Powered by Techcity

Du lịch ở đỉnh Pha Đin


Khu du lịch sinh thái “Pha Đin Pass” xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.

Du lịch ở đỉnh Pha Đin - khách thỏa mãn khám phá một trong ’tứ đại đèo

Du khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Pha Đin Top.

Đèo Pha Đin nằm trên cung đường quốc lộ 6 huyết mạch nối liền hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, thuộc địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên), nơi có nhiều điểm du lịch thu hút du khách, như hang động Há Chớ, khu căn cứ cách mạng Pú Nhung; di tích khảo cổ cấp quốc gia hang Thẳm Khương (xã Chiềng Đông)…

Pha Đin được mệnh danh là cung đèo hiểm trở nhất trong trong “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc gồm: Ô Quy Hồ, Mã Pì Lèng, Khau Phạ và Pha Đin. Pha Đin được “dân phượt” trong nước và khách du lịch nước ngoài biết tới bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bởi sự hiểm trở của cung đèo dài 32km với đỉnh cao nhất hơn 1.600m so với mực nước biển.

Tuy vậy, trước kia, du khách đều tiếc nuối khi đứng trên đỉnh đèo trơ trọi ngắm nhìn không gian hùng vĩ, bao la với những cung đường uốn lượn trong mây bồng bềnh dưới lưng đèo, thiếu vắng không gian dành cho du khách dừng chân, thưởng ngoạn.

Cho đến khi dự án mở rộng đèo Pha Đin hoàn thành, Pha Đin đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, đối với những người yêu du lịch khám phá, đèo Pha Đin đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp vùng Tây Bắc.

Từ năm 2016 đến nay, khu du lịch sinh thái Pha Đin Pass nằm trên đèo Pha Đin đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách khi khám phá vẻ đẹp của một trong “tứ đại đèo”, là nơi trời và đất gặp nhau.

Nhận thấy tiềm năng du lịch quý giá của đèo Pha Đin, năm 2016, Hợp tác xã (HTX) Pha Đin, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã ra đời trên tinh thần “hợp tác cùng phát triển” của 5 hộ gia đình người bản địa.

Các thành viên HTX Pha Đin đã cùng nhau đóng góp tiền để thuê 50ha diện tích đất trên đèo Pha Đin với thời hạn 50 năm để cải tạo thành Khu du lịch Pha Đin Pass. Sau hơn một năm đầu tư tâm huyết, đến nay, khu du lịch Pha Đin Pass đã cho “trái ngọt” với hàng trăm lượt khách ghé thăm mỗi ngày.

Du lịch ở đỉnh Pha Đin - khách thỏa mãn khám phá một trong ’tứ đại đèo

Khu du lịch Pha Đin Top – Điểm đến hấp dẫn du khách trên đèo Pha Đin.

Anh Đinh Văn Tuấn – quản lý Khu du lịch Pha Đin Pass, là một trong năm hộ gia đình đã đứng ra kêu gọi các thành viên góp vốn thành lập HTX – chia sẻ, việc đứng ra vận động các gia đình góp vốn làm ăn chung không gặp nhiều khó khăn, bởi tất cả đều nhìn ra tiềm năng từ lượng khách du lịch dừng chân trên đèo Pha Đin để ngắm cảnh mỗi ngày rất đông, nhưng không có điểm dừng nghỉ cụ thể nào.

Vì thế, việc xây dựng Khu du lịch Pha Đin Pass trở thành điểm dừng chân cho du khách trên cung đèo mệnh danh “tứ đại đỉnh đèo” ở Tây Bắc là rất phù hợp.

Anh Tuấn cho biết thêm, khu du lịch được hình thành dựa trên ý tưởng muốn xây dựng một điểm nghỉ ngơi, dừng chân để du khách có thể thoải mái vui chơi, ngắm cảnh, cũng là nơi giao lưu của người dân hai tỉnh Điện Biên và Sơn La. Thời gian tới, khu du lịch sẽ được đầu tư xây dựng, mở rộng thêm nhiều không gian vui chơi, nghỉ dưỡng.

Từ những ngày đầu mày mò trồng hoa tam giác mạch, làm đồi chong chóng…trải qua bao lần thử nghiệm, có thất bại, có thành công, đến nay Pha Đin Pass đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn thung lũng hoa tràn ngập sắc màu, không gian nghỉ ngơi, vui chơi, chụp ảnh, ăn uống, cắm trại… trên những ngọn đồi được thiết chế cảnh trí hài hoà với thiên nhiên và đậm sắc màu văn hoá.

Khu du lịch sinh thái Pha Đin Pass hiện đón từ 150 – 200 khách/ngày, thứ bảy và chủ nhật đón 500 – 700 khách.

Khu du lịch sinh thái Pha Đin Pass không chỉ là điểm dừng chân thỏa lòng du khách mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hiện nay, HTX thu hút khoảng 50 lao động thường xuyên, thu nhập bình quân khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng.

Nếu xét trên mặt bằng thu nhập của lao động địa phương ở hai xã Phồng Lái, Mường É (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) thì đây là một mức lương khá tốt.

Bên cạnh các hoạt động du lịch, HTX Du lịch Pha Đin còn có các gian hàng giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương với nhiều loại trái cây đặc trưng vùng núi Tây Bắc như: hồng, bưởi, mận, đào, ổi…

Đâylà tiền đề quan trọng để HTX phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, công việc nhà nông, giúp du khách giải trí, rèn luyện thể lực, gần gũi với thiên nhiên.

TK (Theo baolangson.vn)



Nguồn: https://baophutho.vn/du-lich-o-dinh-pha-din-khach-thoa-man-kham-pha-mot-trong-tu-dai-deo-221400.htm

Cùng chủ đề

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Rực rỡ mùa Giáng sinh

Lễ Giáng sinh 2024 đã cận kề. Trên khắp phố phường và tại các xứ đạo, những cây thông lớn, các mô hình hang đá đã được trang trí xong, cùng ánh đèn lung linh... làm cho không gian thêm rực rỡ sắc màu, mang đến những hình ảnh vui tươi, ấm áp.Những quầy hàng bày bán đồ trang trí với những sắc màu rực rỡ, lấp lánh của cây thông Noel, người tuyết, chuông bạc, bóng đèn trang...

Giới trẻ nô nức check-in dịp Giáng sinh

Chuẩn bị Lễ Giáng sinh, vào thời điểm này, tại các trung tâm thương mại, quán cà phê trên địa bàn thành phố Việt Trì với những “góc trời Âu” lung linh, rực rỡ sắc màu Giáng sinh đã trở thành những địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến tận hưởng không khí lễ hội và check-in, lưu lại những tấm hình đẹp trước thềm năm mới.Các bạn nhỏ check-in tại cây thông và các hộp quà khổng...

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham...

Di sản văn hóa thành sinh kế bền vững

Cuộc đổi đời hôm nay và những trầm tích từ quá khứ xa xưa ở vùng đất dưới chân ngọn núi Lang Bian huyền thoại như đang hòa làm một. Nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, không gian vùng cư dân nơi đây thật sinh động, điều mà ở nhiều vùng dân tộc thiểu số khác không dễ có được. Hầu như đêm nào những buôn làng cũng nổi lửa rừng đón khách. Với tâm...

Cùng tác giả

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Cùng chuyên mục

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất