Powered by Techcity

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế


Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện đã giúp người dân khu vực nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Khách hàng thực hiện các giao dịch tại trụ sở Agribank Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II.

Để hỗ trợ người dân nguồn vốn phát triển sản xuất, những năm qua, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân kịp thời nắm bắt và tiếp cận các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng. Điển hình là các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn…

Đồng chí Phạm Chí Công – Giám đốc Ngân hàng cho biết: “Đến nay, tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 55 là 2.133 tỷ đồng, trong đó cho vay ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 109 tỷ đồng; cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ sản xuất kinh doanh là 481 tỷ đồng. Không chỉ làm tốt chức năng cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, kinh doanh hiệu quả, Agribank chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II còn làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt vừa qua, Chi nhánh đã rà soát và hỗ trợ giảm lãi suất cho 2 khách hàng bị ảnh hưởng nặng nhất do cơn bão số 3 gây ra với số dư nợ gần 2 tỷ đồng, hỗ trợ các địa phương/trường học bị thiệt hại với tổng số tiền 80 triệu đồng”.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Agribank chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II, chúng tôi đến thăm gia đình chị Dương Thị Thu Hường, hộ kinh doanh ở khu 8, xã Bảo Thanh. Được biết, đây là một trong những khách hàng được Agribank chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II cho vay vốn đã phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chị Hường chia sẻ: “Trước đây gia đình cũng đã từng chăn nuôi lợn, rồi gà. Nhưng thời điểm đó chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến năm 2019 tôi và chồng có bàn bạc quyết định đầu tư xây dựng chuồng chăn nuôi quy mô theo hướng hiện đại. Thời điểm đó ngoài nguồn vốn của gia đình, chúng tôi cũng được sự hỗ trợ rất lớn của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II. Với số vốn vay khoảng 10 tỷ đồng, tôi đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, tăng số lượng đàn. Qua từng năm tôi dần mở rộng quy mô, đến nay gia đình duy trì mỗi lứa khoảng 50 nghìn con, mỗi lứa nuôi khoảng 3,5 tháng, một năm xuất chuồng khoảng 150 nghìn con. Ngoài ra, gia đình có đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi”. Hiện nay với quy mô đầu tư như vậy theo chị Hường với nguồn vốn vay như vậy là phù hợp để gia đình yên tâm vượt khó sản xuất kinh doanh hiệu quả, ngoài ra tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương, bình quân thu nhập 8 – 9 triệu đồng/người/tháng”.

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Từ nguồn vốn vay, gia đình chị Dương Thị Thu Hường ở khu 8, xã Bảo Thanh đầu tư chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất.

9 tháng đầu năm 2024, Agribank Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II có tổng nguồn vốn đạt 2.448 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng so năm 2023; tổng dư nợ đạt 2.198 tỷ đồng, tăng 197 tỷ đồng so năm 2023 với 22.800 khách hàng tiền gửi và 4.723 khách hàng đang vay vốn.

Thời gian qua, Agribank Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II đã tăng cường bám sát định hướng và chỉ đạo của ngành, định hướng phát triển kinh tế, các chương trình, đề án tái cơ cấu của tỉnh và huyện để tập trung cho vay; tăng cường tuyên truyền rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và phổ biến, quán triệt các nội dung chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng.

Hiện nay Chi nhánh đang triển khai một số chương trình cho vay ưu đãi: Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024; chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp lớn năm 2024; chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ sản xuất kinh doanh; chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phục vụ đời sống; chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với cán bộ, nhân viên lĩnh vực y tế, giáo dục; chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão…

Nhận thức trách nhiệm của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II đã tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… thông qua các hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Thời gian tới, chi nhánh sẽ nắm bắt khảo sát nhu cầu của khách hàng, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, bảo đảm tất cả khách hàng đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời về vốn.

Thu Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/dong-hanh-cung-nguoi-dan-phat-trien-kinh-te-222407.htm

Cùng chủ đề

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi trong giảm nghèo

Trong những thành tựu tiêu biểu ở Phú Thọ - miền đất thiêng nguồn cội của dân tộc, có công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội với những kết quả rất tích cực, toàn diện.Đó là việc tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án sinh kế, phát triển các mô hình kinh tế, tạo động lực giúp nông thôn khởi sắc, nhân dân cải thiện đời sống. Cụ thể, năm 2023, tỷ...

Tọa đàm tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Vừa qua, Phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn và UBND các xã: Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Thu Cúc tổ chức Tọa đàm, giao lưu văn nghệ tuyên truyền về Luật hôn nhân gia đình và phòng ngừa giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại khu Mỹ Á xã Thu Cúc.Buổi tọa đàm được thực hiện bằng hình thức sân khấu hóa cho Nhân dân dễ nghe, dễ hiểu.Đây là nội...

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Giới trẻ người Sán Dìu tìm hiểu về tranh thờ và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộcHầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ như cấp sắc, lễ cưới, lễ tang và làm các sự việc trọng đại của làng, bản, dòng tộc, gia đình.Tranh thờ của các dân tộc thường có mặt các vị thần linh tượng trưng cho...

Bàn giao Nhà nhân đạo

Ngày 5/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Sơn phối hợp với UBND xã Đông Cửu tổ chức Chương trình khánh thành và bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình chị Đinh Thị Ngân ở xóm Mu, xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Đại diện các nhà tài trợ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng Nhà nhân đạo cho gia đình chị Đinh Thị Ngân ở xóm...

Cùng tác giả

Phát triển nông nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững ở Tề Lễ

Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông có diện tích trên 1.700ha trong đó có trên 400ha đất nông nghiệp, 755ha đất đồi rừng. Những năm qua, thực hiện các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, xã Tề Lễ đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo thuận lợi cho canh tác, góp phần tăng thu nhập cho người dân.Sau khi thực hiện dồn đổi ruộng đất, người...

Giá tăng cả 3 miền, 11 tháng Việt Nam nhập khẩu thịt và phụ phẩm đạt mức kỷ lục tăng 14,2%

Giá heo hơi hôm nay 10/12: Giá tăng cả 3 miền, 11 tháng Việt Nam nhập khẩu thịt và phụ phẩm mức kỷ lục tăng 14,2%. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Giá heo hơi hôm nay 10/12 *Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc tiếp tục lên giá trong phiên sáng nay, giao dịch trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg. Trong đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 65.000 đồng/kg đang được...

Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách tại Phú Thọ

(Bqp.vn) – Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), chiều 8/12, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình bà Mai Thị Thọ, người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin tại xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Các đại biểu chụp...

Phú Thọ có 4 cá nhân được biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Vừa qua, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.Ban Tổ chức trao bằng khen cho bà Đinh Thị Tâm, khu Quyết Tiến, xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn.Tại chương trình đã tôn vinh, biểu dương 291 đại biểu...

Quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích

Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích cấp tỉnh. Việc khuyến khích, động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người trực tiếp trông coi, bảo vệ di tích là rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho di tích, gìn giữ di vật, cổ vật và đồ...

Cùng chuyên mục

Phát triển nông nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững ở Tề Lễ

Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông có diện tích trên 1.700ha trong đó có trên 400ha đất nông nghiệp, 755ha đất đồi rừng. Những năm qua, thực hiện các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, xã Tề Lễ đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo thuận lợi cho canh tác, góp phần tăng thu nhập cho người dân.Sau khi thực hiện dồn đổi ruộng đất, người...

Tạo động lực phát triển từ chính sách khuyến công

Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thời gian qua, các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ. Chương trình khuyến công giúp các cơ sở có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng...

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Dầu cọ gai Sông Thao

Nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, xã Văn Bán có nhiều diện tích đất trồng cây cọ gai - loài cây đặc trưng của vùng Đất Tổ. Những năm trước, sản phẩm quả cọ của người dân trong xã và những xã lân cận chỉ được thu hái sơ chế, bán theo dạng nguyên liệu thô, nên hiệu quả kinh tế không cao.Nhận thấy đây là nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực phẩm, gia đình...

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Để có cơ sở pháp lý thực hiện các thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo kịp thời việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, dự kiến, tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị thông qua danh mục dự án thu hồi đất; danh mục dự án chuyển mục đích...

Hướng tới mục tiêu đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an cư lập nghiệp”, xóa tình trạng “du canh du cư” là chủ trương lớn, xuyên suốt được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện.Tại tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện dự án hỗ trợ đất...

Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cả nước ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng sản xuất ngành chế biến, chế tạo.Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực...

Phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi trong giảm nghèo

Trong những thành tựu tiêu biểu ở Phú Thọ - miền đất thiêng nguồn cội của dân tộc, có công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội với những kết quả rất tích cực, toàn diện.Đó là việc tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án sinh kế, phát triển các mô hình kinh tế, tạo động lực giúp nông thôn khởi sắc, nhân dân cải thiện đời sống. Cụ thể, năm 2023, tỷ...

Phú Thọ dẫn đầu cả nước về tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Phú Thọ dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng.Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội được Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/12, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất