Powered by Techcity

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản


Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên… tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi hết hạn khai thác mỏ khoáng sản.Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Cơ sở khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty cổ phần Thanh Nhàn (xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn) chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Phú Thọ có trữ lượng khoáng sản không nhiều, giá trị kinh tế theo từng loại không cao, chủ yếu là vật liệu xây dựng và một số loại khoáng sản khác như: Sắt, cao lanh, mica với quy mô nhỏ, phân tán. Hiện, toàn tỉnh trên 100 giấy phép mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh còn hiệu lực. Ngoài ra, còn có 14 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT.

Với quan điểm mục tiêu phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế đơn thuần; nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã góp phần quan trọng, trở thành động lực để phát triển kinh tế – xã hội, đưa Phú Thọ trở thành một trong những địa phương đứng trong tốp đầu của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế – xã hội đã đạt được, tỉnh cũng đã, đang chịu áp lực đến môi trường, xã hội bởi tác động của hoạt động khai thác khoáng sản. Vì vậy, công tác bảo vệ, phục hồi môi trường tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạo để phát triển bền vững.

Đồng chí Nguyễn Khắc Định- Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước, Sở TN&MT cho biết: Bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT trong khai thác khoáng sản, trong công tác quản lý, ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, Sở đã chú trọng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, hạ tầng về bảo vệ môi trường và các giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, công tác quản lý được quan tâm bằng nhiều giải pháp đồng bộ, như: Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Đặc biệt, yêu cầu các tổ chức, cá nhân (chủ mỏ) thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường đối với các khu vực, dự án đã hết hạn giấy phép khai thác. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 34 giấy phép phải thực hiện đóng cửa mỏ trong đó 14 giấy phép đã thực hiện đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường, trả lại đất cho địa phương; 116 dự án ký quỹ phục hồi môi trường, trong đó, 102 dự án đã nộp đủ đến năm 2023 với kinh phí trên 57 tỷ đồng. Toàn tỉnh cũng đã có 126 dự án được phê duyệt phương án, đề án cải tạo, phục hồi môi trường.

Quá trình quản lý thực tế trên địa bàn cho thấy còn có một số khó khăn, thách thức gặp phải trong công tác phục hồi, bảo vệ môi trường sau khai thác tài nguyên khoáng sản. Đồng chí Đào Ngọc Kỳ – Trưởng Phòng TN&MT huyện Thanh Thủy cho biết: Nguyên nhân gây ra những khó khăn của công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là cán bộ làm công tác quản lý môi trường, đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường, thị trấn còn mỏng, cơ bản không được đào tạo chuyên môn về khoáng sản, môi trường chủ yếu là kiêm nhiệm, vì vậy, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đôi lúc còn lúng túng, chưa kịp thời. Một số doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thường quan tâm hơn đến vấn đề lợi nhuận nên đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng…

Để công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đạt được hiệu quả cao nhất, thời gian tới, ngành TN&MT tỉnh tiếp tục thắt chặt công tác thẩm định, yêu cầu bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường, quan tâm đến bảo vệ môi trường trong, sau khai thác khoáng sản. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm nghiêm trọng; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp…

Lệ Oanh



Nguồn: https://baophutho.vn/chu-trong-phuc-hoi-moi-truong-sau-khai-thac-khoang-san-222600.htm

Cùng chủ đề

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền Vân Luông

Ngày 10/11, tại Đền Vân Luông (khu 7, phường Vân Phú, TP Việt Trì), UBND phường Vân Phú phối hợp với đơn vị thi công tổ chức lễ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền Vân Luông.Đền Vân Luông là di tích lịch sử Quốc gia thờ Hùng Vương, thuộc quần thể di tích Đền Hùng, là nơi thờ anh linh các Vua Hùng, thờ tam vị Đại vương: Cao Sơn Đại Vương,...

32 dự án vào Vòng chung khảo Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024

Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất được vào Vòng chung khảo.Ngày 8/11, Ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 (Human Act Prize) đã công bố danh sách 32 dự án xuất sắc nhất sẽ vào Vòng chung khảo.Theo Ban tổ chức, bước sang năm thứ hai, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng -...

Thúc đẩy chuyển đổi số góp phần giảm nghèo

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới và bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghệ, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác Hội và phong trào phụ nữ. Nhờ sử dụng thành thạo CNTT đã giúp nhiều hội viên...

Bao trùm trong “sắc đỏ”

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/11), giá vàng trên thị trường tiếp tục đà giảm sâu, trong đó đặc biệt vàng SJC Phú Quý giảm tới 4,4 triệu đồng/lượng so với ngày 6/11.Giá vàng được niêm yết cụ thể như sau:Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: 84 triệu đồng/lượng mua vào (giảm 4 triệu đồng so với ngày 6-11), 87 triệu đồng/lượng bán ra (giảm 2 triệu đồng so với ngày 6-11)Vàng SJC Phú Quý: 82,5...

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng 14/11, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã khai mạc lớp Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ năm 2025. Tham gia lớp tập huấn có 22 học viên là người cao tuổi đến từ xã Hy Cương, TP Việt Trì và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao.Lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát biểu tại buổi khai mạc lớp tập huấnLớp tập huấn diễn ra trong hai ngày (14...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Bão số 8 suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ

Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió nhẹ; sáng sớm và đêm trời lạnh; nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/11, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/h.Lúc 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão...

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tạo động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 1%/năm, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, thời gian qua, xã Hoàng Cương (huyện Thanh Ba) đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất