Powered by Techcity

Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc


Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình Làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Đình gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ “Đinh”.

Đình được công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh năm 2005. Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm vào mồng 3, mồng 4 tháng Giêng âm lịch (gọi là lễ Hạ điền) và 13, 14 tháng 7 Âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Đây là nghi lễ tỏ lòng biết ơn của nhân dân với vị thần cai quản về nông nghiệp.

Thành phần tham gia lễ tế gồm có: thầy Thổ đạo làm chủ lễ, là cháu đời thứ 11 của ông tổ họ Phạm; 4 người phụ nữ có uy tín trong cộng đồng (nữ chai), được chọn để phục vụ lễ hội và các nữ chức là những người phụ nữ trong cộng đồng được chọn để tham gia dâng lễ vật, rước kiệu, hầu xòe phục vụ lễ hội.

Phường bát âm là một đội gồm 8 người đàn ông chơi các nhạc cụ như: trống cái, trống con, kèn, nhị, sáo, đàn tính, thanh la, xinh tiền và toàn thể cộng đồng người Tày, Kinh trong xã Việt Hồng.

Bà Phạm Thị Nhung, thôn Bản Din – người đã trên 50 năm sinh sống trên mảnh đất Việt Hồng chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, người dân chuẩn lễ vật dâng cúng trong lễ hội đình làng Dọc bao gồm: thịt lợn, thịt dê, rượu, xôi, hoa quả, bánh kẹo. Để chuẩn bị Lễ hội đình, nhà thầy Thổ đạo thường nuôi lợn từ năm trước để đến ngày sẽ thịt làm lễ cúng. Những con lợn chọn để làm lễ phải là những con lợn béo tốt, nặng khoảng 60 – 70kg. Trong mâm cúng lễ Thần Nông của người Tày có thêm thịt dê, nhưng cũng có thể thay các con vật khác như: trâu, bò, miễn là con vật có sừng. Tùy theo điều kiện từng năm, nếu không có những con vật này thì lễ vật thay bằng thịt lợn”.

Từ ngày 13/7 Âm lịch, thầy Thổ đạo vào đình Nội để báo cáo công việc lễ hội chính ngày hôm sau. 10 mâm cỗ được dâng lên, trong đó có 7 mâm cỗ mặn và 3 mâm cỗ chay.

Bên ngoài đình, lễ Phươn được đặt ở ban Mo. Nhân dân cùng nhau chuẩn bị 4 kiệu rước, trang trí bằng 4 màu khác nhau. Khi giờ lành đến, thầy Thổ đạo bắt đầu thắp đèn, lên hương, báo cáo xin làm lễ hội ngày mai ở đình Ngoại.

Khi lên hương xong, thầy Thổ đạo bắt đầu đọc văn tế, thực hiện lễ trong ba tuần rượu, hai tuần hương, một tuần tế văn. Sau đó, cả dân làng cùng thụ lộc tại đình Nội. Tầm 5- 6 giờ chiều bà con tập trung rước 4 kiệu (3 kiệu rước 3 ông Thành Hoàng làng, 1 kiệu rước Bác Hồ) từ đình Nội.

Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Phần hội của lễ thần Nông, đình làng Dọc, xã Việt Hồng là các hoạt động thể thao sôi nổi, hấp dẫn, thể hiện tinh thần đoàn kết xóm làng.

Trên đường đi, đoàn rước sẽ vào sân đình Trung làm lễ, rồi ra đình Ngoại – đình làng Dọc. Thầy Thổ đạo sẽ thắp hương, đèn dầu báo cáo tại đình làng Dọc, xin được an tọa để nhân dân thực hiện lễ vào ngày mai. Kết thúc ba tuần rượu, hai tuần hương, một tuần tế văn, mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lễ tế của phường bát âm vào buổi tối tại đình Ngoại.

Lễ tế của phường Bát âm được gọi là tế nhạc để phục vụ các vị thần. Sau tế chay 15- 20 phút là phường bát âm vào tế bát âm (tế âm nhạc), nữ chức thực hiện các điệu múa, có đánh trống, thanh la, sáo, nhị, các vị nữ chức cùng dân làng sẽ múa xoè Tày, với các điệu múa: múa khăn, múa quạt, múa quả nhạc, múa thanh la… Trong lúc phường bát âm tế nhạc thì thầy Thổ đạo tiếp tục đọc văn tế.

Ngày 14/7 Am lịch, mọi người tập trung tại đình Ngoại để tiến hành lễ hội. Trong Thổ đạo vào đình Nội để báo cáo công việc lễ hội chính ngày hôm sau không chỉ có các mâm cỗ mặn, cỗ chay còn có các mâm lễ Phươn. Lễ Phươn được đặt ở ban Mo.

Khi chuẩn bị xong các mâm lễ, các nữ chai dâng lên cung cấm 7 mâm cỗ nấu chín, gồm có các món chế biến từ lợn, xôi, rượu nếp mọng; 3 mâm cỗ chay là mâm cỗ hoa, quả, bánh kẹo; 1 mâm cỗ Phươn.

Bên ngoài hậu cung có đặt một mâm cỗ chín. Khi các mâm cỗ được chuẩn bị xong, thầy Thổ đạo lên hương và cúng mời các vị Thần linh, Thổ địa, Thành Hoàng làng về dự lễ.

Kết thúc ba tuần rượu, hai tuần hương, một tuần văn tế, thầy Thổ đạo tiếp tục ra cúng ở ban Mo, thực hiện nghi lễ tế Thần Nông.

Ban Mo được đặt ở gốc cây si to nhất ở bên phải đình và chỉ khi nào có lễ thì mới lập. Ban thờ Mo được lập bằng tre, nứa, bên trên lợp bằng một lá cọ to, từ đất lên được đặt bằng một tấm đan bằng nứa như là cầu để đi lên. Trên ban Mo là mâm cỗ có miếng thịt chín, xôi, rượu, treo 1 miếng thịt dê hoặc thịt lợn sống, gạo được trộn với tiết sống (huyết mao) và một ít lông đuôi của con vật làm lễ để làm hèm thiêng cho nghi lễ cúng.

“Theo quan niệm của người Tày, ban Mo là nơi thờ vị thần cai quản các loài vật trên thế gian nên phải dùng mâm cỗ thịt sống và phải có tiết con vật được hiến tế thì mới linh thiêng. Nghi lễ cúng ban Mo với mong muốn vạn vật, gia súc, gia cầm trong bản trong xã được bảo vệ, sinh sôi nảy nở” – thầy Thổ đạo Phạm Gia Liễn cho hay.

Ông Nguyễn Đức Bảo – Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: “Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng xã đã vận động các cụ cao niên hiểu văn hóa truyền thống, nhất là nghi lễ Thần Nông truyền dạy cho thế hệ trẻ, bởi nghi lễ này mang sắc thái văn hóa của người Tày cổ, thể hiện mong muốn muôn dân có cuộc sống bình an, cây cối tốt tươi. Đây còn là dịp để khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm”…

Với ý nghĩa nhân văn của lễ Thần Nông là gắn bó và thắt chặt tình làng nghĩa xóm và giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nên dẫu ở xa đến đâu thì vào những ngày tổ chức Lễ hội đình làng Dọc, những người con của xã Việt Hồng luôn cố gắng về đông đủ bên gia đình, người thân, chòm xóm để hòa cùng ngày hội. Cũng là địa điểm du lịch tâm linh với du khách tham quan mỗi khi đặt chân đến mảnh đất chiến khu cách mạng Việt Hồng.

TK (Theobaoyenbai.com.vn)



Nguồn: https://baophutho.vn/dac-sac-le-than-nong-dinh-lang-doc-221420.htm

Cùng chủ đề

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất