Powered by Techcity

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa


Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất cả nước, sinh sống duy nhất ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Năm 2006, đồng bào chuyển về sinh sống tại bản tái định cư Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) để nhường đất xây dựng Thủy điện Bản Vẽ. Trong 18 năm định cư tại nơi ở mới, đồng bào Ơ Đu đã nỗ lực phát triển kinh tế, phá thế độc canh cây lúa trên nương rẫy, xây dựng bản làng ấm no, khởi sắc và đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo, riêng có.

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Cờ Tổ quốc được cắm trên cầu Bản Pột (quốc lộ 48C), là cửa ngõ vào trung tâm xã miền núi, vùng cao Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Sắc diện mới ở Văng Môn

Là một trong 9 bản của xã miền núi Nga My, bản Văng Môn có hơn 100 hộ, trên 340 nhân khẩu, đều là đồng bào Ơ Đu. Bản làng nằm dưới chân núi, trải dọc hai bên Quốc lộ 48C. Phía bên kia bản là đại ngàn Pu Pá và dòng Nậm Ngân trong xanh uốn lượn, cho nhiều tôm, cá và nước tưới cho ruộng đồng. Điểm tô cho khung cảnh thanh bình của bản làng là những rặng mía, nhãn, cây đu đủ, dừa hiện diện bên nhà, trong vườn. Đường dân sinh trong bản được cứng hóa sạch sẽ, thông thoáng. Hệ thống loa phát thanh được lắp đặt tại trung tâm bản, đảm bảo nhu cầu tiếp cận thông tin. Đêm đến, bản làng được thắp sáng bởi hệ thống đèn năng lượng mặt trời chạy qua trung tâm bản.

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Người dân Ơ Đu, bản Văng Môn, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An) nuôi nhốt bò trong hệ thống chuồng trại kiên cố và cho bò ăn cỏ voi nhiều lần trong ngày trong đợt rét đậm, rét hại. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Bà Vi Thị Mùi, Phó Chủ tịch UBND xã Nga My cho biết, những năm qua, đồng bào Ơ Đu ở bản Văng Môn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình, dự án phát triển sinh kế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như: Đề án 2086 hỗ trợ giống bò, phục dựng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hỗ trợ giống cỏ voi trong chăn nuôi gia súc…

Từ đó, bà con có tiền đề vững chắc để phát triển mọi mặt. Đặc biệt, bà con Ơ Đu có ý thức, nỗ lực vươn lên làm giàu, áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp bằng nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, phù hợp điều kiện, tiềm năng địa phương.

Ở xã hiện có nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập ổn định, tạo sự chuyển dịch, đa dạng trong cơ cấu kinh tế và phá vỡ thế độc canh cây lúa trên nương rẫy. Trong đó phải kể đến mô hình trồng sắn cao sản gần 7ha đã cho mùa thu hoạch thứ hai; mô hình trồng cây đu đủ đực, chăn nuôi lợn thịt, lợn giống, nuôi bò, lợn rừng, lợn đen, trồng keo, tràm, cỏ voi cho chăn nuôi gia súc, cửa hàng tạp hóa và nghề dệt thổ cẩm. Thu nhập bình quân của đồng bào ở bản Văng Môn đạt hơn 25 triệu đồng/người/năm. Nhiều năm qua, 100% gia đình đã được sử dụng điện lưới thắp sáng, nước hợp vệ sinh, có thẻ bảo hiểm y tế. Con em được đi học đúng độ tuổi, thụ hưởng chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Người dân xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An) đã nhốt gia súc ở chuồng, không thả rông ở mé rừng để chủ động việc chăn nuôi, chăm sóc. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Ông Lo Văn Long, người dân bản Văng Môn phấn khởi thông tin, trước đây, người dân Ơ Đu sinh sống ở các bản Xốp Pột, Kim Hòa (xã Kim Đa) bao bọc và biệt lập giữa đại ngàn, giao thông chủ yếu đi lại bằng thuyền gỗ, bè mảng gặp khó khăn. Khi có người trong bản ốm đau, việc di chuyển để tiếp cận y tế rất khó khăn. Vì nhà nằm cheo leo trên triền đồi, vào mùa mưa ai cũng thấp thỏm lo sợ bị sạt lở, lũ quét. Khi về định cư ở bản Văng Môn, bà con được thụ hưởng chương trình, dự án, chính sách đầu tư mà Đảng, Nhà nước, được các cấp chính quyền hỗ trợ, cuộc sống của người dân đã thay đổi tích cực.

Chung tay gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng

Ông Lo Thanh Bình, một trong số ít người cao tuổi ở bản Văng Môn còn sử dụng được ngôn ngữ của đồng bào chia sẻ, về sống ở Văng Môn, bà con không còn phải ở trong những căn nhà tranh tre, vách nứa. Điện, đường, trường trạm đã có đầy đủ. Hòa mình vào môi trường sống cộng cư với đồng bào Kinh, Thái, Khơ Mú, bà con Ơ Đu năng động hơn trong phát triển kinh tế; chủ động xây dựng thiết chế văn hóa bản làng, khôi phục phong tục, nét đẹp truyền thống để gìn giữ, bảo lưu, trao truyền. Lối sống chan hòa, đượm tình làng nghĩa xóm, đoàn kết dân bản được các gia đình thực hiện theo quy ước của bản.

Bà Vi Thị Mùi, Phó Chủ tịch UBND xã Nga My cho biết, nhiều năm qua, khi đời sống vật chất ổn định, dần nâng lên, nét đẹp văn đẹp văn hóa, phong tục truyền thống càng được đồng bào Ơ Đu chú ý gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang được chị em trong bản thực hiện khá tốt và có sức lan tỏa. Một số loại hình nhạc cụ, hoạt động văn hóa, văn nghệ như khắc luống, thổi sáo, xí xo, văn hóa cồng chiêng, múa – nhảy sạp… được người dân duy trì tổ chức và phát huy. Đặc biệt, các nghi lễ, lễ thức độc đáo, đặc trưng mang tính nhận diện văn hóa của đồng bào Ơ Đu trong lễ tục, vòng đời được gìn giữ như lễ hội tiếng sấm đầu năm, lễ mừng cơm mới, lễ làm vía, cầu may…

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Nam sinh lớp 6A, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú và Trung học cơ sở Nga My, huyện Tương Dương trong bộ trang phục truyền thống của người Ơ Đu giới thiệu về những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Anh Lo Văn Hùng nêu rõ, người Ơ Đu sống rất tình cảm và đoàn kết cùng chung tay xây dựng bản làng, gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Mỗi khi gia đình nào trong bản có việc, bà con đều nhiệt tình tham gia đóng góp ngày công.

Già làng Lo Văn Cường, người uy tín trong bản Văng Môn cho biết, từ đại ngàn xa xôi, biệt lập, khó khăn về định cư, lập nghiệp ở bản Văng Môn, cuộc sống người Ơ Đu đã chuyển sang một bước ngoặt lịch sử.

Ngoài yếu tố thuận lợi về dân sinh, vai trò, vị trí chủ thể của người Ơ Đu trong cộng đồng, xã hội càng được đề cao. Nhiều năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân trong bản luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của địa phương và của bản. Các gia đình đều thực hiện đầy đủ nội dung xây dựng gia đình văn hóa. Mọi người phải chăm lo lao động, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng, chăm lo học hành, đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Hiện nay, dù cuộc sống có ảnh hưởng giao thoa văn hóa nhưng người Ơ Đu vẫn ý thức được việc gìn giữ các giá trị riêng biệt của dân tộc, thể hiện qua việc gìn giữ món ăn mang đậm nét văn hóa đặc trưng như cá nướng, canh ột, cơm lam, rượu cần, rượu cẩm, rượu siêu…

Vào những phiên chợ, du khách dễ dàng nhận ra đồng bào Ơ Đu qua bộ trang phục truyền thống (gồm khăn, váy, áo, trang sức) với đường nét hoa văn độc đáo, đặc trưng. Học sinh dân tộc Ơ Đu đến trường vẫn mặc những bộ trang phục truyền thống trong sự tự hào về văn hóa của dân tộc mình.

Văn Tý – Hải An (TTXVN)



Nguồn: https://baophutho.vn/dong-bao-o-du-chung-tay-xay-dung-ban-lang-am-no-van-hoa-223400.htm

Cùng chủ đề

Bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu quốc trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh (CCB) ngày càng phát triển lớn mạnh. Luôn giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, lớp lớp CCB trong tỉnh luôn ra sức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính...

Nét đẹp văn hóa dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc

Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô. Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô, từ đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút...

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Giữ mạch nguồn văn hóa Dao Tiền

Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau....

Bánh ngũ sắc – đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan

Bánh ngũ sắc là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Cao Lan, làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng. Món ăn mộc mạc này được làm từ gạo nếp nương, các loại lá cây rừng có màu sắc đẹp mắt, vị dẻo thơm mà không phải nơi nào cũng có.Bánh ngũ sắc làng Ngọc Tân, huyện Đoan Hùng - đặc sản của đồng bào dân tộc Cao Lan.Theo những người trong làng kể...

Cùng tác giả

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Tuần lễ hồng EVN lần thứ X

Hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 2/12 đến ngày 8/12, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Phú Thọ đã tổ chức cho cán bộ, người lao động hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Phú Thọ đăng ký hiến...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Cùng chuyên mục

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Tuần lễ hồng EVN lần thứ X

Hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 2/12 đến ngày 8/12, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Phú Thọ đã tổ chức cho cán bộ, người lao động hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Phú Thọ đăng ký hiến...

Chân, thiện, mỹ trong tranh thờ của đồng bào dân tộc

Giới trẻ người Sán Dìu tìm hiểu về tranh thờ và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộcHầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đều có tập tục sử dụng tranh thờ trong các nghi lễ như cấp sắc, lễ cưới, lễ tang và làm các sự việc trọng đại của làng, bản, dòng tộc, gia đình.Tranh thờ của các dân tộc thường có mặt các vị thần linh tượng trưng cho...

Khu vực Bắc Bộ mưa rải rác, trời chuyển lạnh, có nơi dưới 10 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh từ ngày 7/12 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 6/12, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục tiến gần đến biên giới nước ta.Trên đất liền, ngày 6/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ...

Bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu quốc trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh (CCB) ngày càng phát triển lớn mạnh. Luôn giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, lớp lớp CCB trong tỉnh luôn ra sức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính...

Hướng dẫn vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Viện KSND huyện Tân Sơn phối hợp cùng Ban điều hành Dự án 8 của huyện vừa tổ chức tập huấn hướng vận hành và phương pháp, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình theo Sổ tay hướng dẫn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy của Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho đại diện các đoàn thể, công chức văn hoá, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của xã Thu Cúc.Đại diện các...

Già làng Hà Văn Nấp

72 năm tuổi đời, 44 năm tuổi Đảng, ông Hà Văn Nấp - già làng, người có uy tín khu Văn Tân, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn luôn gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông là điểm tựa, tấm gương sáng của bản người Mường nơi đây để Nhân dân trong khu, đặc biệt là thế hệ trẻ noi theo.Văn Tân- với đặc...

Quy tắc bàn tay vàng

Ban điều hành Dự án 8 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024) vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn vận hành Tổ truyền thông cộng đồng cho các xã nằm trong vùng dự án.Tại các lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn vận hành và quản...

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất