Powered by Techcity

Chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết


Tảo hôn, hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sự phát triển KT – XH, duy trì nòi giống cũng như đạo đức xã hội. Từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình trạng này ở Hà Giang có nhiều chuyển biến đáng kể và có sự chung tay, vào cuộc tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Với quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các cấp, các ngành tập trung triển khai nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, tổ chức đa dạng các hội nghị chuyên đề, tọa đàm, hội thi tìm hiểu pháp luật và thành lập các mô hình về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Các mô hình hiệu quả như: “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết”; Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ với pháp luật”… Qua đó, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về dân số, từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Đồng bào dân tộc Pu Péo tích cực lao động sản xuất.

Từ những thay đổi trong nhận thức, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã chung tay hành động, tích cực tham gia xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Nổi bật là đóng góp quan trọng của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh. Người có uy tín tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền giúp người dân, thanh thiếu niên chấp hành tốt Luật Hôn nhân và gia đình, thay đổi nếp nghĩ lạc hậu, từng bước giảm thiểu tảo hôn.

Là chủ thể trong công cuộc đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, đồng bào DTTS là lực lượng mũi nhọn, thành viên của các mô hình và tích cực triển khai các đề án, chương trình liên quan. Nổi bật là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia… Qua đó, lan tỏa, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết và được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao.

Chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Phụ nữ Lô Lô xã Lũng Cú (Đồng Văn) tham gia phát triển du lịch địa phương.

Toàn tỉnh hiện có trên 179.000 hội viên phụ nữ, phần lớn là phụ nữ DTTS. Phát huy vai trò tiên phong trong đẩy lùi vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hội viên, phụ nữ DTTS có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng người phụ nữ Hà Giang thời kỳ mới. Giai đoạn 2021 đến nay, 100% cán bộ Hội Phụ nữ các cấp ký cam kết xóa bỏ hủ tục về tảo hôn, ép hôn, hôn nhân cận huyết; có 52.950 hộ ký cam kết không cho con tảo hôn. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền 11.840 cuộc nâng cao kiến về phòng, chống tảo hôn, kết hôn cận huyết; thành lập 85 mô hình, câu lạc bộ về bài trừ các hủ tục, 1.071 tổ truyền thông cộng đồng, 146 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”… Đó là những cách tiếp cận mới, tổng thể, lấy trẻ em, phụ nữ DTTS làm trung tâm để giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS, ổn định tình hình KT – XH. Thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục tiếp tục huy động sự vào cuộc của đồng bào DTTS trong xóa bỏ hủ tục; triển khai các giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, trình độ văn hóa và truyền thông thay đổi nhận thức, tư duy cũ, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Phạm Hoan/Báo Hà Giang



Nguồn: https://baophutho.vn/chung-tay-day-lui-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-217372.htm

Cùng chủ đề

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

“Trụ cột” của bản làng

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát...

Ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng thiên tai

Là huyện miền núi, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn đến nhiều tình huống thiên tai nguy hiểm như sạt lở, lũ ống, lũ quét, đá lăn..., vì vậy Yên Lập luôn quan tâm công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư. Dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Cùng tác giả

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Cùng chuyên mục

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất