Powered by Techcity

Đã vinh danh phải… hữu danh!


Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

2 “cụ táu” nghìn tuổi ở Đền Thiên Cổ Miếu quý hiếm là vậy nhưng theo quy luật thiên nhiên và tác động của con người, cây bị lão hoá và có biểu hiện suy kiệt. Đầu năm 2022, cây táu bạc chỉ còn một cành nhỏ, phần gốc và thân bị nấm, mối xâm hại, đục rỗng hoàn toàn. Tháng 5/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh phối hợp với UBND xã Trưng Vương, Ban quản lý đền Thiên Cổ Miếu đã triển khai các giải pháp công nghệ để chăm sóc, bảo vệ, kéo dài tuổi thọ cây. Đến nay, cây táu bạc đã được “hồi sinh”, đâm chổi nảy lộc.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Không “may mắn” như 2 “cụ táu”, quần thể 86 cây lộc vừng – Cây Di sản có tuổi đời trên 1.000 năm ở Gò Thờ, xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê nay trở nên tiêu điều, xơ xác. Cụm cây lộc vừng nghìn tuổi nằm trên một khu đất rộng giữa cánh đồng Láng Chương, ở giữa có một ngôi mộ cổ phủ rêu xanh nhuốm màu thời gian, tương truyền là phần mộ của công chúa Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18, qua đời trong một lần dong thuyền ngắm trăng chẳng may bị gió lớn nhấn chìm. Cụm cây lộc vừng cổ đã trở thành chứng nhân lịch sử – niềm tự hào đầy thiêng liêng trong tâm thức Nhân dân làng Chương Xá.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Cách đây 4 năm, cây Gạo Chùa ở khu 4, xã Tiên Du đã bị đốn hạ với lý do đảm bảo an toàn mùa mưa bão, để lại sự mất mát không gì thay thế được trong lòng người dân nơi đây. Cây Gạo Chùa là “linh hồn” gắn bó với mảnh đất này gần 500 năm và được công nhận là Cây Di sản vào năm 2018. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi đón danh hiệu, cây đã suy kiệt dần do tác động của môi trường và con người. Người dân nơi đây muốn có một cây Gạo khác thay thế vào vị trí của cây cũ nhưng sẽ mất bao lâu nữa để đạt tầm vóc của Cây Di sản như cây Gạo Chùa năm xưa?

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Cùng chung “số phận” với cây Gạo Chùa, nhiều Cây Di sản trên địa bàn tỉnh đã chết hoặc bị đốn hạ vì “tuổi cao, sức yếu” do không được chăm sóc cẩn thận, phải chịu nhiều tác động xấu từ thiên nhiên, môi trường và con người. Tính đến tháng 6/2024, trong số 87 Cây Di sản được công nhận, trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại 56 cây còn sống, trong đó nhiều cây đã có biểu hiện suy kiệt, khô héo…

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Thời gian qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo tồn Cây Di sản. Tuy nhiên, “bài toán” khó nhất ở đây lại là về nguồn kinh phí và kỹ thuật để bảo tồn Cây Di sản.

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Có thể thấy, do chưa có quy chế cụ thể, thống nhất và sự phân cấp quản lý nên Cây Di sản cũng không được bố trí nguồn kinh phí để phục vụ công tác chăm sóc, bảo tồn. Tùy điều kiện thực tế, mỗi địa phương, đơn vị có cách bảo tồn Cây Di sản riêng nhưng vẫn còn mang tính tự phát, “mạnh ai nấy làm”. Trong khi đó, các Cây Di sản đều già cỗi, việc chăm sóc cần có kỹ thuật và kinh phí nhưng nguồn lực của một số địa phương vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ cây.

Cây Di sản là “báu vật” và niềm tự hào của mỗi địa phương, việc bảo tồn Cây Di sản là gìn giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh và bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Thế nhưng, nếu chỉ gắn biển biển công nhận Cây Di sản rồi xong mặc kệ giông bão và mối mọt thì cây sẽ tàn lụi và chết, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi giá trị cốt lõi và thực chất, chỉ còn vỏ bọc hình thức qua những tấm biển bê tông, cột sắt vô nghĩa!

Kỳ II: Đã vinh danh phải... hữu danh!

Thành An



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-ii-da-vinh-danh-phai-huu-danh-219800.htm

Cùng chủ đề

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Giữ màu xanh no ấm

Khi mùa Xuân mới đang đến gần cũng là lúc những rừng cây đâm chồi, nảy lộc, đất trời Thanh Sơn như được khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống. Thanh Sơn hôm nay đã trải dài màu xanh ngút ngát của keo, bạch đàn... Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân nâng niu, chăm sóc bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định mà còn là “lá phổi...

Vững tin, tăng tốc phục hồi trong năm mới

Năm 2024 tiếp tục là năm hoạt động sản xuất công nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, từ sụt giảm tổng cầu, chi phí nguyên, vật liệu, vận tải đầu vào tăng cao đến chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhờ bám sát các định hướng chỉ đạo, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có, kết hợp với các cơ...

Tạo bứt phá trong thu hút đầu tư

Khép lại năm 2024, các nguồn vốn đầu tư đang được tỉnh tích cực thu hút, mang đến nhiều tín hiệu khả quan. Các nhà đầu tư rất phấn khởi khi tiếp tục chọn Phú Thọ làm điểm đến, hứa hẹn sẽ tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế địa phương trong tương lai gần.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hải kiểm tra, nắm tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Cùng chuyên mục

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất