Cột cờ thành Hưng Hóa là biểu tượng hùng thiêng của người tỉnh Hưng và trở thành biểu tượng tinh thần quật cường chống Pháp của Nguyễn Quang Bích và nghĩa quân Cần Vương vùng Tây Bắc.
Cắt băng khánh thành khôi phục Cột cơ Hưng Hóa – Phú Thọ
1. Cột cờ còn gọi là kỳ đài được xây dựng tại trung tâm thành Hưng Hóa.Thế kỷ XIX, dưới triều nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tỉnh Hưng Hóa được thành lập, bao gồm toàn bộ vùng rừng núi thuộc địa phận các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Nghĩa Lộ sau này. Trụ sở tỉnh lỵ đặt tại làng Trúc Phê ( thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông ngày nay),
Thành Hưng Hóa là thủ phủ của đạo Thừa Tuyên Hưng, sau là trấn Hưng Hóa. Thành Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích trấn thủ có một vị trí chiến lược quan trọng, từ đây có thể đi ngược, về xuôi, triển khai lực lượng chiến đấu rất thuận tiện. Đây là nơi mà nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ – nhà cải cách giữa thế kỷ XIX trong các bản điều trần tâm huyết của mình đã từng lưu ý triều đình Tự Đức “ Phải giữ vững Tam Tuyên để làm kế lâu dài” (Tam Tuyên là vùng đất Thừa Tuyên Hưng được đặt ra từ thời Lê Thánh Tông).
Thành Hưng Hóa còn gọi là thành Trúc Phê. Thành hình vuông, mỗi cạnh dài 360m, nằm chếch theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì: “ Thành Hưng Hóa chu vi hơn 360 trượng (1.440m), cao 1 trượng 2 thước 1 tấc (gần 5m); hào rộng 2 trượng 2 thước (hơn 9m), sâu 6 thước 9 tấc (2,8m), mở 4 cửa. Khi bắt đầu xây dựng đời vua Gia Long đắp bằng đất, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) được xây dựng lại bằng đá ong. Trong thành có Cột cờ (còn gọi là kỳ đài), xây dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1842)”.
Thành Hưng Hóa còn gọi là thành Trúc Phê. Thành hình vuông, mỗi cạnh dài 360m, nằm chếch theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì: “ Thành Hưng Hóa chu vi hơn 360 trượng (1.440m), cao 1 trượng 2 thước 1 tấc (gần 5m); hào rộng 2 trượng 2 thước (hơn 9m), sâu 6 thước 9 tấc (2,8m), mở 4 cửa. Khi bắt đầu xây dựng đời vua Gia Long đắp bằng đất, năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) được xây dựng lại bằng đá ong. Trong thành có Cột cờ (còn gọi là kỳ đài), xây dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1842)”.
2. Cột cờ thành Hưng Hóa đã gắn liền với sự nghiệp Cần Vương của Nguyễn Quang Bích ( có người gọi khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích), một sĩ phu yêu nước giương cao ngọn cờ Cần Vương chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX.
Nguyễn Quang Bích sinh ngày 8 tháng Tư năm Nhâm Thìn (tức 7 tháng 5 năm 1832) tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnhNam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).
Ông vốn họ Ngô, dòng dõi vua Ngô Quyền và khai quốc công thần nhà Hậu Lê – Ngô Từ – ông ngoại vua Lê Thánh Tông, nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Năm Kỷ Tỵ (1869), thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau đó ông được cử làm Tri phủ tại phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và lần lượt làm Án sát tỉnh Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám Huế, Án sát tỉnh Bình Định.
Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là “giặc khách” (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc).
Năm 1884, sau khi chiếm được Hà Nội và hầu hết các tỉnh Bắc kỳ, Pháp dồn binh tấn công Hưng Hóa.
Ngày 10/4/1884 (tức ngày 15 tháng 3 âm lịch), tại khu vực thành Hưng Hóa đã diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân xâm lược Pháp với liên quân Việt Nam do Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Quang Bích và quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy. Quân Pháp đông, có tới 2 lữ đoàn, được trang bị vũ khí hiện đại đã bao vây thành từ ngày 10 đến ngày 12/4. Tới trưa ngày 12 thành Hưng Hóa rơi vào tay quân Pháp. Noi gương Tổng đốc thành Hà Nội – Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết ngay trên vọng lâu của kỳ đài, nhưng nhờ quân sĩ trung thành, dũng cảm phá vòng vây cứu thoát ra ngoài thành. Tại đây ông đã nói với các tướng sĩ và con cháu mình rằng: “Ta đã đem thân hứa quốc, không cần đi lại thăm nom. Sau này có nhớ đến ta cứ lấy ngày mất thành Hưng Hóa mà làm giỗ”.
Sau khi thoát khỏi Thành Hưng Hóa, Nguyễn Quang Bích thu thập toàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc (Tuy Lộc) rồi lên Tiên Động (nay là xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê) lập căn cứ tiếp tục kháng Pháp.
Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Biết Nguyễn Quang Bích là người có chí và có tài đức, nhà vua phong ông làm Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ). Từ đó, ông vừa trực tiếp chỉ huy lực lượng kháng Pháp vùng Tây Bắc vừa tích cực liên hệ với các thủ lĩnh: Nguyễn Thiện Thuật, Đào Văn Trừ, Cầm Văn Hoan, Cầm Văn Thanh… vì vậy ông đã lôi kéo được nhiều sĩ phu, văn thân, tù trưởng và nhân dân tham gia ủng hộ và đi theo cuộc khởi nghĩa.
Trong hai năm 1885-1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện (nhưng việc không thành, vì triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp), mua vũ khí và phối hợp hoạt động với nhiều nhóm nghĩa quân khác ở Bắc Kỳ.
Cuối năm 1886, Nguyễn Quang Bích trở về nước. Xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại do yêu cầu mới về chiến lược, chuẩn bị cho việc đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên ông và Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.
Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam Kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc Kỳ. Ngay sau đó, quân Pháp chia làm hai đạo mở cuộc hành quân lên Nghĩa Lộ. Đạo thứ nhất gồm 400 quân do Thiếu tá Bose chỉ huy, đi từ Ngòi Hút (tức Đại Lịch). Đạo thứ hai gồm 384 quân do Thiếu tá Berger chỉ huy tiến từ Ngòi Lao. Dọc đường cả hai đạo quân đều chịu thiệt hại nặng vì bị mai phục và dịch bệnh, nên mặc dù chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi.
Cầm cự ở đây thêm ít tháng nữa, thì Nguyễn Quang Bích mang một số quân rời Nghĩa Lộ đến Yên Lập, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Từ nơi đây, ông đã phái nhiều đạo quân đi đánh phá các nơi. Công cuộc đang thu được một số kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), ngày rằm tháng Chạp năm Canh Dần (tức 24 tháng 1 năm1890). Trước khi chết ông dặn lại binh sĩ “…Nếu mà thắng, mà sống thì là nghĩa sĩ của triều đình; nhưng chẳng may mà thua, mà chết thì cũng làm quỷ thiêng giết giặc…”.
Nguyễn Quang Bích để lại Ngư phong thi tập (Tập thơ Ngư Phong), gồm 97 bài thơ bằng chữ Hán phần lớn theo các thể Đường luật, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, biểu lộ tiếng nói bi phẫn, đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, ông còn có các bài văn, câu đối, liễn điếu viếng các đồng đội tử trận, và “Thư trả lời quân Pháp” với lời lẽ khẳng khái, ý chí quyết hi sinh vì độc lập, dân tộc.
Ông vốn họ Ngô, dòng dõi vua Ngô Quyền và khai quốc công thần nhà Hậu Lê – Ngô Từ – ông ngoại vua Lê Thánh Tông, nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Năm Kỷ Tỵ (1869), thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau đó ông được cử làm Tri phủ tại phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và lần lượt làm Án sát tỉnh Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám Huế, Án sát tỉnh Bình Định.
Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là “giặc khách” (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc).
Năm 1884, sau khi chiếm được Hà Nội và hầu hết các tỉnh Bắc kỳ, Pháp dồn binh tấn công Hưng Hóa.
Ngày 10/4/1884 (tức ngày 15 tháng 3 âm lịch), tại khu vực thành Hưng Hóa đã diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân xâm lược Pháp với liên quân Việt Nam do Hoàng Kế Viêm, Nguyễn Quang Bích và quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy. Quân Pháp đông, có tới 2 lữ đoàn, được trang bị vũ khí hiện đại đã bao vây thành từ ngày 10 đến ngày 12/4. Tới trưa ngày 12 thành Hưng Hóa rơi vào tay quân Pháp. Noi gương Tổng đốc thành Hà Nội – Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết ngay trên vọng lâu của kỳ đài, nhưng nhờ quân sĩ trung thành, dũng cảm phá vòng vây cứu thoát ra ngoài thành. Tại đây ông đã nói với các tướng sĩ và con cháu mình rằng: “Ta đã đem thân hứa quốc, không cần đi lại thăm nom. Sau này có nhớ đến ta cứ lấy ngày mất thành Hưng Hóa mà làm giỗ”.
Sau khi thoát khỏi Thành Hưng Hóa, Nguyễn Quang Bích thu thập toàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc (Tuy Lộc) rồi lên Tiên Động (nay là xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê) lập căn cứ tiếp tục kháng Pháp.
Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Biết Nguyễn Quang Bích là người có chí và có tài đức, nhà vua phong ông làm Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ). Từ đó, ông vừa trực tiếp chỉ huy lực lượng kháng Pháp vùng Tây Bắc vừa tích cực liên hệ với các thủ lĩnh: Nguyễn Thiện Thuật, Đào Văn Trừ, Cầm Văn Hoan, Cầm Văn Thanh… vì vậy ông đã lôi kéo được nhiều sĩ phu, văn thân, tù trưởng và nhân dân tham gia ủng hộ và đi theo cuộc khởi nghĩa.
Trong hai năm 1885-1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện (nhưng việc không thành, vì triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp), mua vũ khí và phối hợp hoạt động với nhiều nhóm nghĩa quân khác ở Bắc Kỳ.
Cuối năm 1886, Nguyễn Quang Bích trở về nước. Xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại do yêu cầu mới về chiến lược, chuẩn bị cho việc đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên ông và Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.
Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam Kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc Kỳ. Ngay sau đó, quân Pháp chia làm hai đạo mở cuộc hành quân lên Nghĩa Lộ. Đạo thứ nhất gồm 400 quân do Thiếu tá Bose chỉ huy, đi từ Ngòi Hút (tức Đại Lịch). Đạo thứ hai gồm 384 quân do Thiếu tá Berger chỉ huy tiến từ Ngòi Lao. Dọc đường cả hai đạo quân đều chịu thiệt hại nặng vì bị mai phục và dịch bệnh, nên mặc dù chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi.
Cầm cự ở đây thêm ít tháng nữa, thì Nguyễn Quang Bích mang một số quân rời Nghĩa Lộ đến Yên Lập, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Từ nơi đây, ông đã phái nhiều đạo quân đi đánh phá các nơi. Công cuộc đang thu được một số kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), ngày rằm tháng Chạp năm Canh Dần (tức 24 tháng 1 năm1890). Trước khi chết ông dặn lại binh sĩ “…Nếu mà thắng, mà sống thì là nghĩa sĩ của triều đình; nhưng chẳng may mà thua, mà chết thì cũng làm quỷ thiêng giết giặc…”.
Nguyễn Quang Bích để lại Ngư phong thi tập (Tập thơ Ngư Phong), gồm 97 bài thơ bằng chữ Hán phần lớn theo các thể Đường luật, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, biểu lộ tiếng nói bi phẫn, đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, ông còn có các bài văn, câu đối, liễn điếu viếng các đồng đội tử trận, và “Thư trả lời quân Pháp” với lời lẽ khẳng khái, ý chí quyết hi sinh vì độc lập, dân tộc.
3. Sau ngày hòa bình lập lại (1954), khi tới thăm dấu tích thành xưa
Hưng Hóa chúng ta chỉ được biết đến vết tích chân thành còn lại chạy dọc theo phố Tân Hưng và phần bệ của cột cờ nằm trong khu vực doanh trại quân đội (Lữ đoàn 543) ở trung tâm thị trấn Hưng Hóa. Bóng dáng tòa thành cổ, Cột cờ và cả Văn miếu tỉnh Hưng đều đã đi vào dĩ vãng. Tất cả đều bị phá trong những năm đầu… kháng chiến chống Pháp (năm 1947).
Cột cờ thành Hưng Hóa là một trong những di sản văn hóa có lịch sử lâu đời, từ thời Nguyễn. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Hưng Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của một vùng đất đai rộng lớn vùng Tây bắc. Cột cờ thành Hưng Hóa là 1 trong 5 cột cờ lớn nhất cả nước: cột cờ thành Huế, cột cờ Hà Nội, cột cờ thành Nam, cột cờ thành Sơn Tây, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ thời Vua Minh Mạng đến thời Vua Thiệu Trị.
Cột cờ thành Hưng Hóa là biểu tượng hùng thiêng của người tỉnh Hưng và trở thành biểu tượng tinh thần quật cường chống Pháp của Nguyễn Quang Bích và nghĩa quân Cần Vương vùng Tây Bắc.
Năm 2009 bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Tam Nông nói riêng; Cột cờ thành Hưng Hóa được khôi phục lại trên nền móng cũ. Cột cờ có 3 tầng:
Tầng 1 còn gọi là đế lớn hình vuông, mỗi cạnh dài 17,52m, cao 2,4m.
Tầng 2 còn gọi là đế nhỏ cũng là hình vuông, mỗi cạnh dài 11,4m, cao 3,1m.
Tầng 3 còn gọi là cột cờ, hình bát giác thon dần, cao 18,34m, bên trong có 55 bậc xây hình xoáy trôn ốc lên đỉnh; có cửa sổ kiểu vọng đài; trên cùng có trụ tròn (cán cắm cờ).
Tổng chiều cao cột cờ tính từ mặt đất lên nóc là 23,84m.
Cột cờ Hưng Hóa là niềm kiêu hãnh của người dân Phú Thọ nói chung và nhân dân huyện Tam Nông nói riêng.
Di tích Cột cờ thành Hưng Hoá, đền thờ Nguyễn Quang Bích, Văn miếu tỉnh Hưng và Thành cổ Hưng Hóa… khi được khôi phục lại tổng thể sẽ tạo thành diểm nhấn tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách mỗi lần về viếng thăm Đất Tổ Hùng Vương./.
Cột cờ thành Hưng Hóa là một trong những di sản văn hóa có lịch sử lâu đời, từ thời Nguyễn. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Hưng Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của một vùng đất đai rộng lớn vùng Tây bắc. Cột cờ thành Hưng Hóa là 1 trong 5 cột cờ lớn nhất cả nước: cột cờ thành Huế, cột cờ Hà Nội, cột cờ thành Nam, cột cờ thành Sơn Tây, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ thời Vua Minh Mạng đến thời Vua Thiệu Trị.
Cột cờ thành Hưng Hóa là biểu tượng hùng thiêng của người tỉnh Hưng và trở thành biểu tượng tinh thần quật cường chống Pháp của Nguyễn Quang Bích và nghĩa quân Cần Vương vùng Tây Bắc.
Năm 2009 bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Tam Nông nói riêng; Cột cờ thành Hưng Hóa được khôi phục lại trên nền móng cũ. Cột cờ có 3 tầng:
Tầng 1 còn gọi là đế lớn hình vuông, mỗi cạnh dài 17,52m, cao 2,4m.
Tầng 2 còn gọi là đế nhỏ cũng là hình vuông, mỗi cạnh dài 11,4m, cao 3,1m.
Tầng 3 còn gọi là cột cờ, hình bát giác thon dần, cao 18,34m, bên trong có 55 bậc xây hình xoáy trôn ốc lên đỉnh; có cửa sổ kiểu vọng đài; trên cùng có trụ tròn (cán cắm cờ).
Tổng chiều cao cột cờ tính từ mặt đất lên nóc là 23,84m.
Cột cờ Hưng Hóa là niềm kiêu hãnh của người dân Phú Thọ nói chung và nhân dân huyện Tam Nông nói riêng.
Di tích Cột cờ thành Hưng Hoá, đền thờ Nguyễn Quang Bích, Văn miếu tỉnh Hưng và Thành cổ Hưng Hóa… khi được khôi phục lại tổng thể sẽ tạo thành diểm nhấn tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách mỗi lần về viếng thăm Đất Tổ Hùng Vương./.
Tháng 5/2016.
Phạm Bá Khiêm
PGĐ Sở VHTTDL Phú Thọ
Phạm Bá Khiêm
PGĐ Sở VHTTDL Phú Thọ
Nguồn: http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/cot-co-thanh-hung-hoa_496.html