Powered by Techcity

Chi trả dịch vụ môi trường rừng


Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ, phát triển rừng bởi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và xã hội hóa cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người trồng, quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách này.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nhờ chính sách chi trả DVMTR, gia đình ông Triệu Văn Xuân ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn có thêm điều kiện tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 180.000ha diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng. Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, kinh phí hàng năm do Nhà nước hỗ trợ ngành Lâm nghiệp của tỉnh còn hạn chế, do vậy công tác bảo vệ, phát triển rừng gặp khó khăn. Từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở, người dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên, diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn. Công tác quản lý chi tiêu tiền DVMTR được cộng đồng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Về xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến màu xanh trên những cánh rừng nơi đây. Xã hiện có trên 7.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng phòng hộ hơn 1.100ha, rừng đặc dụng gần 4.000ha, còn lại là rừng sản xuất. Những năm gần đây, ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân trong xã được nâng lên, các hộ dân đều tích cực tham gia bảo vệ rừng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các cánh rừng, anh Nguyễn Đình Hoàng – Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Xuân Đài cho biết, nhờ có sự tham gia bảo vệ của người dân mà những cánh rừng trên địa bàn xã Kim Thượng và Xuân Đài do Trạm quản lý ngày càng phát triển xanh tốt. Trước đây, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã Kim Thượng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ý thức của người dân còn hạn chế, trên địa bàn xã vẫn xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép. Khi chính sách chi trả DVMTR đi vào cuộc sống, trở thành động lực để người dân tích cực chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhờ làm tốt việc bảo vệ nên những cánh rừng của xã ngày càng phát triển xanh tốt.

Chính sách chi trả DVMTR đã thu hút lực lượng lao động lớn trong cộng đồng, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có 28 hộ, nhóm hộ nhận khoán thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn; xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn; xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa được hưởng lợi từ DVMTR và các lợi ích khác từ rừng mang lại.

Để phát huy hiệu quả nguồn kinh phí DVMTR, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Quỹ. Thực hiện công tác nghiệm thu, thanh quyết toán tiền chi trả DVMTR cho các đơn vị cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát diện tích rừng cung ứng DVMTR làm cơ sở thanh toán tiền DVMTR. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án trồng rừng thay thế, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, trồng rừng cảnh quan… Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.

Cùng với đó, hàng năm Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hộ nhận khoán đẩy mạnh tuần tra, bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn. Qua kiểm tra, các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt việc nghiệm thu, giải ngân, thanh toán tiền DVMTR đúng đối tượng, chi trả đầy đủ số tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Hàng năm tổng số tiền chi trả DVMTR theo các quyết định được UBND tỉnh phê duyệt khoảng 200 triệu đồng.

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, nhận thức của người dân về quản lý, bảo vệ rừng, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Hoàng Hương



Nguồn: https://baophutho.vn/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-217153.htm

Cùng chủ đề

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng

Ngày 28/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm Yên Lập tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cho 40 học viên là cán bộ kỹ thuật, kiểm lâm địa bàn các Hạt kiểm lâm Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Phú Lâm, Tam Nông, Thanh Thủy.Tại buổi tập huấn, các học viên được phổ biến, hướng dẫn những điểm mới của Thông...

Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế lâm nghiệp

Những năm qua, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.Lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn tuyên truyền...

Lễ cưới, hỏi truyền thống của người Bru

Theo sự biến động của thời gian, cuộc sống của đồng bào Bru - Vân Kiều đã có nhiều thay đổi, từ cách ăn mặc cho đến các tập tục sinh hoạt. Tuy nhiên, ở một số bản làng của người Bru - Vân Kiều sống dọc theo dãy núi Trường Sơn vẫn còn duy trì lễ cưới, hỏi mang đậm nét văn hóa truyền thống với quan niệm đầy ý nghĩa.Theo truyền thống của người Bru - Vân...

Giữ rừng bằng hương ước

Hương ước, quy ước có vai trò quan trọng, là thiết chế tự quản trong đời sống đồng bào DTTS. Việc phát huy tốt vai trò của hương ước, quy ước thôn bản góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư, tăng thêm tinh thần gắn kết cộng đồng, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho đồng bào DTTS, đặc biệt trong việc giữ và bảo vệ rừng.Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham...

Cùng tác giả

Quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích

Trên địa bàn tỉnh hiện có 328 di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia, 254 di tích cấp tỉnh. Việc khuyến khích, động viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của người trực tiếp trông coi, bảo vệ di tích là rất cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho di tích, gìn giữ di vật, cổ vật và đồ...

Tạo động lực phát triển từ chính sách khuyến công

Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thời gian qua, các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ. Chương trình khuyến công giúp các cơ sở có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng...

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Cùng chuyên mục

Tạo động lực phát triển từ chính sách khuyến công

Nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thời gian qua, các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ. Chương trình khuyến công giúp các cơ sở có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng...

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Dầu cọ gai Sông Thao

Nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, xã Văn Bán có nhiều diện tích đất trồng cây cọ gai - loài cây đặc trưng của vùng Đất Tổ. Những năm trước, sản phẩm quả cọ của người dân trong xã và những xã lân cận chỉ được thu hái sơ chế, bán theo dạng nguyên liệu thô, nên hiệu quả kinh tế không cao.Nhận thấy đây là nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực phẩm, gia đình...

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Để có cơ sở pháp lý thực hiện các thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo kịp thời việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, dự kiến, tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị thông qua danh mục dự án thu hồi đất; danh mục dự án chuyển mục đích...

Hướng tới mục tiêu đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an cư lập nghiệp”, xóa tình trạng “du canh du cư” là chủ trương lớn, xuyên suốt được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện.Tại tỉnh Phú Thọ, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện dự án hỗ trợ đất...

Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cả nước ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Phú Thọ dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng sản xuất ngành chế biến, chế tạo.Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực...

Phát huy hiệu quả tín dụng ưu đãi trong giảm nghèo

Trong những thành tựu tiêu biểu ở Phú Thọ - miền đất thiêng nguồn cội của dân tộc, có công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội với những kết quả rất tích cực, toàn diện.Đó là việc tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án sinh kế, phát triển các mô hình kinh tế, tạo động lực giúp nông thôn khởi sắc, nhân dân cải thiện đời sống. Cụ thể, năm 2023, tỷ...

Phú Thọ dẫn đầu cả nước về tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Phú Thọ dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng.Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội được Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/12, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất