Powered by Techcity

Điểm sáng trong công tác giảm nghèo


Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư để triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện… thời gian qua, xã Đông Lĩnh là một trong những điểm sáng của huyện Thanh Ba trong thực hiện công tác giảm nghèo, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững. Từ 9,6% hộ nghèo, 4,8% hộ cận nghèo (năm 2023); đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,99%, cận nghèo giảm còn 2,87%; xã đã có hai khu dân cư “trắng” hộ nghèo…

Điểm sáng trong công tác giảm nghèo

Tuyến đường dài 2,5km nối khu 3 xã Đông Lĩnh đi xã Đại An, huyện Thanh Ba đang được thi công, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.

Vốn là xã thụ hưởng Chương trình 135, Đông Lĩnh có xuất phát điểm kinh tế – xã hội thấp hơn mặt bằng chung của huyện, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Những năm qua, xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, thiết thực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Đông Lĩnh đã tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; vận dụng linh hoạt và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của huyện, tỉnh, trung ương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác giảm nghèo đến các tầng lớp Nhân dân và người nghèo nhằm khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế theo hướng tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của địa phương như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

Một trong những giải pháp thiết thực mà xã đã triển khai hiệu quả trên địa bàn là huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Năm 2024, xã đã xây dựng và hoàn thành 2 tuyến đường liên khu (tại khu 4 và khu 2, tổng chiều dài 324 mét, kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng); khởi công xây dựng 2 tuyến đường liên xã (Đông Lĩnh đi Đại An và Đông Lĩnh đi Đồng Xuân, tổng chiều dài 4,8km, kinh phí thực hiện gần 27 tỷ đồng). Đây là những tuyến đường quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hoá, tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, tăng tính kết nối cung – cầu với các thị trường khác, tạo cơ hội để địa phương khai thác tốt các tiềm năng trong phát triển kinh tế.

Cùng với chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, để làm tốt công tác giảm nghèo, hằng năm, xã còn đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đến người dân; thực hiện đa dạng các dự án trao sinh kế hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động. Giai đoạn 2022 – 2024, địa phương đã thực hiện hiệu quả Dự án II (hỗ trợ sinh kế) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, giúp các hộ nghèo trên địa bàn được hỗ trợ bò sinh sản để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; tạo điều kiện 120 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng CSXH với tổng nguồn vốn nhận uỷ thác đạt 4,8 tỷ đồng. Chị Nghiêm Thị Tuyết Thơm (khu 1, xã Đông Lĩnh) từ hộ không có đất sản xuất, thu nhập bấp bênh, qua tuyên truyền, vận động, nắm bắt chính sách vay vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo, chị đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống. Cuối năm 2023, gia đình chị đã làm đơn xin thoát nghèo.

Chị Thơm chia sẻ: Khi biết khó khăn của gia đình tôi là không có đất sản xuất, Đoàn thanh niên xã đã tư vấn, khuyến khích tôi tìm hiểu về các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo để phát triển kinh tế. Vì vậy, năm 2021, tôi đã làm thủ tục vay 90 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để thuê đất, phát triển mô hình trồng keo, nuôi lợn sinh sản. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được cán bộ xã động viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nhân giống đàn lợn, phòng bệnh đảm bảo vệ sinh,… mô hình kinh tế của gia đình tôi dần phát triển và cho thu nhập ổn định từ 8 – 9 triệu đồng/ tháng.

Điểm sáng trong công tác giảm nghèo

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, chị Nghiêm Thị Tuyết Thơm (thứ hai từ trái sang) – khu 1 xã Đông Lĩnh đã phát triển mô hình nuôi lợn sinh sản cho thu nhập ổn định.

Cũng như gia đình chị Nghiêm Thị Tuyết Thơm, hiện 72,5% lao động trên địa bàn xã đã được đào tạo và truyền nghề. Để duy trì và triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hằng năm, UBND xã đều phối hợp với các đơn vị, tổ chức tuyển sinh từ 1 – 2 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu, số lượng 35 học viên/lớp; liên kết với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thông tin kịp thời các chương trình tuyển chọn, cung ứng lao động; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng liên kết gắn liền với tiêu thụ sản phẩm… Đa số học viên sau khi đào tạo nghề đều được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn, có việc làm và thu nhập ổn định.

Đồng chí Nguyễn Văn Tuân – Chủ tịch UBND xã Đông Lĩnh cho biết: Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người tại Đông Lĩnh đạt 42 triệu đồng/năm. Qua rà soát, địa phương xác định các hộ nghèo, cận nghèo còn lại trên địa bàn chủ yếu là do tuổi già, người bị bệnh tật, thiếu việc làm… Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, khắc phục tồn tại trong công tác giảm nghèo, thời gian tới, xã Đông Lĩnh sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất. Xã phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3,8%, hộ cận nghèo còn 1%.

Mai Bích



Nguồn: https://baophutho.vn/diem-sang-trong-cong-tac-giam-ngheo-224508.htm

Cùng chủ đề

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Bàn giao bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại Lâm Thao

Ngày 21/1, tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 22 con bò cái giống sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã và xã Vĩnh Lại.Bàn giao bò giống cho các hộ nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã, xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao.Tham gia dự án, mỗi hộ...

Hiệu quả mô hình “Dân vận khéo”

Những ngày này, trên tuyến đường trục chính khu Thanh Hà, xã Võ Miếu, Thanh Sơn nối liên khu với chiều dài trên 2,3km, người dân đang khẩn trương đốn hạ cây cối, hiến thêm đất 2 bên đường để bàn giao mặt bằng cho địa phương tiến hành nâng cấp, mở rộng lòng, lề đường.Nhờ làm tốt công tác dân vận, đoạn đường nằm trên trục chính khu Thanh Hà đi liên khu đã được giải phóng mặt...

Ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng thiên tai

Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy hiểm như sạt lở, lũ ống, lũ quét, đá lăn..., vì vậy Yên Lập luôn quan tâm công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư. Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu...

Supe Lâm Thao ra mắt thị trường sản phẩm phân bón mới năm 2025

Đồng chí Phạm Đức Thành - Trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao: "Tác dụng, hiệu quả của các sản phẩm phân bón mới năm 2025”Đồng chí Phạm Đức Thành.Sản phẩm đầu tiên là Supe lân*M1 Lâm Thao - có tên gọi khác là Lân trung tính, được phát triển từ sản phẩm Supe lân truyền thống. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này là khi sử dụng phân bón...

Cùng tác giả

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cùng chuyên mục

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Điểm sáng trong “bức tranh” thương mại, dịch vụ

Năm 2024, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh có nhiều khởi sắc, tăng trưởng khá; mạng lưới phân phối hàng hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để...

Các hợp tác xã hối hả vào Xuân

Khi mùa Xuân mới đang hiện hữu cũng là lúc thành viên các hợp tác xã (HTX) hối hả sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết. HTX phát triển không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hoá mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động, tạo sức bật kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đặc trưng HTX vùng...

Mở đường để phát triển

Từ ngày đường giao thông nông thôn (GTNT) được kiên cố hoá, có đường mới, việc đi lại thuận tiện hơn trước nhiều, xe cộ chạy bon bon cứ y như là ở phố... đó là những cảm nhận của người dân nông thôn trên quê hương Đất Tổ. Với tư duy “Mở đường để phát triển”, thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên, dành nguồn lực phát triển GTNT, để hôm nay diện mạo mọi miền quê đã...

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết

Tết Nguyên đán là thời điểm các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách huy động tối đa nhân lực, phương tiện và xây dựng biểu đồ chạy xe phù hợp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thực hiện kế hoạch; yêu cầu các đơn vị vận tải chuẩn bị phương án vận...

Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... là hướng đi tất yếu để các làng nghề phát triển trong xu thế hiện nay. Vì vậy, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa sản phẩm của mình...

Tạo động lực phát triển kinh tế

Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc triển khai các công trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, xác định rõ các nhóm dự án trọng điểm để tập trung thực hiện, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, quyết liệt, khẩn trương giải phóng mặt bằng (GPMB), từng bước đầu tư...

Sắc màu chợ quê 

Chợ truyền thống từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, Xuân về, những phiên chợ Tết quê lại thêm đông vui, náo nhiệt. Mọi người đến đây không chỉ để mua sắm hàng hóa mà còn để cảm nhận những hương vị rất riêng của ngày Tết.Người dân lựa chọn mua bưởi ở phiên chợ Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn.Xã Thượng Cửu, huyện Thanh...

Xử phạt trên 1 tỷ đồng vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 1/11/2024 – 24/1/2025), Cục QLTT tỉnh đã kiểm tra 141 vụ, trong đó xử lý 129 vụ với tổng số tiền xử lý vi phạm và trị giá hàng hóa tịch thu trên 1 tỷ đồng.Lực lượng chức năng phát hiện phương tiện vận chuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất