Powered by Techcity

Chú trọng phát triển du lịch xanh


Phát triển du lịch xanh là một trong những giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Theo hướng đi này, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã tập trung phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Những loại hình du lịch này vừa giúp tăng nguồn thu từ du lịch, vừa đảm bảo cảnh quan và môi trường. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 29 khu, điểm di tích. Cùng với đó, huyện được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp, hệ thống hang động kì vĩ; trên địa bàn có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc…

Phát huy tiềm năng

Với những tiềm năng đó, những năm qua, huyện Bắc Sơn đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp…

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanhDu khách trải nghiệm bay dù lượn tại lễ hội mùa vàng Bắc Sơn

Như xã Bắc Quỳnh, tận dụng lợi thế, chính quyền và các hộ dân ở đây đã triển khai hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng. Ông Dương Doãn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Quỳnh chia sẻ: Xã Bắc Quỳnh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có dãy núi đá vôi, với nhiều hang động và những cánh đồng bằng phẳng… Đặc biệt, trên địa bàn xã lưu giữ được những nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Tày với nhiều lễ hội đặc sắc… Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Trung bình mỗi năm, xã Bắc Quỳnh đón khoảng 30 nghìn lượt khách; trong hơn 9 tháng đầu năm 2024, xã đã đón gần 50 nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

Ngoài xã Bắc Quỳnh, hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Sơn còn có các điểm du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng và xã Chiến Thắng.

Cùng với phát triển du lịch cộng đồng, loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng đã được huyện Bắc Sơn chú trọng. Theo đó, một số dự án phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch được đầu tư trên địa bàn huyện đã hình thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách như: vườn chanh leo (Mỏ Hao); cánh đồng lúa xã Bắc Quỳnh; tour du lịch khám phá, tham quan các vườn quýt trên địa bàn; tham quan, trải nghiệm du lịch tại vườn nho ở các xã Long Đống, Chiến Thắng… đang thu hút đông đảo khách trong, ngoài tỉnh và ngoài nước đến tham quan. Ngoài 3 điểm du lịch cộng đồng, huyện hiện có 3 điểm du lịch sinh thái và 4 điểm du lịch lịch sử, văn hóa. Các điểm du này đã và đang hút du khách.

Bà Đỗ Thanh Loan, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Sơn cho biết: Trên cơ sở những giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa…, huyện Bắc Sơn đã và đang triển khai thực hiện với các giải pháp đồng bộ để khai thác tài nguyên du lịch và tiềm năng, lợi thế để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù góp phần thúc đẩy ngành du lịch.

Với những cách làm đó, tổng lượng khách du lịch đến huyện Bắc Sơn từ 2016 – 2023 là 663.146 lượt khách, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 18/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Sơn về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã đề ra (vượt 165% so với chỉ tiêu Nghị quyết 03 đề ra); doanh thu từ du lịch hằng năm đạt trung bình 100 tỷ đồng.

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Mục tiêu của huyện Bắc Sơn là phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo các xã, các đơn vị liên quan trên địa bàn tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương.

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanhGặt lúa bằng công cụ thô sơ ngay trên cánh đồng xã Bắc Quỳnh trong lễ hội Mùa vàng Bắc Sơn năm 2024 thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm

Trong đó, huyện tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch nổi bật như: du lịch lịch sử văn hóa (lễ hội, di tích lịch sử,..), du lịch cộng đồng, du lịch khám phá (khám phá cảnh quan thiên nhiên, hang động, trải nghiệm cuộc sống của người dân), du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp (chèo bè, bắt cá, trải nghiệm một ngày làm nông dân…); tiếp tục bảo tồn, phát huy, tổ chức các lễ hội truyền thống đặc sắc của huyện… để thu hút khách du lịch.

Cùng đó, huyện Bắc Sơn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ cấu ngành du lịch, tăng cường liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển du lịch. Điều đó thể hiện qua việc UBND huyện Bắc Sơn đang tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo, fam-trip… nhằm kết nối du lịch huyện Bắc Sơn với các địa phương khác. Trong đó, ngoài những tuyến du lịch đã hình thành như: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Sơn; Bắc Sơn – Bình Gia – thành phố Lạng Sơn; Bắc Sơn – Hữu Liên… Hiện nay, huyện đang liên kết với địa phương trong khu vực miền Trung để hình thành tuyến du lịch kéo dài hơn.

Cùng với đó, huyện Bắc Sơn đã và đang ưu tiên đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Theo đó, với tổng nguồn kinh phí khoảng 870 tỷ đồng, từ nay đến năm 2030, huyện Bắc Sơn sẽ tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch. Trong đó, ngoài việc đầu tư thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển thương hiệu du lịch huyện Bắc Sơn; đầu tư xây dựng khu trưng bày và giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương…, UBND huyện sẽ tập trung đầu tư: khu vui chơi giải trí tổng hợp thị trấn Bắc Sơn; khu du lịch sinh thái suối Hoa; khu nghỉ dưỡng hồ Vũ Lăng; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mỏ Nhài; khu du lịch núi Nà Lay; khu du lịch nghỉ dưỡng xã Tân Hương; khu vui chơi thung lũng hoa Trấn Yên; khu du lịch sinh thái rừng nghiến nguyên sinh trên địa bàn xã Bắc Quỳnh…

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tiếp tục tổ chức xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, đồng thời kêu gọi nguồn vốn từ xã hội hóa cho hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, nông nghiệp và sinh thái.

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanhDu khách đến với Bắc Sơn tham gia các hoạt động trải nghiệm như chèo thuyền SUP tham quan cảnh quan thiên nhiên

Bà Dương Thị Thép, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để thu hút đầu tư phát triển du lịch, huyện Bắc Sơn đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Cùng đó, UBND huyện đang tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch huyện Bắc Sơn giai đoạn 2024 – 2030, tầm nhìn 2045; triển khai lập Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với những giải pháp phát triển du lịch đã, đang và sẽ triển khai, huyện Bắc Sơn đang phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, với việc tập trung, hướng đến phát triển du lịch xanh, huyện Bắc Sơn đang từng bước trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanh

“Khi nghe thông tin về Lễ hội “Mùa vàng Bắc Sơn” năm 2024, tôi và các bạn đã đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động được tổ chức tại lễ hội như tham gia chèo thuyền SUP, bay dù lượn trên cách đồng xã Bắc Quỳnh… Cùng đó là tham quan và khám phá một số điểm du lịch như hang KeengTao (nằm trên địa bàn thôn Hoan Trung 1, xã Chiến Thắng, Bắc Sơn) với chiều dài trên 300m và hiện vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, kỳ ảo, gây ấn tượng đặc biệt với chúng tôi. Chắc chắn, tôi sẽ giới thiệu và cùng với nhiều người bạn khác sẽ đến với huyện Bắc Sơn thêm nhiều lần nữa để trải nghiệm các hoạt động du lịch đặc sắc của nơi đây…” – Anh Alex Sheal – khách du lịch Mỹ

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanh

“Những năm qua, Huyện đoàn Bắc Sơn đã chỉ đạo đoàn thanh niên các xã, thị trấn xây dựng các video clip về hoạt động du lịch trải nghiệm ở những điểm du lịch của Bắc Sơn và đưa lên mạng xã hội nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Bắc Sơn đến du khách trong và ngoài nước. Song song với đó, Huyện đoàn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên phát triển một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch như: mô hình trồng nho hạ đen tại xã Long Đống, mô hình kinh doanh Homestay du lịch cộng đồng tại xã Bắc Quỳnh, mô hình vườn quýt tại xã Vũ Sơn và Nhất Hòa…” – Anh Dương Mạnh Huy, Bí thư huyện Đoàn Bắc Sơn.

TK (Theo Baolangson.vn)



Nguồn: https://baophutho.vn/bac-son-chu-trong-phat-trien-du-lich-xanh-221413.htm

Cùng chủ đề

Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình Làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Đình gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ "Đinh”.Đình được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh...

Đổi mới sản phẩm để hút khách du lịch

Thời gian qua, việc phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm mà huyện Hữu Lũng thực hiện để thu hút du khách.Nhiều sản phẩm du lịch ở Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) được đa dạng hóa và đổi mới đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự chú ý của du khách. Chị Lê...

“Đánh thức” tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.Sân golf Tân Thái...

Tập huấn giới thiệu, quảng bá trà Đất Tổ

Ngày 22/10, tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, Sở VH-TT&DL tổ chức chương trình tập huấn giới thiệu, quảng bá trà Đất Tổ gắn với phát triển du lịch xã Long Cốc năm 2024.Lãnh đạo Sở VH-TT&DL phát biểu khai mạc chương trình.Tham gia tập huấn có 20 học viên là đại diện các hợp tác xã, cơ sở sản xuất chè, homestay trên địa bàn xã Long Cốc. Tại đây, các học viên đã được thực hành...

Khả Cửu giữ gìn nét đẹp văn hóa Mường

Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn có 86% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Cùng với tiếng nói, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động...thì nghệ thuật trình diễn dân gian và các giá trị văn hoá độc đáo khác đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng có. Những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Mường nơi đây đã và đang được bảo tồn, phát huy giá trị trong...

Cùng tác giả

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

Phải thắng U.17 Myanmar để săn vé đi tiếp

U.17 Việt Nam quyết đấu Sau trận hòa 0-0 với U.17 Kyrgyzstan trong ngày ra quân, U.17 Việt Nam đang đứng nhì bảng I vòng loại U.17 châu Á 2025. Trên sân vận động Phú Thọ tối 23.10, đội chủ nhà đã tạo ra nhiều cơ hội, nhưng không thể dứt điểm thành bàn để lấy trọn 3 điểm. Khả năng dứt điểm trở thành nỗi lo mà HLV Cristiano Roland cùng học trò phải khắc phục. Ở lượt...

Trao giải cho các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao giải Chương trình Bình chọn các...

Quảng Ninh sắp thành lập thành phố Quảng Yên

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định số 3033/QĐ- UBND ngày 21/10/2024 về việc uỷ quyền cho thị xã Quảng Yên xây dựng Đề án thành lập các phường Hiệp Hoà, Tiền An thuộc thị xã và nâng cấp Quảng Yên lên thành phố.Theo Quyết định số 3033/QĐ-UBND, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức giao quyền cho UBND thị xã Quảng Yên đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng đề án, bao gồm việc thành lập 2 phường Hiệp...

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền tránh bão Trà Mi

Để ứng phó với cơn bão Trà Mi (bão số 6), tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi lên phương án sơ tán dân và kêu gọi tàu thuyền tránh bão.Theo đó, tỉnh Quảng Nam sẽ di dời 212.000 người nếu bão mạnh và di dời 396.000 người đối với siêu bão. Người dân sẽ được sơ tán đến ở xen ghép các nhà kiên cố hoặc sơ tán tập trung đến các cơ quan công sở, trường học.Về tình hình...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh sắp thành lập thành phố Quảng Yên

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định số 3033/QĐ- UBND ngày 21/10/2024 về việc uỷ quyền cho thị xã Quảng Yên xây dựng Đề án thành lập các phường Hiệp Hoà, Tiền An thuộc thị xã và nâng cấp Quảng Yên lên thành phố.Theo Quyết định số 3033/QĐ-UBND, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức giao quyền cho UBND thị xã Quảng Yên đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng đề án, bao gồm việc thành lập 2 phường Hiệp...

Ngành du lịch phục hồi sau lũ

Dừng tổ chức lễ hộiTrước tình hình cấp bách đó, tỉnh quyết định cho dừng Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2024, khi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nhất là Lễ hội Thành Tuyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tất cả các dịch vụ...

Đặc sắc lễ Thần Nông đình làng Dọc

Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (đời vua Khải Định triều Nguyễn và được vua ban sắc phong). Đình Làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành hoàng làng còn thờ ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Đình gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ "Đinh”.Đình được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.Cộng đồng dân...

Du lịch ở đỉnh Pha Đin

Khu du lịch sinh thái “Pha Đin Pass” xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.Du khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Pha Đin Top.Đèo Pha Đin nằm trên cung đường quốc lộ 6 huyết mạch nối liền hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, thuộc địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên), nơi có nhiều...

Đoàn đại biểu Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng

Ngày 23/10, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Đoàn đại biểu Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 do đồng chí Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) làm Trưởng đoàn đã tổ chức Lễ dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.Vụ Trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL), Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Kiều Thúy Nga kính báo những...

Đưa Ninh Bình trở thành trường quay quy mô lớn

Đường vào Tam Cốc. (Ảnh: NGUYỄN SIN)Với nhiều lợi thế về phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, Ninh Bình có thế mạnh để trở thành phim trường cho các đoàn làm phim lớn. Những lợi thế này đang dần trở thành hiện thực khi Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh (VFCD) chính thức ký...

Đổi mới sản phẩm để hút khách du lịch

Thời gian qua, việc phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm mà huyện Hữu Lũng thực hiện để thu hút du khách.Nhiều sản phẩm du lịch ở Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) được đa dạng hóa và đổi mới đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự chú ý của du khách. Chị Lê...

“Đánh thức” tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.Sân golf Tân Thái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất