Powered by Techcity

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa


Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy… ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc trong thôn chỉ đạo, lúc đó thôn rộng lớn bằng mấy thôn bây giờ mà số hộ cũng chưa đến 100 hộ. Ngày nay việc tổ chức lễ hội có nơi đã làm ở quy mô toàn xã, nhưng cách thức tổ chức có nơi đã giản tiện hơn nhiều so với ngày xưa.

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Người dân thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) vui hội Tung còn.

Ngày xưa cứ vào đầu tháng Chạp hàng năm, lãnh đạo các thôn thường tổ chức tổng kết năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm mới và thống nhất tổ chức chu đáo Lễ hội Tung còn vui Xuân cho bà con. Sau ngày 23 tháng Chạp, Ban lãnh đạo thôn họp mời đại diện chi bộ, các tổ chức đoàn thể và lực lượng dân quân, y tế để thống nhất thành lập Ban tổ chức lễ hội; dự kiến các môn thi đấu, chi mua vật liệu, mức chi thưởng cho từng môn thi. Thưởng tung còn thường là chăn chiên đỏ, chậu nhôm và khăn mặt, còn các trò chơi dân gian thưởng bằng tiền và có chi hỗ trợ cho công tác phục vụ chung. Phân công Đoàn Thanh niên chuẩn bị sân bãi, thường là mượn bãi ruộng 1 vụ của hộ gia đình ở khu trung tâm; lấy cây Mai làm cột còn và làm 2 sào dài có ngoàm chống, làm vòng nguyệt (tượng trưng cho linh vật con gái). Cột còn phải đúng quy cách về độ cao, đường kính của vòng nguyệt và dán giấy màu các vòng bên trong bảo đảm đẹp, mưa nhỏ không bị bong, phải quay các mối buộc xuống không để quả còn bị giắt trên đỉnh cột hay mắc vào các mối buộc nối; làm giàn đặt mâm cúng, rải lá cọ thành hàng ngang để đặt mâm liên hoan nhẹ; cử các đội làm sảng và tổ chức đánh sảng, kéo co, cà kheo, bắn nỏ… có trọng tài phụ trách các môn. Phụ nữ phải dự kiến số lượng quả còn (tượng trưng cho linh vật của người con trai) và phải dùng cát mịn để nhồi quả còn, vải khâu quả còn phải chắc, khâu kín không bị bung, dây còn phải chắc không bị đứt và dài bằng nửa sải tay người lớn có gắn tua xanh đỏ, có thêu tên người làm. Khi đi lễ hội phải mặc trang phục dân tộc. Thôn xóm được phân công phải chuẩn bị 1 mâm lễ cúng tại nơi tung còn, gồm 1 con gà luộc, mấy cái bánh Chưng gù và các loại bánh tự làm, rượu, chè, đèn, vàng hương, cành đào, các loại quả tự sản xuất được. Đặt cạnh mâm cúng còn có 1 nắm thóc, 1 nắm ngô hạt, 1 nắm hạt bông vải, mấy quả còn. Các thôn xóm khác phân công mỗi nhóm 6 hộ chuẩn bị 1 mâm cơm liên hoan nhẹ gồm 1 chai rượu, các loại bánh và thức ăn đã làm chín; lực lượng dân quân đảm nhiệm về trật tự trị an; Ban tổ chức thông báo đến Nhân dân về ngày, giờ, địa điểm tổ chức lễ hội, quán xuyến chỉ đạo chung, mời thầy cúng làm phần lễ…

Đúng 9 giờ sáng lễ hội được bắt đầu, khi các bộ phận được phân công và Nhân dân đã có mặt đông đủ thì người chỉ đạo phải đứng trên bục cao quan sát toàn cảnh, thông báo bằng loa tôn cầm tay về chương trình lễ hội, giới thiệu đại biểu đến dự, chào mừng bà con trong thôn và các thôn, xã khác đã đến chung vui; thông báo các môn thi đấu và giải thưởng cụ thể cho từng môn… Để thông tin thuận lợi luôn có 1 người liên lạc nắm bắt diễn biến tình hình cụ thể từng phần việc, báo cáo với người chỉ đạo lên loa để nhắc nhở quán triệt chung. Khi mâm cúng đã được đặt lên giàn gần nơi chôn cột còn, các mâm liên hoan nhẹ được bày đặt thành hàng dài trên chiếu và lá cọ, đại diện Ban tổ chức mời thầy cúng cúng rừng trước, sau đó cúng nơi tung còn: Cầu mong một năm mới mọi người trong thôn có sức khỏe dồi dào, không bị thiên tai dịch bệnh; mong các thần linh làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau khi cúng xong, thầy vãi các loại hạt giống rồi mới cho liên hoan nhẹ, đại diện các hộ được dịp ăn cơm đầu Xuân với nhau, chúc rượu nhau vui vẻ nhưng không được quá chén. Sau khi liên hoan, thầy cúng cho dựng cột còn, phải tập trung đông người mới dựng được; cột phải dựng thẳng đứng, 2 mặt nguyệt phải hướng về 2 phía Bắc – Nam, để ánh nắng không làm ảnh hưởng đến các bên thi đấu. Người chỉ đạo hướng dẫn cho thanh niên đứng sang 2 bên, 1 bên nam, 1 bên nữ với số người bằng nhau, chờ phát lệnh thi đấu, thầy cúng trao còn cho 2 đội và ra hiệu phát lệnh tung trước, sau đó mới đến các thành phần lứa tuổi khác vào sân tung còn; người khác thôn, khác xã cũng được tham gia. Trong thời gian thi đấu, mọi người có thể lên cầm loa hát Then, hát Cọi hay hát các bài ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước; để lấp thời gian trống vắng Ban tổ chức có thể mượn đài radio về mở cho phát vào loa. Khi có người tung thủng vòng nguyệt thì phải thông báo chúc mừng tên, địa chỉ người tung trúng, người đón được quả còn và chủ nhân quả còn là ai. Sau khi có người tung xuyên thủng vòng nguyệt lần 1 thì Hội phụ nữ đưa hết số còn dự phòng ra phục vụ, động viên mọi người cố gắng lấy giải Nhì và giải Khuyến khích, tạo ra không khí sôi động mới.

Sau khi các môn thi kết thúc, Ban tổ chức công bố trao giải thưởng, đồng thời biểu dương các bộ phận phục vụ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chúc các vận động viên đã may mắn và toàn thể Nhân dân một năm mới sức khỏe, hạnh phúc. Mời các bộ phận phục vụ và đoàn thanh niên ở lại cùng nhau hạ cột còn, thu dọn sạch sẽ sân bãi trả lại sân cho thôn hay ruộng cho chủ hộ. Sau lễ hội, tất cả các quả còn đã hỏng hay còn tốt đều phải vứt bỏ vào rừng; riêng con sảng còn tốt có thể mang về ngâm bùn, sang năm sử dụng lại. Lễ hội kết thúc cũng là thời điểm vui Xuân kết thúc, người dân bước vào thời vụ mới, trong không khí vui vẻ phấn khởi.

Đinh Minh Tung/Báo Hà Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/chuyen-to-chuc-le-hoi-tung-con-ngay-xua-227499.htm

Cùng chủ đề

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Cùng tác giả

Khai thác trái phép nước khoáng nóng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-XPHC UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 23/1/2025 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, ông Hồ Ngọc Hải (SN 1980, trú tại tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) bị xử phạt 617 triệu đồng về hành vi khai thác trái phép khối lượng 5.670 m3 khoáng nóng trên địa bàn huyện Thanh Thủy.Khoáng nóng được khai thác tại các điểm du lịch (Ảnh minh họa)Cụ thể,...

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Sơn Vi “đón lộc” đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân năm mới, khi ghé thăm xứ đồng Nhà Rổ và Đì Trì, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hối hả hòa cùng với tiếng cười nói rôm rả của bà con nông dân đang tất bật thu hoạch khoai tây trên những cánh đồng.Trong vụ đông năm 2024, UBND xã Sơn Vi đã phối hợp với Công ty TNHH thực phẩm Pepsico Việt Nam triển khai...

Phú Thọ dự kiến chi gần 9 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025

UBND tỉnh ban hành Văn bản số 431/CTr-UBND ngày 24/1/2025 hoạch định chi tiết Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2025. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025 là 8,85 tỷ đồng.Sản xuất tại Công ty TNHH Thời trang Raindrop Việt Nam - doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoàiTheo đó, năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư...

Cùng chuyên mục

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Ngày 5/2, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hội nghị triển khai theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của các Công đoàn cơ sở trực thuộc kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Quang cảnh hội nghịCác đại biểu đã được thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện Luật...

Khu vực Bắc Bộ mưa rào rải rác, trời rét

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C.Khu vực Bắc Bộ trời rét.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ...

Báo chí lan tỏa tinh thần lạc quan, tạo khí thế quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa, tích cực tham gia vào nền tảng mạng xã hội; có giải pháp để tự vượt qua chính mình; cung cấp tri thức để truyền cảm hứng, dẫn dắt xã hội.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ngày 4/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đón mưa phùn và sương mù, trời rét sâu

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ 8-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ C.Khu vực phía Đông Bắc Bộ trời chuyển lạnh và có mưa.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất