Powered by Techcity

chiếc ghế gắn kết cộng đồng


K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi, ma chay, thực hiện các nghi lễ truyền thống. Ghế K’pan không chỉ là vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình mà còn là thước đo về sự giàu có, là biểu hiện của tình bằng hữu, sự gắn kết của cộng đồng buôn làng.

K’pan - chiếc ghế gắn kết cộng đồng

Du khách tìm hiểu về chiếc ghế K’pan được trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk.

Theo các già làng người Ê Đê ở Đắk Lắk, K’pan là chiếc ghế độc lập, được đẽo từ nguyên thân một cây gỗ. Người Ê Đê hay dùng cây gòn rừng, cây sao và cây dầu nước để làm ghế K’pan. Thông thường, ghế K’pan có độ dài từ 10-15 m, rộng khoảng 60-70 cm, dày khoảng 8 cm, hơi cong hai bên đầu, có hai hoặc ba chân đỡ, cao hơn 40 cm nhằm tạo dáng vẻ mềm mại và vững chắc khi ngồi.

Theo nghệ nhân Y Rai Byă, 73 tuổi, ở xã vùng sâu Cư Pui, huyện Krông Bông, để làm được một chiếc ghế K’pan, trước hết gia chủ phải có kinh tế khá giả. Một gia đình không thể làm được mà cần có sự giúp sức của cả buôn làng. Ban đầu, gia đình muốn làm K’pan phải tiến hành họp bàn với họ hàng để thống nhất ý kiến, dự trù kinh phí, vật tư, con người…

Vài ngày sau, chủ nhà, họ hàng cùng thầy cúng mang theo một ché rượu cần, một con heo nhỏ vào rừng khảo sát tìm một cây có thân to, đẹp, ít cành và thẳng đứng, nhất là không có tổ chim, tổ kiến để chọn. Sau khi chọn được cây, gia chủ đặt các lễ vật dưới gốc cây tiến hành làm lễ cúng xin thần rừng, thần đất và thần cây cho phép gia đình được chặt hạ cây xuống.

Khi làm lễ cúng xong, đợi 7 ngày sau, nếu buôn làng không có điều gì bất trắc xảy ra thì gia chủ mới kêu gọi khoảng 7-10 thanh niên có sức khỏe, khéo tay trong buôn mang theo rìu vào rừng hạ cây đã chọn. Ðể hạ và đẽo thành một chiếc K’pan, thông thường người Ê Đê phải mất từ 10-15 ngày ăn ngủ trong rừng. Người chủ phải lo đủ thịt lợn, gà, rượu, gạo… phục vụ cho bà con ăn uống trong những ngày làm K’pan.

Trong ngày làm lễ rước K’pan, chủ nhà ăn mặc tươm tất, chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng cúng như: 1 con trâu lớn, 7 ché rượu cần, cơm lam, chén tiết canh lợn… Mức độ lớn nhỏ của lễ rước K’pan tùy thuộc vào sự giàu có của mỗi gia đình.

Khi đầu K’pan chạm đến chân cầu thang, thầy cúng và chủ nhà sẽ bước ra với cây giáo, cái khiên trên tay, làm nghi thức cắm cây giáo lên đầu K’pan, đọc lời khấn xin Yàng. Việc làm này có ý nghĩa xua đuổi tà ma ra khỏi chiếc K’pan và xin thần linh cho phép chủ nhà được sử dụng ghế K’pan.

Ở trong nhà, K’pan được đặt vào gian khách, dọc theo bức vách bên phải ngôi nhà. Lúc này không ai được ngồi lên K’pan. Thầy cúng liền dắt tay chủ nhà leo lên, leo xuống trên K’pan 3 lần. Đây là biểu hiện của sự thuần hóa, từ nay chủ nhà sẽ là chủ nhân mới của K’pan. Sau đó, những người khác mới được ngồi lên K’pan. Cùng lúc đó, tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng làm lễ khấn báo thần linh rằng K’pan đã có chủ.

Ngày nay, cuộc sống của người Ê Đê ở các buôn làng Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, về các buôn làng, trong nhiều ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê vẫn còn đó những chiếc trống, bộ cồng chiêng và nhất là K’pan được ví như chiếc ghế gắn kết cộng đồng mà đồng bào Ê Đê luôn trân trọng gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau biết được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Theo Công Lý/nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/k-pan-chiec-ghe-gan-ket-cong-dong-225299.htm

Cùng chủ đề

Chung tay xoa dịu nỗi đau

Nhằm chia sẻ những mất mát với các gia đình có nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) phải gánh chịu, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do TNGT. Đồng thời, qua đó khuyến cáo, cảnh tỉnh mỗi người hãy xây dựng môi trường văn hóa giao thông, tuân thủ pháp luật, góp phần giảm thiểu TNGT.Đoàn...

Chương trình tình nguyện mùa đông

Chiều 24/12, Huyện đoàn - Hội LHTN - Hội đồng Đội huyện Thanh Sơn triển khai thực hiện Chương trình tình nguyện mùa đông - Xuân tình nguyện năm 2025 và chương trình công tác Dân vận tại xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn.Huyện đoàn - Hội LHTN - Hội đồng Đội huyện Thanh Sơn bàn giao Nhà Nhân ái và tặng quà cho gia đình em Phùng Sinh Lợi.Tại chương trình, Ban tổ chức đã bàn giao “Nhà...

Ký ức xanh ngời…

Ngày hội trường, cậu bạn từ miền Trung cũng ra kịp chuyến tàu chiều để sáng hôm sau từ Hà Nội về thăm trường cũ. Mọi khi ồn ào thế, mọi khi "ăn sóng, nói gió” thậm chí có cả chút bặm bụi công trường. Thế mà lần này... Cứ nhìn bạn đứng nép bên cô giáo chủ nhiệm đã gần 80 tuổi để chụp ảnh thì biết, như một cậu học trò nhỏ ngày nào, mới vào học...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em là những nội dung trọng tâm của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Triển khai dự án, Hội LHPN huyện Tân Sơn đã tập trung tổ chức thành lập và duy trì hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng với các thành viên...

Đồng Sơn vươn mình

Trên cung đường về xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi, vươn lên của đồng bào nơi đây. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa bảo đảm nhu cầu đi lại, giao thương của bà con; nhiều công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa khu dân cư được xây dựng khang trang; người dân được hỗ trợ xây nhà...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Cùng chuyên mục

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Đề xuất công ty du lịch Đà Nẵng uy tín năm 2025

Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương hiệu hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.Trong suốt những năm qua, DANAGO không chỉ duy trì vị trí TOP 1 trong danh sách các công ty du lịch Đà Nẵng hàng đầu, mà còn nỗ lực phát...

Bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” tại Yên Lập

Ngày 26/12, Viettel Phú Thọ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” cho gia đình anh Đinh Văn Lương - Bí thư Chi đoàn khu Hon, xã Xuân An, huyện Yên Lập.Đại diện lãnh đạo Viettel Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” cho anh Đinh Văn Lương.Gia đình anh Lương thuộc diện hộ nghèo với 7 nhân khẩu, bố mẹ anh già yếu, thường...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

Chung tay xoa dịu nỗi đau

Nhằm chia sẻ những mất mát với các gia đình có nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) phải gánh chịu, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do TNGT. Đồng thời, qua đó khuyến cáo, cảnh tỉnh mỗi người hãy xây dựng môi trường văn hóa giao thông, tuân thủ pháp luật, góp phần giảm thiểu TNGT.Đoàn...

Ra mắt phim điện ảnh “Kính Vạn Hoa”

Bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ra mắt khán giả cả nước. Phim có sự tham gia của cả ê kíp diễn viên của bản truyền hình năm xưa và lứa diễn viên mới ngày nay.Phim có cảnh quay đẹp, nên thơ. (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp)Dàn diễn viên từng đóng bản truyền hình năm 2005 bao gồm Ngọc Trai (Quý Ròm), và Vũ Long...

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên

Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của các thế hệ. Xác định được mục tiêu đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp, đưa hoạt động này đi vào...

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Tháng hành động Quốc gia về Dân số (1/12-31/12) và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024 được phát động trên cả nước với chủ đề: Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Mục đích của Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng...

Tăng cường khuyến sinh để người dân không ngại sinh con

Mức sinh giảm, tốc độ già hóa dân số nhanh còn tạo áp lực lớn cho hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi, nhân lực và chi phí lớn để chăm sóc người cao tuổi.Nhân viên y tế cho trẻ uống vitamin AViệt Nam đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp, thậm chí thấp nhất trong lịch sử từ trước đến nay vào năm 2023 khi mức sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ và dự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất