ở vườn… thì thịt mới nạc, thơm ngon hơn. Mặc dù từ ngoài rằm tháng Chạp nhiều nơi đã rậm rạp mổ lợn, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là từ khoảng 23 tháng Chạp trở đi, trong đó tập trung chủ yếu vào những ngày 27, 28 để sau khi lấy thịt, phần nào gói bánh chưng, phần nào để gói giò nấu đông, làm chả cũng được mọi người tính toán cho đủ đầy.

Dù đã xa quê nhiều năm nhưng chị Hồng Nhung, Từ Liêm, Hà Nội bao nhiêu năm nay vẫn chờ đến dịp Tết để về quê ăn “đụng lợn”. Chị chia sẻ: “Có năm thì gia đình ăn chung với nhà bà ngoại, có năm thì lại được bạn bè ở quê mời “đụng” thịt cùng. Dù công việc cuối năm bận rộn, nhưng mình rất thích cảm giác được về quê, nghe tiếng lợn trong chuồng kêu, tiếng dao thớt, tiếng băm chặt. Thường dịp này, nhiều nhà mổ lợn, có những năm từ khi trời còn tinh mơ đã nghe tiếng lợn kêu eng éc khắp làng trên, xóm dưới cùng tiếng người gọi nhau í ới. Mỗi người một công một việc, người tay thớt tay dao, người thúng mủng rổ rá, người cắt lá chuối, người chuẩn bị nước sôi… Cánh đàn ông, người đun nước, người cạo lông, người làm lòng. Phụ nữ thì chuẩn bị muối mắm, rổ rá, lá chuối đựng phần…Tất cả tạo nên bức tranh Tết quê gần gũi ấm áp”.

“Đụng lợn” ngày Tết

Công đoạn làm dồi là công đoạn cần nhiều thời gian nhất.

Vui nhất trong ngày “đụng lợn” là khi con lợn làm sạch lông, được ngả ra nong, thợ mổ sẽ bắt đầu pha thịt, lọc xương. Thường con lợn được chia thành 4 phần lớn gọi là “đùi”. Sau đó, tùy thuộc vào việc có bao nhiêu người đụng và con lợn to hay nhỏ mà người ta lại chia tiếp các đùi đó ra. Nhà nào đông người thì lấy cả một đùi, nhà nào ít người thì lấy nửa đùi hoặc ít hơn. Mọi thứ sẽ được phân ra rất đều nhau căn cứ theo số lượng người ăn đụng từ phần nạc, phần mỡ, phần xương, miếng thủ, miếng tai, miếng lưỡi đến tiết canh, lòng, dồi… Trong tất cả các khâu mô lợn, phần làm lòng dồi thường là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Những thịt vụn, mỡ chài, đậu xanh, gạo nếp, rau thơm, nước tiết… được trộn hỗn hợp cùng gia vị và nhồi vào khúc lòng già đã được rửa sạch. Sau khi đúc dồi người ta sẽ luộc chín để chia phần. Lòng non làm xong cũng được chia ra từng đoạn và chia cùng với tim, gan cùng các phần nội tạng.

Đang rảo tay chia phần, chị Sơn ở phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Năm nào hai vợ chồng tôi cũng về quê Tam Nông để ăn “đụng” với các anh chị em trong họ. Thường đây cũng sẽ là ngày con cháu tề tựu đông đủ. Phần thịt được chia hết, còn lại lòng dồi, đầu lợn sẽ mang đi làm mâm cỗ để cả nhà quây quần với nhau. Cỗ lòng, dồi sẽ được luộc thơm phức, phần thịt sỏ luộc vừa chín tới giòn sần sật, phần nước xuýt để nấu cháo. Trước đây còn hay đánh tiết canh, nhưng giờ ít người ăn nên phần tiết thường dùng nấu cháo hoặc làm bát canh tiết ăn cho mát ruột”.

Sự quây quần, sum tụ đông vui khi “đụng lợn” vì thế như khúc nhạc dạo đầu cho Tết bởi không khí tưng bừng và háo hức. Cũng ở đây, nét đặc trưng văn hóa của người Việt được thể hiện rất rõ: Văn hóa làng xã. Những năm gần đây, đời sống nhà nhà đã khá giả, nhu cầu sử dụng, dự trữ thực phẩm ngày Tết giảm và hàng hoá phong phú với nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, nhưng rất nhiều gia đình ở các miền quê vẫn duy trì tục “đụng lợn” để có thêm không khí Tết. Bởi “đụng lợn” không chỉ là một tập quán ở miền quê trong thời kỳ kinh tế khó khăn, thực phẩm khan hiếm mà nó còn mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng văn hóa làng xã của người Việt, đó là sự đoàn gắn bó giữa xóm giềng, họ mạc, là sự hỗ trợ nhau cùng chung vui mỗi khi Tết đến Xuân về…

Thu Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/dung-lon-ngay-tet-227017.htm

Cùng chủ đề

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa tiết... cầu kỳ, đẹp mắt không chỉ là vật trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục đẹp, thể hiện bản sắc độc...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Đồng bào công giáo đón Tết cổ truyền

Mùa Xuân về, hiện hữu trong sắc thắm của hoa đào, len lỏi trong từng ngõ phố, thôn xóm, trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga hòa cùng khúc thánh ca hoan hỷ nguyện cầu cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Hòa cùng dòng chảy văn hóa của dân tộc, Tết cổ truyền đối với người theo đạo Công giáo cũng là dịp để gia đình sum vầy, con cháu hội ngộ, tưởng nhớ tổ tiên, là dịp...

Nhà “Đại đoàn kết” giúp hộ nghèo xã Xuân Lũng đón Tết ấm áp

Ngày 24/1, Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao phối hợp với Ủy ban MTTQ xã Xuân Lũng tổ chức bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho ông Nguyễn Hoàng Quang (khu 2, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Bản thân ông Nguyễn Hoàng Quang bị tật từ nhỏ, sức khỏe yếu, ở một mình không vợ con, thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phải...

Bàn giao nhà đại đoàn kết

Ngày 24/1, Đảng uỷ, UBND, Ủy ban MTTQ phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì tổ chức bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Trần Hữu Vượng ở khu Mộ Hạ.Lãnh đạo phường Bạch Hạc trao biểu trưng hỗ trợ kinh phí của Chùa Đại Bi cho đại diện gia đình ông Trần Hữu Vượng.Gia đình ông Trần Hữu Vượng thuộc diện hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Ngôi nhà của gia đình ông đã...

Cùng tác giả

Cây nêu ngày Tết

Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết cổ truyền. Ở các xã như Yên Lãng, Yên Sơn, Cự Đồng..., các gia đình người Mường vẫn lưu giữ phong tục dựng cây nêu ngày Tết như một nét văn hóa độc đáo vào những ngày đầu năm mới.Gia đình ông Đinh Văn Mót, ở...

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa tiết... cầu kỳ, đẹp mắt không chỉ là vật trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục đẹp, thể hiện bản sắc độc...

xanh, sạch đẹp đón Xuân mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, những ngày này, các cơ quan, người dân trong toàn tỉnh đang khẩn trương chỉnh trang cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để chào đón Xuân mới. Quê hương Đất Tổ đang được khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ chào đón Xuân Ất Tỵ đầm ấm, hạnh phúc.Người dân thành phố Việt Trì treo cờ Tổ Quốc...

Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... là hướng đi tất yếu để các làng nghề phát triển trong xu thế hiện nay. Vì vậy, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa sản phẩm của mình...

Tạo động lực phát triển kinh tế

Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc triển khai các công trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, xác định rõ các nhóm dự án trọng điểm để tập trung thực hiện, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, quyết liệt, khẩn trương giải phóng mặt bằng (GPMB), từng bước đầu tư...

Cùng chuyên mục

Cây nêu ngày Tết

Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết cổ truyền. Ở các xã như Yên Lãng, Yên Sơn, Cự Đồng..., các gia đình người Mường vẫn lưu giữ phong tục dựng cây nêu ngày Tết như một nét văn hóa độc đáo vào những ngày đầu năm mới.Gia đình ông Đinh Văn Mót, ở...

Sắc đỏ đón mùa Xuân

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa tiết... cầu kỳ, đẹp mắt không chỉ là vật trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tượng trưng cho ước vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục đẹp, thể hiện bản sắc độc...

xanh, sạch đẹp đón Xuân mới

Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, những ngày này, các cơ quan, người dân trong toàn tỉnh đang khẩn trương chỉnh trang cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để chào đón Xuân mới. Quê hương Đất Tổ đang được khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ chào đón Xuân Ất Tỵ đầm ấm, hạnh phúc.Người dân thành phố Việt Trì treo cờ Tổ Quốc...

Bắc Bộ rét đậm, rét hại, có nơi dưới 3 độ C, Trung Bộ mưa to

Ngày 27/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá. Nhiệt độ thấp nhất 9 - 12 độ C, có nơi dưới 3 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (27/1), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ; vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 8, giật...

Mang Xuân hậu phương tới biên cương

Với mỗi người dân đất Việt, Tết là dịp để gia đình được đoàn viên, quây quần bên nhau ôn lại những kỷ niệm của năm cũ, chia sẻ những dự định của năm mới và trao cho nhau những lời chúc ngọt ngào, hạnh phúc. Thế nhưng, với những người chiến sĩ nơi biên cương, Tết là khoảng thời gian các anh gác lại hạnh phúc riêng vì nhiệm vụ canh giữ bình yên cho Tổ quốc. Ở...

Rực rỡ hoa chuối rừng ngày Tết

Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, thị trường hoa tươi lại trở nên sôi động với đủ chủng loại, giá cả thu hút người tiêu dùng. Bên cạnh các loại hoa phổ biến như mai, đào, lan thì hoa chuối rừng cũng đang là một “vật phẩm” của núi rừng được nhiều người ưa chuộng đặt mua trong dịp Tết Nguyên đán.Khác với chuối vườn nhà có hoa mọc thõng xuống phía dưới, màu hơi xỉn thì hoa...

Trang hoàng nhà cửa đón Xuân sang

Trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón Tết cổ truyền là một nét đẹp truyền thống trong văn hoá của người Việt. Điều này không chỉ tạo nên không gian sạch sẽ, đẹp đẽ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì vậy, với mỗi gia đình người Việt, dù thời gian giáp Tết bận rộn đến mấy cũng vẫn luôn dành thời gian để trang trí nhà cửa với mong muốn khởi đầu một...

Hướng tới phát triển du lịch cộng đồng ở Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy ở Mỹ LungVề Mỹ Lung những ngày cuối năm chuẩn bị đón Tết...

Khu vực Bắc Bộ rét đậm, Hà Nội có lúc mưa rào

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở Bắc Bộ trong ngày 27 Tết. (Nguồn: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng...

Đồng bào công giáo đón Tết cổ truyền

Mùa Xuân về, hiện hữu trong sắc thắm của hoa đào, len lỏi trong từng ngõ phố, thôn xóm, trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga hòa cùng khúc thánh ca hoan hỷ nguyện cầu cho cuộc sống an vui, hạnh phúc. Hòa cùng dòng chảy văn hóa của dân tộc, Tết cổ truyền đối với người theo đạo Công giáo cũng là dịp để gia đình sum vầy, con cháu hội ngộ, tưởng nhớ tổ tiên, là dịp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất