Powered by Techcity

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực


Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mựcVai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao.

Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, người dân từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đã hành hương về Đền Hùng – nơi được xem là chốn linh thiêng bậc nhất, cầu mong một năm mới bình an. Để đảm bảo người dân và du khách về chiêm bái, tri ân công đức các Vua Hùng được an toàn, thuận lợi, Ban quản lý Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng đã đảm bảo các công tác đón tiếp, hướng dẫn, phục vụ chu đáo đồng bào và du khách; duy trì thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy; quản lý di tích, văn hoá, tín ngưỡng; quản lý dịch vụ du lịch; quản lý dự án; chăm sóc bảo vệ rừng, vườn hoa cây cảnh, vệ sinh môi trường…

Chị Nguyễn Lệ Hằng (thành phố Hà Nội) cho biết: Những ngày đầu Xuân hành hương về miền Đất Tổ, tôi cảm thấy rất phấn khởi, vui mừng. Cảnh quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng xanh – sạch – đẹp, trong lành, thoáng đãng. An toàn giao thông, an ninh trật tự được giữ vững, xứng danh là một lễ hội mẫu mực, văn minh.

Về Đất Tổ du Xuân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh của hàng trăm lễ hội dân gian nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam, trong đó phải kể đến những lễ hội, tín ngưỡng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như Lễ hội Đình Đào Xá, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ gắn với Tín ngưỡng Thờ Mẫu Âu Cơ, Lễ hội Trò Trám…

Để lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra an toàn, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, các cấp, các ngành trong tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để lễ hội diễn ra đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa tại địa phương.

Chỉ đạo các Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích; tuân thủ quy định về đặt hòm công đức; không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự… Đặc biệt, không để tình trạng lợi dụng lễ hội tuyên truyền nội dung phản động, kích động bạo lực, mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, cờ bạc trá hình…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh, về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống trong lễ hội. Quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các sản phẩm làng nghề, mặt hàng đặc thù, truyền thống của địa phương; nâng cao chất lượng dịch vụ: Vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, khu sinh thái, nghỉ dưỡng…; tăng cường thông tin, tuyên truyền về các điểm đến hấp dẫn, kết nối tour du lịch; khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm du lịch tới du khách.

Đồng chí Nguyễn Việt Trung – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Các hoạt động lễ hội, dâng hương nhân dịp đầu Xuân năm mới là một nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân. Việc đảm bảo các hoạt động quản lý lễ hội đầu năm không chỉ góp phần tạo nên một mùa lễ hội an toàn, văn minh, mẫu mực, mà còn đưa hình ảnh của Đất Tổ cội nguồn tới gần hơn với Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Thành An



Nguồn: https://baophutho.vn/de-cac-le-hoi-dien-ra-vui-tuoi-an-toan-mau-muc-227756.htm

Cùng chủ đề

Lễ hội truyền thống hút du khách

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn với hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức trong mùa Xuân. Lễ hội truyền thống có sức thu hút lớn với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, đã có hơn 300 nghìn khách tới tham quan các khu, điểm di tích, tham gia các lễ hội truyền thống, góp phần không nhỏ trong thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển.Rước kiệu...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Cùng tác giả

Toàn tỉnh có gần 8.000 cơ sở chăn nuôi động vật đặc sản, đặc trưng

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 7.738 cơ sở chăn nuôi động vật đặc sản, đặc trưng.Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thanh Thủy hướng dẫn kỹ thuật phòng bệnh cho đàn thỏ của HTX Chăn nuôi và chế biến thỏ Yến Mao, xã Tu Vũ, huyện Thanh ThủyTrong đó, bao gồm 6.934 cơ sở nuôi ong mật; 21 cơ sở nuôi lợn...

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa Xuân

Đến nay, bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc làm đất để gieo cấy vụ Xuân. Diện tích lúa Xuân đã gieo cấy đạt trên 30.000/35.280 ha kế hoạch (đạt khoảng 86% tổng diện tích gieo cấy toàn vụ), trong đó diện tích lúa lai đã cấy đạt trên 10.000ha; diện tích lúa chất lượng cao đã cấy đạt xấp xỉ 18.000ha, còn lại là các giống lúa khác.Nông dân xã...

Lễ hội truyền thống hút du khách

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn với hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức trong mùa Xuân. Lễ hội truyền thống có sức thu hút lớn với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, đã có hơn 300 nghìn khách tới tham quan các khu, điểm di tích, tham gia các lễ hội truyền thống, góp phần không nhỏ trong thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển.Rước kiệu...

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Cùng chuyên mục

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Bà con các thôn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi, hát giao duyên, hát...

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

134 đại biểu thiếu nhi huyện Cẩm Khê báo công dâng Bác

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Cẩm Khê lần thứ XVIII năm 2025, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự Lễ báo công có 134 học sinh xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho 25.000 thiếu nhi cùng 25 giáo viên tổng phụ trách đại diện cho 57 liên đội trên địa bàn huyện.Đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất