Powered by Techcity

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số


Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh tế cao.

Yên Lập là huyện miền núi có 17 đơn vị hành chính với dân số hơn 97.500 người, trong đó có trên 80% là người DTTS. Từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy và đào tạo nghề. Theo đó, huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở 3 lớp dạy nghề cho 105 lao động nông thôn, tập trung chủ yếu là các ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp như: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, gà; sửa chữa máy nông nghiệp ở các xã: Xuân An, Mỹ Lương, Lương Sơn; tuyển sinh, hoàn thiện hồ sơ 6 lớp cho 210 học viên đào tạo nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi; tiếp tục đào tạo nghề theo chương trình liên kết của 13 lớp trung cấp, đại học cho 364 học viên.

Qua thống kê, theo dõi cho thấy, có 85% số lao động sau khi tốt nghiệp được tư vấn, giới thiệu, hướng nghiệp và tiếp cận các thị trường thông qua sàn giao dịch việc làm. Nhiều học viên đã mở dịch vụ tại địa phương, phục vụ nhu cầu Nhân dân như: Xưởng cơ khí, cửa hàng sửa chữa máy móc, xưởng may…

Là một trong những hộ thoát nghèo nhờ các kiến thức từ lớp đào tạo nghề nông nghiệp tại địa phương, bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh đến nay đã chăn nuôi ổn định và mở rộng quy mô nuôi hơn 100 lợn rừng. Bà Huyền chia sẻ: “Nhờ sự định hướng, quan tâm hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn cùng kinh nghiệm tích lũy nhiều năm từ thực tế, hiện gia đình tôi đã nuôi thành công giống lợn rừng, cung cấp thực phẩm sạch cho các thương lái trong, ngoài huyện. Hiện nay, lợn rừng có giá dao động 130- 140 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với lợn thương phẩm thông thường. Trung bình mỗi năm gia đình tôi xuất bán khoảng 100 con, cho thu nhập trên 200 triệu đồng”.

Bên cạnh hoạt động đào tạo nghề, thời gian qua, các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho người dân đồng bào vùng DTTS được huyện triển khai tích cực. Huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm – Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức các phiên giao dịch, ngày hội việc làm. Thông qua các chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lao động và thanh niên tiếp cận được thông tin thị trường lao động để lựa chọn công việc phù hợp, có việc làm ổn định sau đó. Ngoài ra, các hoạt động kết nối đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định… mang đến cơ hội cho các thanh niên, học sinh, lao động trẻ trên địa bàn có nhu cầu được tiếp cận.

Nhờ chú trọng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào DTTS, trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn lao động ở các thôn, xóm được đào tạo nghề với nhiều ngành nghề sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương cũng như của người dân. Đồng chí Đinh Công Thường – Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Hiện nay, huyện có khoảng 58.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% tổng dân số. Trong 9 tháng của năm 2024, huyện đã có thêm gần 500 người có việc làm, nâng tỷ lệ lao động có việc làm ổn định lên 85%. Ngoài ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề của huyện đạt 67%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ nghề từ 3 tháng trở lên đạt 31%.

Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng; chủ động phối hợp với các xã, thị trấn khảo sát, điều tra chất lượng nguồn nhân lực, nhu cầu học nghề của lực lượng lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề đối với lao động nông thôn, lao động là đồng bào DTTS; phối hợp các trường nghề nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Hà Nhung



Nguồn: https://baophutho.vn/dao-tao-nghe-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-222606.htm

Cùng chủ đề

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

“Trụ cột” của bản làng

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát...

Ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng thiên tai

Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy hiểm như sạt lở, lũ ống, lũ quét, đá lăn..., vì vậy Yên Lập luôn quan tâm công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư. Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất