Powered by Techcity

Đón du khách về Đất Tổ

 Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, quý giá đã tạo điều kiện để Phú Thọ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Các di tích lịch sử văn hóa gắn với di sản văn hóa phi vật thể chính là điểm nhấn trong các tour du lịch văn hóa tâm linh, trong đó dịp diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ thu hút đông đảo khách du lịch về với vùng đất cội nguồn. Ngành Du lịch Phú Thọ đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón du khách thập phương về hành lễ, tri ân công đức Tổ tiên.

Đón du khách về Đất Tổ

Đông đảo du khách về với Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ.

Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy Đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các danh lam, thắng cảnh khác trong tỉnh. Đối với tour du lịch một ngày, du khách có hai lựa chọn là Đền Hùng – Miếu Lãi Lèn – Làng cổ Hùng Lô hoặc Đền Hùng – Miếu Lãi Lèn. Đối với tour hai ngày một đêm: Đền Hùng – Đình cổ Hùng Lô – Đền Tam Giang – Đồi chè Long Cốc – Khu du lịch Wyndham Thanh Thủy; tour ba ngày, hai đêm Đền Hùng – Đồi chè Long Cốc – Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Bên cạnh đó, ngành Du lịch Phú Thọ tiếp tục triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh, tạo thêm nhiều tuyến du lịch hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch về với Đất Tổ.

Phần Hội trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, thu hút du khách đến với Phú Thọ như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hội tụ non sông” và bắn pháo hoa tầm cao; Hội trại văn hóa và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ; trưng bày hiện vật, di sản tư liệu thế giới, sách báo, tư liệu ảnh; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trình diễn hát Xoan làng cổ; Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng; Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Quê hương, đất nước, con người Phú Thọ”; Hội chợ thương mại và trưng bày sản phẩm OCOP Phú Thọ; các hoạt động thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; Chương trình nghệ thuật Hội Xoan – Miền Di sản; khai mạc Giải chạy Đền Hùng Spirituality Marathon 2024 “Về nguồn”; khánh thành Bức phù điêu có hình tượng Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong; Chương trình nghệ thuật biểu diễn dân ca và một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận…

Theo số liệu của Phòng Quản lý du lịch – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 376 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó thành phố Việt Trì có gần 140 cơ sở. Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, nhiều khách sạn, nhà nghỉ đã cam kết không tăng giá, niêm yết công khai bảng giá tại quầy lễ tân và trên trang web, đồng thời quảng bá trên mạng xã hội. Ngoài các hoạt động trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa- Du lịch Đất Tổ, Giải chạy Đền Hùng Spirituality Marathon 2024 “Về nguồn” thu hút gần 6.000 VĐV trong nước và quốc tế tham gia, cơ bản các VĐV có nhu cầu lưu trú. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm có văn bản yêu cầu các cơ sở lưu trú chỉnh trang cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, tăng cường đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên quản lý phục vụ buồng, phòng lưu trú nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và du khách. Sự chủ động của các cơ sở sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp, mang đến cho du khách hình ảnh con người Phú Thọ thân thiện, mến khách.

Đón du khách về Đất Tổ

Chương trình Hát Xoan làng cổ trong dịp Lễ hội Đền Hùng tạo ấn tượng sâu sắc với du khách khi về với Đất Tổ.

Trưởng phòng Quản lý du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phùng Thị Hoa Lê cho biết: Phát huy lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có lợi thế để cạnh tranh như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch học đường với một số tour, tuyến đã được đưa vào khai thác hiệu quả, thu hút đông khách du lịch về với cội nguồn dân tộc. Trong quý I/2024, số lượng khách đến với Phú Thọ tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượt khách du lịch lưu trú đạt hơn 206 nghìn lượt, trong đó có trên 2.300 lượt khách quốc tế lưu trú, mang lại tổng doanh thu du lịch 798 tỷ đồng.

Phương Thanh

Cùng chủ đề

Về miền đất học

Trải qua hàng ngàn năm, ngọn lửa của truyền thống hiếu học vẫn luôn được truyền qua bao thế hệ người con của vùng “đất lúa, đất văn”. Từ những biểu tượng “danh bất hư truyền” về đạo học như Trạng nguyên Vũ Duệ, Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc, ngày nay, công tác khuyến học, khuyến tài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Thao và toàn xã hội để trở...

Tiếp nối mạch nguồn dân ca Đất Tổ

Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đồng bằng cho đến miền núi cao vẫn đều lưu giữ những làn điệu dân ca, dân vũ mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc. Đã có thời kỳ các làn điệu dân ca...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

“Khoác áo mới” cho nông sản Đất Tổ

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào phát triển sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Chương trình đã giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế và đầu tư cải tiến, nâng cấp các sản phẩm đặc trưng, truyền thống làng nghề trở thành hàng hóa có giá trị...

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Cùng tác giả

Phú Thọ tăng cường đảm bảo an ninh trật tự phục vụ du khách về lễ hội Đền Hùng

Dự báo trong ngày chính lễ, lượng khách về Đền Hùng sẽ rất đông. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẵn sàng các phương án để người dân đi lại thuận lợi, an toàn. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng từ...

Giỗ Tổ Hùng Vương – hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ

Năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào vô hạn của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kết quả kiểm kê bước đầu năm 2005 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) công bố, cả nước có 1.417 địa điểm thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời đại Hùng Vương...

Trình diễn văn hoá nghệ thuật các dân tộc Việt Nam phục vụ Lễ hội Đền Hùng

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 năm Giáp Thìn), tại khu vực Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” ở ngã 5 Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của Đoàn Văn hoá nghệ thuật truyền thống Trường Xuân (Hà Đông, Hà Nội) nhằm phục vụ du khách thập phương hành hương về Đền Hùng. Tiết mục múa...

Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các thành viên Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ...

Mâm cơm Giỗ Tổ Hùng Vương – Nét đẹp văn hóa của người dân Phú Thọ

Với tấm lòng thành kính, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, người dân thành phố Việt Trì sẽ chuẩn bị mâm cơm đoàn viên để tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nét đẹp văn hóa này cũng đang được lan tỏa ở các địa phương trong cả nước. Với người dân ở các xã gần Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, việc sửa soạn mâm cỗ tri ân các Vua Hùng đã...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất