Powered by Techcity

Chung tay bảo vệ di sản


Phú Thọ – vùng đất hội tụ và lưu giữ những giá trị di sản văn hóa đặc sắc, là miền đất cội nguồn của dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Vinh dự, tự hào là con dân Đất Tổ, những năm qua, các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã thể hiện tình cảm sâu nặng với tiền nhân, trọng trách lớn lao trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa bằng các chương trình hành động cụ thể, hiệu quả thiết thực.

Chung tay bảo vệ di sản

Năm 2022 Đình Hùng Lô (TP Việt Trì) được tu sửa tuân thủ nguyên tắc về bảo tồn, không làm sai lệch, biến dạng.

Nơi lưu giữ lễ hội văn hóa truyền thống Việt

Theo số liệu rà soát, kiểm kê năm 2023, tỉnh Phú Thọ có 967 di tích, phế tích; trong đó có 324 di tích lịch sử – văn hóa được Nhà nước xếp hạng (1 Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, 73 di tích Quốc gia và 250 di tích cấp tỉnh); 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương; 30 di tích liên quan đến di sản Hát Xoan; 5 bảo vật Quốc gia.

Cùng với các giá trị văn hóa vật thể như đình, chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học, Phú Thọ còn có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, dân ca, truyện kể, thơ ca dân gian, mỹ thuật, nghề thủ công truyền thống, y học dân gian, ẩm thực dân gian… mang đậm sắc thái đất cội nguồn.

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn phong phú, đa dạng, có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa, tái hiện những sinh hoạt nông nghiệp, những sự kiện lịch sử, với nghi lễ, trò diễn được cử hành như một nghi thức tưởng niệm, thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước; các nhân vật lịch sử đã có công với dân với nước; những người khai thiên lập địa, dựng làng, giữ nước; thể hiện tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ thần thành hoàng, thờ tổ tiên, thờ mẫu,…

Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đình Hùng Lô, Đền Lăng Sương, hội Trò Trám, hội Phết Hiền Quan, bơi chải Bạch Hạc, Hát Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, ném chài Vân Luông, rước voi Đào Xá, giã bánh giầy Mộ Chu Hạ, nấu cơm thi Gia Dụ,… Có nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng đã lan tỏa rộng ra cả nước và ở nước ngoài như Lễ hội Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, bơi chải Bạch Hạc…

Phú Thọ còn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như: Hát Ghẹo, Trống quân, Ví ống, Trình nghề, Chàm thau, Đâm đuống, múa Tùng dí, múa Mỡi, múa Chuông, múa Rùa, múa Chim gâu, múa Xúc tép,… Các truyền thuyết Hùng Vương, truyền thuyết Hai Bà Trưng, Truyện cười Văn Lang và các món ăn đặc sắc như: Xôi ngũ sắc, lợn thui, cá đốt, bánh tai, bánh chưng, bánh giầy… đã khẳng định những dấu tích văn hóa, tín ngưỡng, cuộc sống, phong tục tập quán vô cùng phong phú của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Chung tay bảo vệ di sản

Trình diễn cồng chiêng dân tộc Mường, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn.

Đồng chí Nguyễn Đắc Thủy- Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: “Các di tích được xếp hạng đều được tổ chức khoanh vùng bảo vệ theo quy định. Hàng năm Sở thực hiện rà soát kiểm kê, bổ sung danh mục để phục vụ tốt cho công tác quản lý, tra cứu tư liệu. Nhiều di tích tiêu biểu đã trở thành sản phẩm du lịch – văn hoá hoàn chỉnh có tính đặc thù, tạo ra những điểm, tuyến du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế; đóng góp vào phát triển du lịch và kinh tế – xã hội ở địa phương; tạo việc làm, nâng cao đời sống của Nhân dân nơi có di tích và lễ hội”.

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vùng Đất Tổ

Nhận thức vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, nhiều năm nay Phú Thọ luôn tập trung nguồn lực, triển khai nhiều hoạt động để giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn.

Tính đến tháng 3/2023, tỉnh đã thực hiện tu bổ, tôn tạo 273 lượt di tích, với tổng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước gần 2.000 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 1.422 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là trên 516 tỷ đồng) và nguồn vốn xã hội hóa gần 685 tỷ đồng.

Các di tích xuống cấp đều được tu bổ, tôn tạo, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng công trình, tuân thủ các quan điểm, nguyên tắc về bảo tồn, không làm sai lệch, biến dạng đặc điểm vốn có và các yếu tố gốc cấu thành di tích.

Trong quá trình triển khai đều có sự tham gia phối hợp, giám sát của Nhân dân và chính quyền địa phương. Qua đó góp phần gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá do cha ông để lại, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân; đồng thời giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn của dân tộc.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo di tích còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Hiện nay, nhiều di tích bị xuống cấp song chưa có kinh phí để đầu tư. Một số di tích được hỗ trợ kinh phí, nhưng do mức hỗ trợ thấp nên chỉ tiến hành tu bổ chống xuống cấp trước mắt, không mang tính bền vững, có nguy cơ sập đổ, mất an toàn cho người dân và các di vật, cổ vật trong di tích.

Một số hiện vật tiêu biểu trong các di tích chưa được bảo quản, giữ gìn đúng kỹ thuật, khoa học, phù hợp với quan điểm bảo tồn nên đã xảy ra tình trạng bị xuống cấp, thậm chí bị mục nát, đặc biệt là các tư liệu hiện vật bằng chất liệu giấy như các sắc phong, thần phả,…

Một số địa phương chưa quan tâm đến công tác tu bổ, tôn tạo di tích nhất là các di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ… và chưa tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị các di tích trong cộng đồng.

Chung tay bảo vệ di sản

Khôi phục nghề dệt của đồng bào Mường, xã Kim Thượng huyện Tân Sơn.

Cùng với đó, một số nội dung giữa Luật Di sản văn hóa và Luật Xây dựng còn chồng chéo nên thời gian thực hiện các thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt việc tu bổ, tôn tạo các di tích bị kéo dài, gây khó khăn cho công tác tu bổ, tôn tạo và huy động nguồn kinh phí đầu tư. Công tác nghiên cứu, quảng bá chưa phong phú; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn ở cơ sở còn thiếu và yếu…

Do đó, để bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian tới, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát bổ sung danh mục kiểm kê di tích; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; tăng cường công tác quản lý di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia; làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục văn hóa; đồng thời mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho các cán bộ văn hóa cơ sở, cộng đồng và chủ nhân sáng tác, sở hữu của các di sản văn hóa. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa được quốc tế, quốc gia công nhận, các di sản mang tính đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ, tạo nên bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ, thu hút sự quan tâm của Nhân dân và du khách.

Thúy Hằng



Nguồn: https://baophutho.vn/chung-tay-bao-ve-di-san-216935.htm

Cùng chủ đề

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Đền Hùng ngày cuối năm

Đất Tổ Vua Hùng là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ ngày nay được ví như “bảo tàng” của văn hóa dân tộc Việt với những dấu ấn văn hóa đậm nét, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng gắn với thời đại Hùng Vương.Những ngày cuối năm, hàng nghìn người dân đất Việt lại thành...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất