Powered by Techcity

Đổi thay ở vùng cao Nậm So


Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở Nậm So đã có nhiều đổi thay.

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con Nậm So.

Trước đây, Nậm So là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa. Đường vào bản quanh co, đất đá gồ ghề, mưa thì trơn trượt, đi lại khó khăn, đời sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Nay trở lại Nậm So với hệ thống đường bê-tông phẳng lỳ, điện sáng từ nhà ra ngõ.

Người dân không còn thả rông gia súc, gia cầm dưới gầm sàn như trước, nhà nào cũng có khu chăn nuôi riêng. Bà con đã biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, biết đến trạm y tế thăm khám thường kỳ. Nhiều nếp nghĩ, cách làm mới, làm cho cuộc sống của người Lào nơi đây ngày một đổi thay.

Với Trưởng bản, kiêm Bí thư Chi bộ bản Nậm So Lò Văn Đôi, cái đổi thay lớn nhất của người Lào ở Nậm So là tình làng, nghĩa xóm ngày một keo sơn, thắm thiết, sự đoàn kết trong cộng đồng ngày một bền chặt.

Vừa tiếp đoàn chúng tôi Trưởng bản Đôi vừa bấm điện thoại gọi bà con, chỉ mươi phút sau, từ ông bà già, chị em phụ nữ, trẻ em đã xúng xính áo khăn, có mặt ở nhà văn hóa đón khách với nụ cười tươi rói. Bà con đến vì nghe thông báo có các cán bộ trên tỉnh về tìm hiểu viết bài văn hóa đời sống của dân tộc Lào.

Nhà văn hóa của bản Nậm So đặc biệt ở chỗ ngôi nhà sàn được đặt ở đầu bản giữa cánh đồng lúa mênh mông. Khoảng sân rộng, thoáng, đẹp, không có mái che, nhưng đủ để cho cả bản hội họp, sinh hoạt, hát múa, đánh trống, đánh chiêng.

Đây cũng là nơi các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Trước đây khi chưa có nhà văn hóa, mọi hoạt động của người dân trong bản thường tập trung tại nhà trưởng bản. Khi có chủ trương xây nhà văn hóa, ai cũng háo hức mong chờ có không gian sinh hoạt chung.

Thế nên, bà con hoàn toàn ủng hộ chủ trương xây nhà văn hóa, tham gia hiến đất, góp công cùng nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Sau gần một năm, nhà văn hóa bản khánh thành, cùng hệ thống đường giao thông nội bản kiên cố. Có được kết quả đó là nhờ có sự vận động của các cấp lãnh đạo bản, xã, sự đồng lòng của bà con góp hàng trăm ngày công và hiến hơn 2.000m2 đất.

Điều đặc biệt, người già ở Nậm So vẫn giữ tục nhuộm răng đen, chế tác nhạc cụ và vũ điệu xòe chiêng. Đã thành thông lệ, vào dịp mùa xuân, các ngày lễ hội, khi tiếng trống, chiêng của nam giới cất lên là người già, con trẻ lại í ới gọi nhau, áo váy rực rỡ tụ hội về nhà văn hóa bản luyện tập.

Chị Lò Thị Ban, Đội trưởng Đội văn nghệ bản Nậm So cho biết: “Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện và định hướng của xã về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, bản đã thành lập được đội văn nghệ với 15 thành viên là lực lượng nòng cốt kế cận, yêu văn hóa dân tộc, biết tiếp thu, học hỏi từ những thế hệ đi trước, hằng ngày, được nghệ nhân của bản trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Cụ Lò Văn Kẻo, năm nay hơn 70 tuổi, mỗi khi có dịp quây quần, cụ thường nói đến sản vật nổi tiếng của Nậm So là giống chè Shan tuyết. Nhưng vài năm gần đây, thức uống “vàng xanh” ấy mới chính thức mang tiền bạc về cho bà con. Trước đây, bà con chỉ lấy lá cây chè Shan tuyết về hãm nước uống, hoặc đun nước tắm cho trẻ.

Nay có đường giao thông thuận lợi, bà con không phải đi xa, khi thu hoạch, đã có người của Công ty cổ phần Trà Than Uyên về mua chè búp ngay tại đầu ruộng. Lượng chè búp ổn định, hằng tháng mang về nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong bản.

Đến nay, trong bản nhiều hộ có nguồn thu cao từ cây chè, từ chăn nuôi sản xuất, điển hình hộ Lò Văn Mai, mỗi năm riêng nguồn thu từ chè búp tươi mang về cho gia đình ông khoảng 150 triệu đồng. Chưa kể với diện tích hơn 2 ha lúa, mỗi vụ cho gia đình hàng trăm bao thóc phục vụ chăn nuôi và phát triển kinh tế chuồng trại.

Nhận thấy cây chè mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ dừng lại diện tích chè cũ, mới đây người dân đã trồng mới thêm gần 60 ha giống chè Kim Tuyên. Người dân cho biết, diện tích này vẫn tiếp tục được mở rộng và đang hướng cây chè trở thành cây mũi nhọn trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Nậm So có 138 hộ, 660 nhân khẩu, toàn bản có 65 ha diện tích đất lúa sản xuất hai vụ. Cùng hệ thống tưới tiêu thuận lợi, người dân chọn những giống lúa mới vào canh tác, đầu tư phân bón, công sức chăm sóc, áp dụng các kiến thức khoa học, sản lượng lúa luôn đạt cao.

Ngoài nguồn thu nhập từ cây chè, chăn nuôi sản xuất, hằng năm, bà con được nhận khoảng 350 triệu đồng từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Nguồn thu đáng kể này giúp đời sống người dân ngày càng cải thiện, cũng như trách nhiệm giữ và bảo vệ rừng tốt hơn.

Bí thư Đảng ủy xã Mường Khoa Trương Thanh Hiếu chia sẻ: “Nhiều chương trình, đề án giúp người dân xóa đói, giảm nghèo được triển khai thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình xây dựng Nông thôn mới…, thu nhập bình quân đầu người của bà con Nậm So hiện nay đạt gần 50 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo năm với mức bình quân giảm từ 3-5%. Nậm So hôm nay không lo đứt bữa như trước nữa. Bà con người dân tộc Lào biết áp dụng khoa học vào chăn nuôi, canh tác, nhiều gia đình đã có của ăn của để, vươn lên thoát nghèo…”

Theo Tuấn Hưng/nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/doi-thay-o-vung-cao-nam-so-222610.htm

Cùng chủ đề

Giá lợn hơi tăng, nguồn cung vẫn đảm bảo

Hiện nay giá lợn hơi ở các địa phương có xu hướng tăng lên. Theo nhận định từ Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, một số nguyên nhân chính khiến giá lợn hơi tăng là do vào dịp gần Tết Nguyên đán, nhu cầu về các mặt hàng thực phẩm, trong đó có thịt lợn tăng cao; các doanh nghiệp chế biến tăng việc thu mua lợn nhằm phục vụ sản xuất các loại thực phẩm chế biến phục vụ...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo

Dự án chăn nuôi bò, trâu cái sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2025 được triển khai tại xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn đã mang đến cơ hội phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho đồng...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng.Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Phát triển kinh tế ở thị trấn Thanh Ba

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.Siêu thị mini trên địa bàn thị trấn thanh Ba, huyện Thanh Ba bày bán đa dạng các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.Cấp ủy, chính...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất