Powered by Techcity

Chủ động ứng phó với thiên tai


Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình thiên tai ở Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các cấp, các ngành của tỉnh luôn chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống từ sớm, từ xa với phương châm “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Chủ động ứng phó với thiên tai

Bờ, vở sông tả Thao thuộc khu dân cư Cao Bang, xã Thanh Minh và khu dân cư Lê Đồng, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ bị sạt lở nghiêm trọng đã được đầu tư kè khẩn cấp cuối năm 2023.

Diễn biến cực đoan

Phú Thọ là tỉnh trung du, miền núi địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, nhiều khu vực đồi núi, vùng sâu, vùng xa; hạ tầng giao thông đi qua nhiều vùng có địa hình hiểm trở, nhiều tuyến đường bị cô lập, sạt lở, sạt trượt khi có mưa lũ xảy ra gây khó khăn cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Hơn nữa, một số hình thái thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa lớn ngày càng cực đoan, diễn biến bất thường với cường độ lớn, phạm vi hẹp, nên khó khăn cho công tác dự báo, cảnh báo cũng như công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN), năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 đợt thiên tai gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương với tổng thiệt hại ước tính 41,5 tỷ đồng.

Cụ thể: Thiên tai đã làm 1 người chết, 1 người bị thương; đổ sập 2 nhà, tốc mái, hư hỏng 691 nhà; hư hại 25 điểm trường, 8 phòng học, 4 cơ sở y tế, 5 công trình văn hóa, 1 di tích lịch sử văn hóa; hư hỏng 1.105ha lúa, 752,3ha hoa và rau màu, 1ha cây trồng lâu năm, 20ha cây trồng hàng năm, 45ha cây ăn quả tập trung, 110ha rừng; làm chết 3 con gia súc, 200 con gia cầm, tràn vỡ 40,5ha ao cá; hư hỏng 585m kênh mương, 6.920m bờ vở sông, 2.000m kè, 4 cống qua đê; sạt lở 2.550m3 đất đường giao thông, 40m đường giao thông; 1 trạm biến áp bị cháy, 42 cột điện bị gãy đổ; hư hỏng 2 trụ sở cơ quan, 1 nhà xưởng; đổ 3.507m tường rào và một số thiệt hại khác.

6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra 7 đợt mưa dông gây thiệt hại: Làm 1 người chết do bị nước cuốn trôi, 3 người bị thương; 1.098 nhà bị hư hỏng, tốc mái; hư hỏng 14 nhà văn hóa, 60 trường học, 6 cơ sở y tế, 11 trụ sở cơ quan, 15 nhà xưởng; hư hỏng 350,2ha lúa, 624,4ha rau màu; gãy, đổ 227,5ha cây lâu năm, 201,8ha chuối, 1ha cây hồng không hạt; làm chết 2.100 con gia cầm; cháy 1 trạm biến áp; đổ 3 cột viễn thông, 1 cột điện cao thế, 211 cột điện hạ thế, 3.767m tường rào và một số thiệt hại khác. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 58,4 tỷ đồng.

Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ có thể cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,0oC; lượng dòng chảy trên các sông trong tỉnh khả năng ở mức thấp hơn TBNN 10-30%, riêng sông Bứa khả năng cao hơn TBNN 20-40%; lượng mưa trên các khu vực trong tỉnh từ tháng 8 đến tháng 9 phổ biến ở mức cao hơn từ 10-30% so với TBNN.

Từ tháng 6 đến tháng 8, nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt, mực nước các sông có dao động mạnh do là các tháng chính vụ mùa lũ.

Thanh Sơn là huyện miền núi nên các sông, suối nhỏ chảy qua có độ dốc lớn, khi mưa to kéo dài thường xảy ra lũ ống, lũ quét, lưu lượng dòng chảy lớn, sức tàn phá khó lường.

Đồng chí Phùng Minh Dũng – Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Trước dự báo tình hình thiên tai năm nay, huyện đã chủ động xây dựng phương án với phương châm “ba sẵn sàng” và “bốn tại chỗ”. Trong đó, lấy công tác phòng là chính, từ ứng phó đến hành động sớm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản.

Các địa phương chủ động chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện cho từng trọng điểm PCTT, vùng thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống, ngập lụt, chuẩn bị các phương án sơ tán dân. Đồng thời chú trọng tăng cường công tác thông tin cảnh báo, dự báo, đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt; kịp thời khắc phục hậu quả nếu có thiên tai xảy ra.

Chủ động với mọi tình huống, khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tỉnh và các địa phương nhanh chóng triển khai các phương án, tổ chức ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ” để giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo sinh hoạt cho người dân, thực hiện hỗ trợ theo quy định.

Chủ động ứng phó với thiên tai

Khi có tình huống mưa lũ xảy ra xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn luôn chủ động cắt cầu phao để đảm bảo an toàn cho Nhân dân.

Chủ động ứng phó

Diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan, khó dự báo, do đó, việc phòng, chống thiên tai ngày càng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thiệt hại do những đợt thiên tai gây ra là hết sức nặng nề, cần rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức mới khắc phục được. Trước tình hình đó, cấp ủy và chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng Nhân dân tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định cuộc sống.

Với quan điểm, mục tiêu “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương đã được kiện toàn, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành hoạt động PCTT&TKCN.

Các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai; nâng cao năng lực, tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác PCTT. Chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai được nâng cao; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống ứng phó thiên tai được tăng cường.

Công tác thường trực, trực ban và báo cáo công tác PCTT&TKCN được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng quy định. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định, các kế hoạch, phương án PCTT đã được ban hành; xây dựng các phương án bảo vệ trọng điểm; kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi, PCTT.

Công tác chỉ huy ứng phó và tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện kịp thời, đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân; đồng thời rà soát, đầu tư nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của các công trình PCTT, đặc biệt là các công trình đê điều, hồ đập, bảo vệ tốt hệ thống rừng phòng hộ… đã góp phần quan trọng nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai.

Khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tại địa phương đã chủ động tổ chức ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ” để giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo sinh hoạt cho người dân, thực hiện hỗ trợ theo quy định.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, công tác PCTT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác PCTT còn thiếu đồng bộ; hệ thống các công trình hồ đập, kênh mương, cống… được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp.

Nhiều công trình, dự án liên quan hoặc được lồng ghép về nhiệm vụ PCTT trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện, tuy nhiên, do nguồn kinh phí bố trí còn hạn chế, tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài…

PCTT là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, thiết thực góp phần bảo vệ cuộc sống người dân và những thành quả phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành chức năng thì điều quan trọng là mỗi người dân, cộng đồng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, chủ động theo dõi thông tin thời tiết để có biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng dân cư.

Đồng chí Nguyễn Hùng Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết: Theo dự báo, thời tiết năm nay vẫn tiếp tục diễn biến bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bởi vậy công tác PCTT&TKCN là nhiệm vụ cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng từ tỉnh đến địa phương. Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, các địa phương, đơn vị cần xây dựng phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể trên cơ sở bám sát thực tiễn, đặc biệt quan tâm đến phương án phòng, chống ứng phó với các hình thái thiên tai nguy hiểm như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình liên quan đến PCTT, các công trình có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn; bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra công trình trước, trong và sau thiên tai; chuẩn bị vật tư tại chỗ, bố trí lực lượng sẵn sàng huy động khi cần thiết. Thực hiện công tác quản lý đầu tư, xây dựng và duy tu các công trình đê điều, hồ đập, công trình PCTT theo đúng quy định; huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCTT…

Anh Thơ



Nguồn: https://baophutho.vn/chu-dong-ung-pho-voi-thien-tai-215587.htm

Cùng chủ đề

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Hình tượng con rắn trong văn hóa Việt

Với người Việt, con rắn hiện diện trong kho tàng văn hóa dân gian lại được sáng tạo một cách đa dạng, sinh động với những biến thể khác nhau, từ hệ thống tên gọi - giống như cách gọi chung theo đặc tính sinh tồn và dáng vóc của con rắn như hổ mang, hổ châu, rắn ráo, rắn lục, rắn chuông..., còn là những cái tên mang tập tục hay phương ngữ địa phương như chằn tinh,...

Hiệu quả mô hình “Dân vận khéo”

Những ngày này, trên tuyến đường trục chính khu Thanh Hà, xã Võ Miếu, Thanh Sơn nối liên khu với chiều dài trên 2,3km, người dân đang khẩn trương đốn hạ cây cối, hiến thêm đất 2 bên đường để bàn giao mặt bằng cho địa phương tiến hành nâng cấp, mở rộng lòng, lề đường.Nhờ làm tốt công tác dân vận, đoạn đường nằm trên trục chính khu Thanh Hà đi liên khu đã được giải phóng mặt...

Tháo gỡ “rào cản” để đạt mục tiêu

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanhTrồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ rừng góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, để tiếp tục chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang...

Cùng tác giả

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Cùng chuyên mục

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy và tích trữ dành cho tưới dưỡng, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 02/CĐ-TL-VHTT ngày 4/2 về việc Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.Ảnh minh họaTheo đó, đợt 2 lấy nước sẽ thực hiện theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát...

Đồng USD mạnh gây áp lực lên chứng khoán châu Á

Đòn thuế quan bất ngờ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy đồng USD tăng giá mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á vốn đang chật vật trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.Đồng USD. (Ảnh: THX/TTXVN)Đòn thuế quan bất ngờ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy đồng USD tăng giá mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á vốn đang chật vật trong bối cảnh tăng...

Lập kỷ lục mới, giá vàng trong nước lên ngưỡng 90,6 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa sáng 4/2, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 800.000 đồng mỗi lượng và lập kỷ lục mới ở ngưỡng 90,6 triệu đồng còn vàng nhẫn cũng tăng 700.000 đồng.Một điểm giao dịch vàng tại Hà Nội. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng tăng mạnh phiên mở cửa sáng nay (4/2), trong khi tỷ giá trung tâm cũng cộng thêm 35 đồng.Tại thời điểm 9 giờ, Công...

Rừng Đất Tổ xanh mãi

“Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ kính yêu đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về, Tết trồng cây thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần phát triển rừng bền vững,...

Cháy 2ha rừng ở Tam Nông

Khoảng 21 giờ ngày 2/2/2025, tại đồi Càng Cua, khu 20, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông đã xảy ra cháy. Ngay sau khi xảy ra cháy, UBND huyện đã huy động 150 người gồm các lực lượng công an, Ban CHQS, xã Vạn Xuân, Thọ Văn, Lam Sơn tham gia chữa cháy.Khu vực xảy ra cháy tại đồi Càng Cua, khu 20, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.Đến khoảng 22 giờ 15 phút, các đám cháy đã được...

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Điểm sáng trong “bức tranh” thương mại, dịch vụ

Năm 2024, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh có nhiều khởi sắc, tăng trưởng khá; mạng lưới phân phối hàng hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để...

Tin nổi bật

Tin mới nhất